“Bộ trưởng lấy đá ghè chân mình”
“Có vụ trưởng nói: Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng đang lấy đá ghè chân mình. Minh bạch thế này thì còn ai đến Bộ KH-ĐT nữa. Tôi bảo: Không, đất nước này cần sự minh bạch, đất nước này cần không có tham nhũng” – Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh nói tại buổi thảo luận tổ QH chiều 18/11 về dự luật Đầu tư công.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
“Cứ nghĩ ra là làm thôi”
Đọc những thông tin kinh tế – tài chính mới nhất trên FICA: Hà Nội siết quản lý nhà tái định cư Bộ trưởng Thăng “trảm” 20.000 tỷ đầu tư xây dựng Nhà xã hội sống cùng… chung cư cao cấp FPT hoàn thành 75% kế hoạch lợi nhuận sau 10 tháng
Bộ trưởng KH-ĐT cho rằng cần có quy định mới bởi hiện tại đang “mới mà rất cũ”.
“Thời UB Kế hoạch nhà nước không có chuyện xây dựng bừa bãi như bây giờ. Thời đó có ít công trình nhưng công trình nào ra công trình đó, có bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho các địa phương và các bộ.
Mỗi một năm trong tổng mức đầu tư, chúng ta đều trích khoảng 20% để bố trí danh mục những công trình cho năm sau, năm sau nữa. Bây giờ không có chuyện này, không có chuẩn bị đầu tư, cứ nghĩ ra là làm thôi, không nghiên cứu” – ông Bùi Quang Vinh chỉ ra.
Ông cho hay, để quyết định một chủ trương cần phải nghiên cứu, cân nhắc rất nhiều yếu tố. Như làm nhà riêng hay được ví “3 năm chuẩn bị 1 năm làm nhà”, thậm chí có gia đình nghèo tới 10 năm chuẩn bị mới dám làm.
“Bây giờ chúng ta rất đơn giản. Ý chí một lãnh đạo địa phương cứ quyết là làm… Trong khi làm ra thì lãng phí, làm xong lại bị chỉ trích, đường làm xong không ai đi, chợ làm xong không ai họp.
Vì không ai đánh giá nghiên cứu, chỉ cần có chủ trương là bố trí vốn đầu tư làm luôn. Đây là điều phi thực tiễn và trái ngược với những gì chúng ta từng làm trước đây, trái ngược với thế giới người ta đang làm. Mỗi Việt Nam làm thế, tiền ít lại quyết rất đơn giản” – tư lệnh ngành Đầu tư than.
Ông cũng lo ngại sự lãng phí trong chủ trương đầu tư như sự lãng phí lớn nhất trong mọi lãng phí.
“Nếu gia đình có 10 đứa con, tiền chỉ đủ làm nhà cho 1 đứa, mà ông bố bảo các con đập nhà cũ đi, cho tiền cả 10 đứa xây mới, tới khi con đập hết nhà cũ, bố cho mỗi đứa một tí, đứa làm được cái móng, đứa xây được cái tường rồi để đó, khiến ai cũng không có nhà ở thì được không? Như vậy chủ trương đầu tư là vô cùng quan trọng”.
Ít tiền, không làm nhiều nữa
Video đang HOT
Bộ trưởng kiến nghị cần chuyển sang một bước đó là “không làm nhiều nữa” bởi tiền không có nhiều. Phải lựa chắc chắn công trình cần làm và “làm tới nơi tới chốn”, có đủ tiền chuẩn bị đầu tư cho địa phương, các bộ ngành nghiên cứu chuẩn bị đầu tư.
Nếu đó là nhóm công trình đặc biệt quan trọng (như công trình nhóm A có số vốn lên tới 2-3 chục nghìn tỉ đồng) phải trình QH đánh giá khả thi, bao giờ quyết định 100% cần làm thì mới làm…
Mỗi tỉnh hàng năm nên dự trù vốn đầu tư công, trình danh mục dự án và có báo cáo cụ thể về tính khả thi cụ thể từ sự cần thiết, tổng vốn chi và khả năng chuẩn bị vốn, hạ tầng kỹ thuật cơ sở thực hiện, hiệu quả kinh tế – xã hội để trình cơ quan thẩm quyền xét duyệt.
Nếu tiền của địa phương thì địa phương ở tự quyết do Sở KH-ĐT thẩm định, nếu dự tính sử dụng tiền của trung ương thì Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT thẩm định và báo cáo Thủ tướng.
