Bộ trưởng Lê Minh Hoan nếm thử nước mắm bán chạy hàng đầu trên sàn Amazon
Ông Lê Minh Hoan nếm thử nước mắm bán chạy hàng đầu trên Amazon tại Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021.
Ngày 28/4, trong khuôn khổ “Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021″, tổ chức tại TP Cần Thơ, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Lê Minh Hoan đã ghé thăm gian hàng nước mắm truyền thống hiệu Mami, của Công ty cổ phần Pacific Foods.
Mami là thương hiệu nước mắm truyền thống của Việt Nam, do Công ty cổ phần Pacific Foods sản xuất và bán chủ yếu trên sàn thương mại điện tử nổi tiếng Amazon. Điều đặc biệt là nước mắm Mami thường xuyên dẫn đầu danh sách nước mắm truyền thống bán chạy nhất Amazon, vượt qua những đối thủ sừng sỏ và lâu đời tới từ Trung Quốc và Thái Lan.
CEO Lê Bá Linh giới thiệu nước mắm Mami cho Bộ trưởng Lê Minh Hoan trước khi nếm thử.
Có mặt tại gian hàng của Pacific Foods, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ ngạc nhiên và vui mừng khi lần đầu được giới thiệu về loại nước mắm truyền thống thuần việt, do CEO người Việt phát triển nhưng lại có vị trí vững chắc, dẫn đầu trên sàn Amazon.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng nếm thử, đồng thời đánh giá cao hương vị, mùi vị của nước mắm Mami. Bộ trưởng kỳ vọng doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững, để tiếp tục xứ mệnh đưa nước mắm truyền thống của Việt Nam vươn xa ra thế giới.
Theo ông Lê Bá Linh, CEO của Pacific Foods, câu chuyện của Mami là câu chuyện thành công khá thú vị ở việc mạnh dạn tìm hướng đi mới, thị trường mới, khách hàng mới.
“Những khách hàng này không phải là khách hàng Việt Nam. 70% khách hành của Mami trên Amazon là châu Âu hay người Mỹ. Thật ra xuất khẩu nước mắm, nông sản không lạ với doanh nghiệp với Việt Nam nhưng ở trên sàn thương mại điện tử thời đại 4.0 thì đó là câu chuyện thú vị” , ông Lê Bá Linh chia sẻ.
Cũng theo ông Lê Bá Linh, Công ty cô Phân Pacific Foods sẵn sàng chia sẻ cách thức cách thức, lộ trình làm như thế nào để thành công trên Amazon với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, để cùng nhau vươn xa ra thế giới.
Video đang HOT
Nước mắn Mami – nước mắm bán chạy hàng đầu trên Amazon
Phải chủ động trong khâu chế biến nông sản
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho hay, chế biến và thị trường là những khâu rất quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất đến bàn ăn của người tiêu dùng. Tư duy kinh tế nông nghiệp thành công hay thất bại cũng từ khâu này. Chế biến tạo giá trị gia tăng trong khi lợi nhuận của cả chuỗi thì phần lớn trong khâu kinh doanh thị trường của nông sản.
Theo Bộ trưởng, hiện nông sản trong nước có 20-30% thông qua chế biến xuất khẩu. Trong khi đó, Đài Loan có gần 80% nông sản thông qua chế biến mới bán ra thị trường.
Quang cảnh hội nghị.
Từ con số so sánh trên, Bộ trưởng cho rằng cần có phương án chủ động trong khâu chế biến nông sản, tạo ra giá trị gia tăng.
Cũng theo người đứng đầu ngành NN&PTNT, việc thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản còn giải được bài toán cung vượt cầu, giảm cảnh trúng mùa rớt giá, phải giải cứu nông sản như thời gian qua.
Với chủ đề chủ đề “thúc đẩy chế biến và phát triển thị trường nông sản”, đây là Hội nghị toàn quốc đầu tiên tập trung chuyên sâu vào một trong những động lực và dư địa then chốt của tái cơ cấu nông nghiệp.
Ngoài lãnh đạo các Bộ ngành và lãnh đạo các địa phương, Hội nghị còn có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu biểu trong lĩnh vực chế biến thủy sản, chế biến lương thực, doanh nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp….
Để Đề án "Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025" trở thành hiện thực
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, phải xã hội hóa nguồn lực cả nhân lực, vật lực để Đề án "Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025" trở thành ý thức tự nguyện của người dân, cộng đồng.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Bích Hồng/BNEWS/TTXVN
Tại hội nghị Triển khai Nghị định số 27/2021/NĐ-CP (Nghị định số 27), Quyết định số 523/QĐ-TTg và Quyết định 524/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 23/4, ở Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh phải xã hội hóa nguồn lực bao gồm cả nhân lực, vật lực để Đề án "Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025" trở thành ý thức tự nguyện của người dân và cộng đồng.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, triển khai Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược) và Đề án "Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025" (Đề án), nếu cộng đồng nhận thức đầy đủ thì sẽ triển khai nhanh gọn và hiệu quả.
