Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: “Tôi sẽ làm bản tự kiểm điểm gửi Thủ tướng”
Chiều nay (7/11), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân tiếp tục trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Ông đã nói nhận khuyết điểm về một nội dung và cho biết sẽ làm bản tự kiểm gửi Thủ tướng Chính phủ để nhận trách nhiệm.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân (ảnh IT).
Trong phần chất vấn, ĐBQH Hà Thị Lan (Bắc Giang) đã nói: Quyết định số 402 của Thủ tướng ngày 14/3/2016 phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới. Thủ tướng đã xác định tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức tương ứng với tỷ lệ dân số.
“Nhưng đến nay gần 4 năm Bộ Nội vụ chưa có văn bản, thông tư để hướng dẫn thực hiện. Mặt khác, trong Đề án phát triển kinh tế – xã hội, vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2020-2021 đến 2030 trình Quốc hội tại kỳ họp này tiếp tục đề xuất chính sách này. Vậy đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ tính khả thi của chính sách này?”, ĐB Lan chất vấn.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã nói: Đây là lần thứ hai thay mặt Bộ Nội vụ, tôi xin nhận khuyết điểm trước Thủ tướng. Đây là một quyết định về chính sách đối với cán bộ người dân tộc được ban hành từ tháng 3/2016, Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ 8 nhiệm vụ, hiện còn 4 nhiệm vụ chưa làm. “Tôi xin báo cáo, sẽ làm bản tự kiểm điểm gửi Thủ tướng trong tháng 12/2019 để nhận trách nhiệm về vấn đề này. Đây là thiếu sót của Bộ Nội vụ, trong đó có trách nhiệm của Bộ trưởng.
Một quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách như vậy mà chúng tôi chưa ban hành chính sách, chưa có phối hợp với Bộ Tài chính để lập kinh phí thực hiện; chưa có tổng hợp báo cáo hàng năm; đề án xây dựng đào tạo bồi dưỡng cán bộ của người dân cũng chưa có, khuyết điểm này phải được kiểm điểm đến nơi, đến chốn”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thẳng thắn.
Theo danviet
Video đang HOT
177 phường của thành phố Hà Nội sẽ thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân
Sáng 29-10, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội.
Hà Nội thí điểm không tổ chức HĐND nhiệm kỳ 2021-2026 tại 117 phường
Trình bày về Tờ trình dự thảo nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nêu rõ: Xuất phát từ những cơ sở lý luận, thực tiễn và cơ sở chính trị, pháp lý, việc trình Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021- 2026 là cần thiết, để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc từng bước đổi mới mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, đáp ứng những đòi hỏi từ thực tiễn quá trình phát triển và yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và chính quyền đô thị trên cả nước nói chung.
Theo Tờ trình, Chính phủ trình Quốc hội ban hành dự thảo Nghị quyết để thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND tại tất cả các phường (177 phường) thuộc 12 quận và thị xã Sơn Tây của thành phố Hà Nội.
Quy định việc thực hiện thí điểm việc không tổ chức HĐND phường tại Hà Nội bắt đầu từ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo đó, tại những phường nơi thực hiện thí điểm, HĐND phường chấm dứt hoạt động khi nhiệm kỳ 2016 - 2021 kết thúc.
Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, khi thực hiện thí điểm thì mô hình tổ chức chính quyền địa phương các cấp của thành phố Hà Nội đã có sự phân biệt giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn. Cụ thể: Đối với chính quyền đô thị (khu vực nội thành, nội thị), sẽ thực hiện thí điểm chính quyền đô thị hai cấp, là cấp chính quyền thành phố Hà Nội và cấp chính quyền quận, thị xã (đều có HĐND và UBND). Theo đó, mô hình tổ chức cấp chính quyền của thành phố Hà Nội và quận, thị xã cơ bản như hiện nay, nhưng có đổi mới các cơ quan chuyên môn trực thuộc phù hợp với tính chất đô thị; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền cấp thành phố cho chính quyền cấp quận, thị xã.
Đối với chính quyền nông thôn (huyện, xã), giữ nguyên mô hình chính quyền nông thôn 3 cấp, đó là cấp chính quyền thành phố Hà Nội và cấp chính quyền huyện, thị xã và cấp chính quyền xã (đều có HĐND và UBND). Mô hình tổ chức cấp chính quyền của thành phố Hà Nội và huyện, thị xã, xã, thị trấn cơ bản như hiện nay, nhưng có rà soát để thực hiện các giải pháp nhằm củng cố cấp chính quyền tại các xã, thị trấn thuộc các huyện và các xã thuộc thị xã Sơn Tây theo quy định của pháp luật.
Toàn cảnh phiên họp sáng 29-10. Ảnh: TTXVN.
Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban này tán thành với việc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết.
