Bộ trưởng Lê Minh Hoan: “Người làm khuyến nông phải lấy nông dân làm đối tượng tiếp cận”
Lâu nay, cán bộ nông nghiệp nhìn vào từng mặt hàng nông sản, hay nhìn về năng suất, sản lượng nhưng không nhìn vào nông dân.
Nếu khuyến nông không biết nông dân đang cần gì, nghĩ gì thì mọi chiến lược sẽ không thành công.
Vì thế, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng: “Người làm khuyến nông phải lấy nông dân làm đối tượng tiếp cận”.
Vai trò quan trọng của khuyến nông
Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan tại buổi bế mạc khóa tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cộng đồng được tổ chức tại TP.HCM chiều ngày 1/4.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan chia sẻ với cán bộ khuyến nông cộng đồng qua màn hình trực tuyến. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Nguyễn Chí Thiện – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An cho biết, cán bộ khuyến nông có vai trò lớn trong nhiệm vụ phát triển nông nghiệp tại địa phương.
Nhưng chỉ đến đề án nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông, trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, vai trò của khuyến nông mới được khẳng định rõ nét hơn.
Tổ khuyến nông cộng đồng là mô hình thí điểm nên sẽ còn mới mẻ, sẽ còn nhiều khó khăn. Việc thay đổi tư duy hỗ trợ từ sản xuất đến thị trường của người làm công tác khuyến nông cũng phải thay đổi.
Ông Thiện nêu ví dụ ngay tại Long An, công tác khuyến nông cũng còn không ít hạn chế.
Nhờ lợi thế có nhiều khu công nghiệp, Long An là tỉnh sản xuất thuốc bảo vệ thực vật nhiều nhất ĐBSCL. Tuy nhiên, Long An sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất ít, xếp thứ 12/13 tỉnh thành.
Ngược lại, năng suất lúa ở Long An thường không cao bằng các tỉnh khác do địa thế nằm ở vùng trũng phèn.
“Tất cả những điều kiện thuận lợi, khó khăn này, cán bộ khuyến nông phải nắm rõ. Từ đó vận dụng linh hoạt kiến thức và kỹ năng vào thực tế, mang lại hiệu quả cao hơn và tạo ra bước đột phá trong công tác khuyến nông”, ông Thiện đề nghị.
Ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng cán bộ khuyến nông phải đổi mới cách nghĩ, cách làm. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng cho rằng, nếu cán bộ khuyến nông nghĩ mình là cán bộ nhà nước, chỉ làm công ăn lương sẽ không thực hiện hiệu quả mục tiêu mới.
Trong khi nguồn kinh phí nhà nước để phục vụ lực lượng khuyến nông ngày càng giảm, ngành khuyến nông cần phải thay đổi phương pháp tiếp cận.
Bản chất của khuyến nông cộng đồng là tinh thần thiện nguyện, lấy cán bộ khuyến nông cơ sở làm nền tảng.
Nếu sử dụng được lực lượng có trình độ, kinh nghiệm thông qua xã hội hóa, dịch vụ hóa sẽ tạo ra lực lượng khuyến nông cộng đồng với cách tiếp cận mới mẻ hơn.
Video đang HOT
26 tổ khuyến nông cộng đồng được xây dựng tại vùng nguyên liệu của 13 tỉnh tham gia đề án phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn. Đây là lực lượng nòng cốt kết nối người sản xuất với doanh nghiệp, với thị trường tốt hơn.
Tất nhiên, sẽ còn nhiều khó khăn cần vượt qua. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cùng với Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục đào tạo, tập huấn để tổ khuyến nông cộng đồng đáp ứng được yêu cầu của thời cuộc.
Thay đổi cách tiếp cận của người làm khuyến nông
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam chia sẻ, hơn lúc nào hết, cán bộ khuyến nông phải tự hào về nghề và ý thức rõ hơn về nghề của mình, nhất là khi tham gia vào tổ khuyến nông cộng đồng.
Nhà nước có chủ trương tinh giảm biên chế; đồng thời tăng cường xã hội hóa, dịch vụ hóa công tác khuyến nông.
Biên chế không quan trọng bằng việc cán bộ sống được với nghề. Muốn thế, cán bộ khuyến nông phải thay đổi nhận thức, nâng cao trình độ.
Bản chất của khuyến nông cộng đồng là tinh thần thiện nguyện, lấy cán bộ khuyến nông cơ sở làm nền tảng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tất nhiên việc thay đổi không dễ dàng trong một sớm một chiều. Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục đồng hành để nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông.
