Bộ trưởng Lê Thành Long: Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ án lớn
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh các cơ quan thi hành án dân sự chủ động tham mưu, đề xuất phương án xử lý đối với những vụ việc được dư luận quan tâm.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. (Nguồn: TTXVN)
Chiều 27/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự năm 2020 với sự chủ trì của Bộ trưởng Lê Thành Long.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ( Bộ Tư pháp ) Nguyễn Quang Thái cho biết năm 2020, mặc dù tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tổ chức thi hành án nhưng do số thụ lý về việc và tiền giảm so với năm 2019, các cơ quan thi hành án dân sự đã tập trung, nỗ lực để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Cụ thể, các cơ quan thi hành án dân sự đã thi hành xong 576.933 việc, đạt 81,41% (tăng 2,82% so với năm 2019) với số tiền trên 53.750 tỷ đồng, tăng hơn 1.035 tỷ đồng (tăng 1,96% so với năm 2019).
Các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đã tập trung thi hành xong 363/830 việc (đạt 43,73%, tăng 65 việc so với năm 2019).
Kết quả thi hành án ngày càng thực chất, bền vững. Cơ quan thi hành án dân sự các cấp đã chủ động xác minh, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho ngân sách nhà nước. Khoản nợ của các tổ chức tín dụng, các vụ việc phức tạp, kéo dài, các vụ án lớn được tập trung chỉ đạo giải quyết, đạt kết quả cao. Thể chế ngày càng hoàn thiện, tổ chức bộ máy các cơ quan thi hành án dân sự từng bước được củng cố, kiện toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao.
Thảo luận tại hội nghị, bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính năm 2020.
Video đang HOT
Kết quả thi hành án đối với các khoản thu cho tổ chức tín dụng, các khoản bị chiếm đoạt trong vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế hiệu quả chưa cao. Hoạt động tổ chức thi hành án tại một số cơ quan thi hành án dân sự chưa thật sự hiệu quả, còn để xảy ra vi phạm, thiếu sót. Mặc dù số việc thi hành án hành chính thi hành xong đã tăng hơn nhiều so với năm 2019, song vẫn thấp so với yêu cầu.
Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho rằng công tác thi hành án dân sự trong năm 2021 sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn do thiên tai, dịch bệnh, suy thoái kinh tế toàn cầu từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Toàn ngành thi hành án dân sự cần tiếp tục thực hiện nghiêm các nhóm chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo đúng tinh thần Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội; tập trung nâng cao chất lượng, giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, các vụ án lớn , phức tạp, các vụ việc liên quan đến các khoản nợ của tổ chức tín dụng, ngân hàng và các khoản thu cho ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, các cơ quan thi hành án dân sự kịp thời tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế sau khi được Ban Bí thư ban hành, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra; phát hiện, khắc phục kịp thời những vi phạm, tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự nói chung và trong hoạt động thẩm định giá, đấu giá tài sản thi hành án nói riêng.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị toàn ngành đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn với rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức thi hành án dân sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với chủ trương nhất quán của Đảng; tăng cường hơn nữa công tác ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt chú trọng việc nâng cao hiệu quả sử dụng các phần mềm ứng dụng trong công tác chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ công tác thi hành án dân sự.
Các cơ quan tiếp tục chú trọng công tác phối hợp liên ngành từ trung ương đến địa phương, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp; chủ động nghiên cứu, tham mưu cho Bộ phát huy hơn nữa vai trò giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính; chủ động tham mưu, đề xuất phương án xử lý đối với những vụ việc thi hành án hành chính, đặc biệt là những vụ việc được dư luận, đại biểu Quốc hội quan tâm, phản ánh, những vụ việc phức tạp, kéo dài.
Bộ trưởng Lê Thành Long lưu ý các cơ quan thi hành án dân sự chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí để kịp thời thông tin, phản ánh, chia sẻ những khó khăn, thách thức của công tác này; tạo sự đồng thuận trong tổ chức thi hành án, nhất là các vụ việc phức tạp, kéo dài.
'Nguy cơ bùng phát ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng rất lớn'
Nguy cơ bùng phát ca bệnh ở Việt Nam rất hiện hữu, nguy cơ rất cao vì tình hình dịch bệnh các nước trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp.
Các công dân Việt Nam từ Đài Loan (Trung Quốc) về nước đã hoàn thành thời gian cách ly tại Sóc Trăng. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)
Việt Nam đã 65 ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng và khiến nhiều người bắt đầu xuất hiện tư tưởng chủ quan trong phòng chống dịch. Thậm chí, điều này xảy ra không chỉ người dân mà cả cán bộ làm công tác phòng chống dịch.