Chủ nhiệm Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh: Việc Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm không tổ chức HĐND phường trong năm 2019 không chỉ thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị mà còn tạo sự chủ động cho Chính phủ và chính quyền thành phố Hà Nội trong việc chuẩn bị nhân sự và tổ chức Đại hội đảng bộ cấp phường nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiến tới bầu cử HĐND các cấp và kiện toàn UBND phường nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do đó, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với nội dung, phạm vi, mục tiêu và quan điểm thực hiện thí điểm như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.
Đề nghị giữ nguyên tên gọi UBND phường khi thực hiện thí điểm
Sau đó, thảo luận tại tổ về nội dung này, các đại biểu cũng cơ bản tán thành với việc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021- 2026.
Đại biểu Đào Tú Hoa (Đoàn TP Hà Nội) cho rằng, việc xây dựng Nghị quyết về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021- 2026 là cần thiết, kịp thời, thể chế hóa kết luận của Bộ Chính trị về Đề án chính quyền đô thị TP Hà Nội. Đây là nội dung lớn, quan trọng, mang tính chính trị xã hội sâu sắc.
Đại biểu nhất trí cao với việc giao TP Hà Nội thực hiện thí điểm này; đề nghị Quốc hội thông qua Nghị quyết tại kỳ họp thứ 8, để tạo sự chủ động cho Chính phủ và chính quyền thành phố trong việc chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng bộ cấp phường nhiệm kỳ 2020-2025 và tiến tới bầu cử HĐND các cấp và kiện toàn UBND phường nhiệm kỳ 2021-2026 của TP Hà Nội.
Các đại biểu Đoàn TP Hà Nội thảo luận tại tổ. Ảnh: THẢO NGUYỄN.
Đại biểu góp ý về mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở phường. Theo dự thảo thì 177 phường sẽ chỉ có cơ quan hành chính mà không có HĐND. Nhấn mạnh đây chính là "cánh tay nối dài" của chính quyền quận, thị xã, đại biểu nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc tổ chức 2 cấp chính quyền ở đô thị và 3 cấp chính quyền ở nông thôn của TP Hà Nội.
Về tên gọi của UBND phường khi thực hiện thí điểm, có ý kiến băn khoăn khi vẫn giữ tên gọi cơ quan hành chính ở phường khi không tổ chức HĐND là UBND sẽ không phân biệt với UBND nơi có tổ chức HĐND, mặc dù vị trí, tính chất, thẩm quyền giữa hai cơ quan hành chính này là khác nhau.
Đại biểu Đào Tú Hoa đồng ý khi thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường thì cơ quan hành chính phường vẫn gọi là UBND nhằm thực hiện đúng Kết luận số 46-KL/TW ngày 19-4-2019 của Bộ Chính trị. Mặt khác, theo đại biểu, nếu đặt tên cơ quan hành chính phường khác với tên gọi UBND thì toàn bộ dữ liệu có liên quan của thành phố Hà Nội (như chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy tờ thường trú, tạm trú của công dân...) sẽ phải thay đổi, dẫn đến sự lãng phí, tốn kém, gây khó khăn cho người dân và công tác quản lý nhà nước trên địa bàn phường.
Đồng quan điểm, đại biểu Bùi Huyền Mai (TP Hà Nội) cũng nhấn mạnh, không nên thay đổi tên gọi của UBND phường. Việc để nguyên tên gọi là thuận lợi và không làm ảnh hưởng tới các hoạt động hằng ngày khác của người dân và cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, hoạt động thí điểm được tiến hành với 177 phường, thị xã của thành phố Hà Nội nên không cần phải phân biệt giữa phường này với phường khác.
Ngoài ra, đại biểu Bùi Huyền Mai cũng đề nghị giữ nguyên quy định về trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành các quy định để kịp thời giải quyết các vấn đề chưa phù hợp phát sinh trong quá trình thực hiện của Chính phủ, kể cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Lý do đại biểu đưa ra là, nội dung Nghị quyết chủ yếu liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, chính quyền của TP Hà Nội để thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND cấp phường. Mặt khác, thời gian thực hiện thí điểm không dài, nếu thực hiện theo đúng quy trình để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết thì sẽ mất nhiều thời gian. Việc Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội để kịp thời giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh là phù hợp.
Ngoài ra, để phù hợp với nội dung, tính chất thí điểm, một số đại biểu đề nghị không nên bó hẹp thời gian thực hiện thí điểm từ năm 2021-2026 mà nên xác định thời điểm bắt đầu thực hiện thí điểm từ 2021 cho đến khi có văn bản khác thay thế hoặc chấm dứt việc thí điểm...
PHƯƠNG HẰNG
Theo QĐND Online
Thủ tướng: Xác minh thông tin người Việt tử vong trong container ở Anh Thủ tướng yêu cầu các Bộ Công an, Ngoại giao và chính quyền 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh khẩn trương xác minh thông tin về vụ 39 người chết trong container ở Anh. Chiều 26/10, trước phản ánh về vụ 39 người chết trong container tại Anh, trong đó có thể có người Việt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo như...