Phải chứng minh với thế giới rằng Việt Nam có nền nông nghiệp trách nhiệm và lâm nghiệp có trách nhiệm không chỉ đeo đuổi mục đích về kinh tế mà còn cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường, qua đó hòa nhập vào tư duy phát triển của thế giới.
"Triển khai Chiến lược và Đề án, các đơn vị chức năng phải có tư duy mới, những ý tưởng và sáng kiến mới sẽ tạo ra được sự đột phá trong tăng trưởng. Nếu kế hoạch, chiến lược có tốt đến đâu mà không tập trung quan tâm, bổ sung vào đó những giá trị sáng tạo thì cũng không hiệu quả trong triển khai.", Bộ trưởng Lê Minh Hoan chỉ ra.
Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược đã quán triệt và cụ thể hóa các quan điểm và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đối với ngành lâm nghiệp.
Theo đó, Chiến lược đã đưa ra các mục tiêu, định hướng phát triển, giải pháp nhằm: phát triển lâm nghiệp bền vững trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng; hài hòa các mục tiêu về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường.
Mục tiêu của Chiến lược là đưa lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng; quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước; nâng cao chất lượng rừng trồng....
Để thực hiện định hướng của Chiến lược về phát triển, liên kết theo chuỗi; trong đó, chú trọng, tập trung ưu tiên công tác giống cây trồng lâm nghiệp chất lượng cao, ngày 25/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 27/2021/NĐ-CP về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
Đây là chính sách quan trọng về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, bảo đảm sự đồng bộ, phù hợp với hệ thống quy phạm pháp luật và yêu cầu của thực tiễn, nhằm quản lý chặt chẽ việc nghiên cứu, bảo tồn, sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp, tạo ra giống mới có năng suất, chất lượng cao cung cấp cho trồng rừng.
Đồng thời quản lý giống cây trồng lâm nghiệp theo chuỗi sản xuất, từ hoạt động nghiên cứu, chọn tạo, quản lý vật liệu nhân giống, đến sản xuất cây giống và chất lượng rừng trồng.
Cùng với đó, ngày 1/4/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 524/QĐ-TTg phê duyệt Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025, nhằm mục đích vừa cung cấp gỗ và nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, vừa phòng hộ, bảo vệ môi trường, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Đề án sẽ tăng cường xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực tư các thành phân kinh tê cùng chung tay, góp sức, đồng lòng thưc hiên với thông điệp "Vì một Việt Nam xanh"; góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược.
Để thực hiện Chiến lược; Nghị định số 27 và Đề án được đồng bộ, kịp thời, thống nhất, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; xây dựng dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược, Đề án.
Tại hội nghị ông Nguyễn Tiến Lâm, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, đề xuất, Nhà nước cần có những cơ chế và chính sách chuyên biệt đối với giống cây lâm nghiệp bởi giống trong lĩnh vực lâm nghiệp mất nhiều thời gian sản xuất hơn so với sản xuất giống thông thường trong nông nghiệp.
Giống lâm nghiệp không phải 1 năm, 2 năm, 3 năm, thậm chí 10 năm chúng ta có giống mà có những loại giống chúng ta phải 50 năm, 100 năm mới lựa chọn được. Theo đó, các chính sách cần tiếp tục nghiên cứu về: đất đai, tài chính và nguồn lực và giải quyết vấn đề công nghệ kết nối của giống lâm nghiệp.
Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp cũng cho rằng phải ưu tiên một cách có trọng điểm cho khâu giống lâm nghiệp. Chúng ta hoàn toàn có thể nhập khẩu công nghệ hiện đại từ nước ngoài để phục vụ sản xuất nhưng phải làm chủ trong lĩnh vực giống lâm nghiệp. Bài học thất bại của cây phong lá đỏ trên đường phố Hà Nội vẫn còn đó, cây nhập về không phù hợp, kết quả là cây chết khô.
Triển khai trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới, ông Trần Quang Bảo - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, các địa phương, đơn vị cần tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn để triển khai trồng và bảo vệ cây xanh; trong đó kêu gọi các nhà tài trợ, hợp tác quốc tế triển khai hiệu quả các dự án ODA đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ...
UBND các tỉnh, thành phố cần rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định quỹ đất trồng rừng phòng hộ, đất mới trồng rừng sản xuất, đất quy hoạch trồng cây xanh đô thị; bố trí, lồng ghép ngân sách, nguồn lực từ các chương trình, dự án; chủ động chuẩn bị cây giống có chất lượng để triển khai đề án trồng 1 tỷ cây xanh hiệu quả, chất lượng, ông Trần Quang Bảo nhấn mạnh./.
Thuyết phục nông dân ứng dụng công nghệ số qua mô hình "người truyền cảm hứng" Tại một số tỉnh, sàn thương mại điện tử Postmart thuyết phục bà con tiếp cận công nghệ số, tham gia bán hàng trên sàn bằng chính những chia sẻ của các nông dân kinh doanh thành công trên sàn - những "người truyền cảm hứng". Ưu tiên việc nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho nông dân Trong hơn 1 tháng...