Thứ trưởng Nam cũng cho biết, người làm công tác khuyến nông đến với nghề từ nhiều lĩnh vực khác nhau, chứ chưa có trường lớp đào tạo đúng nghĩa. Và vì thế cũng không có bộ tài liệu gốc nào về khuyến nông.
Bộ NNPTNT đã đề nghị Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục chuẩn hóa tài liệu, quy trình đào tạo hướng dẫn.
“Đồng thời Bộ NNPTNT đặt hàng Cục Kinh tế hợp tác tính đến lộ trình đào tạo khuyến nông thành 1 nghề thực thụ, được nhà nước công nhận” – Thứ trưởng Nam nói.
Chia sẻ với các cán bộ khuyến nông cộng đồng qua trực tuyến, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng, nông dân là người trực tiếp làm ra nông sản.
Cách tiếp cận mới của khuyến nông cần xuất phát từ chính người nông dân. Vì nếu cán bộ nông nghiệp không biết nông dân đang cần gì, nghĩ gì thì mọi chiến lược sẽ không thành công.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức buổi trình diễn thiết bị cơ giới hóa phục vụ việc trồng lúa cho nông dân ở huyện Củ Chi (TP.HCM). Ảnh: Nguyên Vỹ
Cán bộ khuyến nông phải tư vấn cho nông dân làm giàu chứ không chỉ tư vấn họ sản xuất. Vì có khi, nông dân sản xuất còn giỏi hơn cán bộ khuyến nông.
“Nghĩa là từ lúc này, cán bộ khuyến nông phải cùng nông dân tư duy lại hiệu quả kinh tế trên mảnh đất của mình. Người làm khuyến nông phải là cầu nối chứ không phải cán bộ nhà nước”, Bộ trưởng nói.
Sự phân tầng trong đời sống nông thôn tạo ra nhóm nông dân có điều kiện tốt hơn nhóm nông dân khác. Từ đó, cách nghĩ của nhóm nông dân nghèo với nông dân giàu cũng có sự khác biệt.
Người làm khuyến nông phải hiểu được cách nghĩ của từng nhóm đối tượng để có cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp.
Vai trò của khuyến nông trong bối cảnh mới phải gắn liền với tam nông: khuyến khích phát triển nông nghiệp, thay đổi nhận thức của nông dân và phát triển nông thôn.
Đứt gãy bộ máy tổ chức khuyến nông, không lo bằng đứt gãy giữa khuyến nông với nông dân
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam chia sẻ như vậy tại buổi tổng kết khóa tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cộng đồng, tổ chức tại TP.HCM ngày 1/4.
Kiến thức bổ ích từ khóa tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cộng đồng
Đây là khóa tập huấn ngắn hạn cho các cán bộ khuyến nông cộng đồng của các tỉnh thành. Buổi tập huấn nhằm phục vụ cho đề án phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn và đề án nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông của Bộ NNPTNT.
Khóa tập huấn có 63 cán bộ khuyến nông tham gia trực tiếp và 80 cán bộ khuyến nông thông qua trực tuyến.
Các khóa tập huấn dài hạn, chuyên sâu sẽ được tổ chức sau đó, gắn liền trực tiếp tại các địa phương tham gia đề án phát triển vùng nguyên liệu.
Buổi tổng kết khóa tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cộng đồng tổ chức tại TP.CM ngày 1/4. Ảnh: Nguyên Vỹ
Chia sẻ tại buổi tổng kết, anh Nguyễn Văn Kiên, Quản lý Trạm khuyến nông huyện Ea kar (tỉnh Đăk Lăk) cho biết, đây là khóa học bổ ích.
Thông qua 11 chuyên đề khác nhau, cán bộ khuyến nông nắm bắt rõ hơn kỹ năng, vai trò của mình gắn liền với nhiệm vụ phát triển vùng nguyên liệu, nông nghiệp số, kinh tế tập thể, kinh tế thị trường...
Tổ khuyến nông cộng đồng - "bước ngoặt" mới cho ngành khuyến nông
Nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông cộng đồng sắp tới sẽ rất nặng nề. Anh Kiên cũng cho biết, thông qua khóa học, những gì bị đứt gãy lâu nay trong công tác khuyến nông bộc lộ rõ hơn.
Thực tế ở nhiều tỉnh, nhiều huyện, công tác khuyến nông không còn duy trì được đúng tên gọi "khuyến nông".
