Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc nghĩ mới hơn, khác hơn, lớn hơn, táo bạo hơn
Ngày 6-3, tại tỉnh Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị “Thúc đẩy phát triển nông nghiệp ĐBSCL chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại hội nghị – Ảnh: CHÍ QUỐC
Phát biểu khai mạc hội nghị, bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng đã đến lúc ĐBSCL cần có cách nghĩ mới hơn, khác hơn, lớn hơn, táo bạo hơn để kích hoạt vùng đất giàu tiềm năng này.
Video đang HOT
Ông Hoan cho rằng nông nghiệp Việt Nam, trong đó có ĐBSCL đang đối mặt những thách thức lớn như biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thế tiêu dùng trên thế giới.
Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong dịch bệnh COVID-19 và những sự kiện thời sự nóng bỏng những ngày gần đây là minh chứng rõ nét về một thế giới đầy rẫy “biến động, bất định, phức tạp và có phần mơ hồ”.
Tuy nhiên, thách thức lớn hơn được nhắc đến nhiều lần trên các diễn đàn là một nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, thiếu tính liên kết vùng.
Ông Hoan cho biết bộ sẽ khai trương Văn phòng điều phối nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ để hỗ trợ điều phối công tác quy hoạch sản xuất, chuẩn hoá vùng nguyên liệu; kết nối doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sâu; nối kết chuỗi ngành hàng, hỗ trợ nâng cao chất lượng hợp tác xã, hình thành mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ; điều phối vận hành các công trình thuỷ lợi đảm bảo đồng bộ toàn hệ thống; hỗ trợ chuyển đổi số nông nghiệp cấp vùng.
Bộ cũng đang tích cực đàm phán, kêu gọi các dự án đầu tư hạ tầng logistic nông nghiệp, nông thôn, trong đó có chuỗi kho lạnh bảo quản nông sản cấp độ liên huyện, liên tỉnh dọc theo sông Hậu và sông Tiền. . .
Đề xuất xây dựng 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao
Báo cáo về phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững vùng ĐBSCL, ông Trần Thanh Nam – thứ trưởng Bộ NN&PTN – đã nêu ra 9 nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.
Đáng chú ý trong các giải pháp này là trước mắt sẽ nghiên cứu, đề xuất với chính phủ chương trình đầu tư phát triển bền vững khoảng 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao ở vùng ĐBSCL để nâng cao giá trị, thu nhập cho người dân, đảm bảo an ninh lương thực và chế biến, xuất khẩu.
IMF khuyến cáo không nên xem tiền kỹ thuật số là kênh phòng ngừa rủi ro
Trong báo cáo mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyến cáo không nên xem tiền kỹ thuật số là một kênh phòng ngừa rủi ro biến động thị trường vì đồng tiền này hiện diễn biến theo thị trường chứng khoán, làm tăng nguy cơ lây lan ra khắp các thị trường tài chính.
Đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin. Ảnh: AFP/TTXVN
Các chuyên gia kinh tế cho biết, trước đại dịch, các đồng tiền kỹ thuật số, trong đó có Bitcoin và Ethereum hầu như không có tương quan với thị trường chứng khoán, nhưng thanh khoản cao do các biện pháp ứng phó của các ngân hàng trung ương với đại dịch và mức độ chấp nhận rủi ro của giới đầu tư gia tăng khiến các đồng tiền kỹ thuật số và giá cổ phiếu cùng tăng.
Mối liên hệ được tăng cường này đã khiến Bitcoin không còn đóng vai trò là một kênh phòng trừ rủi ro trong thời kỳ thị trường biến động như những người ủng hộ tiền kỹ thuật số lâu nay vẫn ca ngợi. Thay vào đó, đồng tiền này giờ đây lại là một tài sản rủi ro.
Các chuyên gia dẫn các phân tích cho thấy hiệu ứng lan tỏa giữa tiền kỹ thuật số và chứng khoán có xu hướng tăng lên trong những thời kỳ biến động trên thị trường tài chính, như vào tháng 3/2020, hay trong đợt biến động mạnh của giá Bitcoin như đầu năm 2021.
Các chuyên gia của IMF nhận định những diễn biến đồng bộ của tiền kỹ thuật số và chứng khoán "có thể sớm gây ra nhiều nguy cơ cho sự ổn định tài chính, đặc biệt ở những nước áp dụng tiền kỹ thuật số rộng rãi". Vì thế, các chuyên gia kêu gọi xây dựng "một khung quản lý toàn diện và phối hợp trên toàn cầu để định hướng cho các quy định và hoạt động giám sát ở phạm vi quốc gia, cũng như giảm thiểu các nguy cơ đối với sự ổn định tài chính xuất phát từ hệ sinh thái tiền kỹ thuật số".
Triển vọng chăn nuôi 2022: Sẽ là năm khó khăn, đặc biệt với chăn nuôi gia cầm Chia sẻ tại tọa đàm và bình chọn 10 sự kiện nông nghiệp tiêu biểu 2021, ông Nguyễn Xuân Dương- Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) nhận định 2022 tiếp tục sẽ là năm khó khăn của ngành chăn nuôi,đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Cụ thể, TS Nguyễn...