Trong khi đó, dịch bệnh COVID-19 vẫn hiện hữu, nguy cơ bùng phát ca ở cộng đồng rất lớn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã nhấn mạnh như vậy tại buổi lễ công bố Dự án khẩu trang vì sức khỏe Việt Nam và Bảo vệ Blouse trắng diễn ra chiều 12/11 tại Hà Nội.
Ông Tuyên chỉ rõ, hiện nay tình hình dịch COVID-19 trên thế giới diễn biến vẫn còn phức tạp, nhiều nước đang trong tình trạng dịch lây lan nhanh và rộng. Nhiều nước triển khai các biện pháp cách ly xã hội giai đoạn 2 hay công bố lệnh phong toả toàn quốc và nghiêm ngặt hơn.
Trên thế giới, làn sóng dịch thứ 2, thứ 3 đang là áp lực lớn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, mỗi ngày gần 600.000 người mắc mới, trên 10.000 ca tử vong do COVID-19 làm cho số mắc và chết tăng chóng mặt, đến nay đã gần 52 triệu ca mắc gần 1,3 triệu ca tử vong.
"Nguy cơ bùng phát ca bệnh ở Việt Nam rất hiện hữu, nguy cơ rất cao vì tình hình dịch bệnh các nước trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn có các chuyến bay đưa chuyên gia, người lao động chất lượng cao và chuyến bay giải cứu công dân về nước. Đặc biệt, biên giới giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc có nhiều đường mòn, lối mở, vấn đề giao thương đi lại khó kiểm soát...," Thứ trưởng Tuyên phân tích.
Chính vì vậy, sự tuân thủ việc đeo khẩu trang theo thông điệp 5K do Bộ Y tế kêu gọi chính là mỗi người dân đang tự bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng, nhất là đang bảo vệ các y, bác sỹ - những "người hùng tuyến đầu" chống dịch, là hành động chung tay vì sức khỏe Việt Nam.
Truyền thông khẩu trang Vì Sức khỏe Việt Nam và Bảo vệ Blouse trắng là một dự án xã hội nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng thực hiện thông điệp 5K do Bộ Y tế phát động, bao gồm: Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tụ tập, Khai báo y tế.
Phó giáo sư Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho hay Dự án với thông điệp kêu gọi người dân không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 thông qua thay đổi thói quen đeo khẩu trang hàng ngày nơi công cộng đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm cộng đồng trong việc phòng dịch COVID-19, tri ân những người anh hùng áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch.
Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: PV/Vietnam )
Trong khuôn khổ Dự án, ban tổ chức sẽ ký kết với các đơn vị dệt may, sản xuất khẩu trang y tế. Các đơn vị sản xuất cam kết trích 1.000 đồng/chiếc đối với khẩu trang vải kháng khuẩn, 100 đồng/chiếc đối với khẩu trang y tế mang thông điệp Vì Sức khỏe Việt Nam, kèm hashtag #BaoveBlousetrang được bán ra.
Nguồn quỹ thu được từ Dự án sẽ chuyển vào Quỹ xã hội từ thiện của Công đoàn y tế Việt Nam dành để hỗ trợ các đối tượng nằm trong chương trình Bảo vệ Blouse trắng là các chiến sỹ tuyến đầu chống dịch, cán bộ y tế có hoàn cảnh khó khăn ở tất cả các vùng miền của cả nước đang chăm lo sức khỏe cho người dân Việt Nam.
Dự án đặt mục tiêu bước đầu thu hút ít nhất 5.000.000 người dùng tiềm năng đến từ hệ thống Công đoàn Việt Nam; 1.000 doanh nghiệp, tổ chức tham gia Dự án; tiêu thụ 5.000.000 khẩu trang mang thông điệp của dự án, qua đó gây quỹ hỗ trợ 1.000 trường hợp các cán bộ, nhân viên y tế đang ngày đêm chống dịch COVID-19, mắc bệnh hiểm nghèo, bị bệnh nghề nghiệp, bị bạo hành, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Thông qua việc gắn trách nhiệm xã hội lên mỗi chiếc khẩu trang sử dụng hàng ngày, Dự án mong muốn truyền tải thông điệp của sự nhân ái, lan tỏa yêu thương đến cộng đồng người Việt Nam ở tất cả các nghề nghiệp, lứa tuổi, văn hóa, vùng miền đều có thể hướng thiện, thực hiện trách nhiệm xã hội cộng đồng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố khoản đóng góp của Việt Nam cho ứng phó COVID-19 Thủ tướng ủng hộ tăng cường sử dụng cờ ASEAN và ASEAN ca tại khu vực, thông báo Việt Nam sẽ thực hiện treo cờ ASEAN tại trụ sở các cơ quan Chính phủ từ đầu 2021; công bố Việt Nam sẽ đóng góp 100.000 USD vào Quỹ Ứng phó COVID-19, cam kết đóng góp thiết bị vật tư y tế vào Kho...