Cách đặt tên đơn vị khuyến nông cũng không còn thống nhất, có nơi là Trung tâm dịch vụ kỹ thuật, có nơi lại Trung tâm dịch vụ khuyến nông...
Anh Kiên đề nghị, cần đồng nhất tên gọi để công tác khuyến nông được thông suốt từ trung ương xuống tới tỉnh, huyện và từng cơ sở.
Các cán bộ khuyến nông trao đổi ý kiến với lãnh đạo Bộ NNPTNT. Ảnh: Nguyên Vỹ
Chia sẻ ý kiến này, ông Trần Minh Tâm - cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Long An cho biết, trước đây, trạm khuyến nông của huyện thuộc khuyến nông của tỉnh quản lý.
Sau này, Trạm Khuyến nông của huyện do UBND huyện quản lý. Công việc triển khai từ trên xuống cấp cơ sở gặp nhiều khó khăn.
"Cần thống nhất hệ thống khuyến nông từ cấp tỉnh đến cấp huyện để dễ quản lý và công tác khuyến nông được hiệu quả hơn", ông Tâm đề nghị.
Khắc phục đứt gãy giữa khuyến nông với nông dân
Giải đáp những vướng mắc này, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, buổi tổng kết hôm nay không phải là hội nghị toàn ngành khuyến nông, nên không bàn về việc tổ chức bộ máy.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam chia sẻ với các cán bộ khuyến nông cộng đồng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tổ khuyến nông cộng đồng là mô hình thí điểm để các tỉnh thấy rõ hơn sự cần thiết của công tác khuyến nông ở địa phương.
Mục đích của khóa tập huấn để các cán bộ khuyến nông hiểu rõ hơn ngành nghề và nhiệm vụ của mình trong thời gian tới.
Nói cách nào đó, khuyến nông là hình thức thực thi chính sách của nhà nước về nông nghiệp, bằng công tác sư phạm và kỹ năng chuyên môn. Qua đó, cán bộ khuyến nông sẽ cùng đồng hành, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm cho nông dân.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trao giấy chứng nhận cho các cán bộ khuyến nông hoàn thành khóa tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cộng đồng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Mục đích cuối cùng là khuyến nông giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp và sự sử dụng đa phương pháp nhằm phát triển ở khu vực nông thôn.
Nghĩa là, công tác khuyến nông cộng đồng sắp tới sẽ không đơn thuần chỉ là chuyển giao, giảng dạy kiến thức trồng trọt, chăn nuôi. Mà cán bộ khuyến nông còn tham gia các lĩnh vực, liên quan đến cả y tế, giáo dục... ở nông thôn.
Từ những nhiệm vụ này, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh: "Sự đứt gãy về tổ chức bộ máy khuyến nông không quan trọng bằng sự đứt gãy giữa cán bộ khuyến nông với nông dân".
Sắp tới đây, khuyến nông cộng đồng sẽ là 1 trong các chỉ tiêu được bổ sung vào 47 chỉ tiêu thuộc 19 tiêu chí nông thôn mới. Ảnh: Nguyên Vỹ
Việc tham gia khóa tập huấn khuyến nông cộng đồng là để phục vụ cho 2 đề án thí điểm của Bộ NNPTNT.
Và chính các cán bộ trực tiếp tham gia tổ khuyến nông cộng đồng sẽ làm nổi bật vai trò của mình tại thực tiễn địa phương. Từ đó sẽ có những cơ sở cần thiết để tiếp tục góp ý sửa đổi chính sách.
Hiện tại, các cán bộ khuyến nông cho đến lãnh đạo ngành nông nghiệp và lãnh đạo tỉnh cần tiếp tục phát huy các nội dung trong NĐ 83 về công tác khuyến nông.
Cũng theo thứ trưởng Nam, nhiệm vụ của tổ khuyến nông cộng đồng sẽ gắn liền nhiều hơn đến phát triển nông thôn.
Yên Bái: Nông dân phấn khởi được De Heus tặng 10 tấn thức ăn chăn nuôi phòng chống đói rét cho trâu bò Sáng 25/12/2021, đại diện Công ty TNHH De Heus (Hà Lan), cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia (Bộ NNPTNT) phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái trao tặng 10 tấn thức ăn chăn nuôi phòng chống đói rét cho trâu bò cho bà con nông dân tại 2 xã Khao Mang, Hồ Bốn của huyện Mù Cang Chải,...