Ông dẫn ví dụ trong một năm qua đầu tư “tràn lan”, hệ quả có đến 20 nghìn công trình mới phát sinh. Trong đó chỉ có đủ tiền rót cho 5 nghìn công trình mà sau khảo sát “trên dưới một lòng quyết định làm”.
Do đó, việc chuẩn bị kế hoạch đầy đủ, khả thi dựa trên cơ sở ngân sách thì không chỉ doanh nghiệp khỏe, Chính phủ khỏe, địa phương cũng khỏe, chủ động bởi vì không nợ đọng, mà linh hoạt trong đầu tư.
Về ngân sách đầu tư công, theo ông Vinh, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng hiện là người “tiêu tiền” nhiều nhất để làm đường, Bộ trưởng NN&PTNN Cao Đức Phát tiêu tiền nhiều thứ hai. Kế đến là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Tất cả đều ủng hộ dự luật Đầu tư công.
Nếu dễ dãi sẽ đưa đất nước xuống bờ vực thẳm
Khẳng định luật Đầu tư công là cần thiết, ông cho hay các quy định sẽ quy trách nhiệm cụ thể, “ai làm chủ trương sai, người đó chịu trách nhiệm” và có chế tài xử lý, các dự án sẽ phải thẩm định có đủ tiền mới được làm, không đủ tiền không được làm.
Để chặt chẽ, Bộ trưởng KH-ĐT cho hay mọi quy trình đầu tư công phải bài bản, không thể làm tùy thích, “đừng dễ dãi với nhau”. Nếu dễ dãi sẽ đưa đất nước xuống bờ vực thẳm.
“Có đồng chí mới lên làm chủ tịch tỉnh nghĩ phải để dấu ấn cho nhiệm kỳ của mình, đề nghị làm đại lộ thật hoành tráng, đập không biết bao nhiêu nhà cửa, giải phóng mặt bằng để chỉ làm mấy trăm tỷ, làm tượng đài ngàn tỷ giữa đồng không mông quạnh, xây dựng lãng phí vô cùng, chuyện như cổ tích nhưng có thật, suốt ngày tôi phải chịu áp lực những chuyện như vậy” – ông Vinh kể.
Ông khẳng định luật nếu ra đời sẽ góp phần kiểm soát lãng phí, thất thoát trong đầu tư công.
Đất nước cần sự minh bạch
Bộ trưởng KH-ĐT cũng nhấn mạnh sự minh bạch trong đầu tư công.
Theo Bộ trưởng, đầu tư công cho trung hạn, không phải quyết định làm công trình nào từng năm một, mà quyết cho cả giai đoạn, ví dụ năm 2014 tới đây quyết cho 5 năm 2016 -2020 là một “bước đột phá”, “sự dũng cảm của Bộ KH-ĐT”.
“Lẽ ra người khác nói ‘phải làm đi’ thì còn có lý, còn ở đây chính chúng tôi đặt ra mục tiêu này để minh bạch, không có chạy chọt, không có chuyện tham nhũng trong này.
Có đồng chí vụ trưởng lâu năm nói với tôi: Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng đang lấy đá ghè chân mình. Minh bạch thế này thì còn ai phải đến Bộ KH-ĐT nữa. Tôi bảo: Không. Đất nước này cần sự minh bạch, đất nước này cần không có sự tham nhũng” – Bộ trưởng Vinh nói.
Ông cũng kiến nghị minh bạch hóa ngân sách đầu tư công, công bố bộ ngành, địa phương sử dụng nguồn vốn, kế hoạch chi tiêu sử dụng nguồn vốn đó của từng bộ, ngành, địa phương.
Theo T.Lý – X.Quý – H.Anh – T.Lâm – H.Nhì – T.An
Vietnamnet
Hàng chục người chết vì thủy điện xả lũ mà không ai chịu trách nhiệm?
"Cần điều tra, xử lý kỷ luật, thậm chí xem xét trách nhiệm hình sự chủ các thủy điện vi phạm việc xả lũ. Phải làm cho nghiêm, không thể để hàng chục người chết mà không ai chịu trách nhiệm" - Đại biểu Nguyễn Văn Phúc đặt vấn đề.
Mở đầu phiên chất vấn sáng 19/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận về việc thực hiện Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn qua 3 kỳ họp gần đây, nhất là vấn đề thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng đã đăng đàn từ đầu nhiệm kỳ.
Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nêu thực tế, cơ bản các Bộ trưởng, trưởng ngành đã thực hiện nghiêm túc các nội dung được Quốc hội giao trong Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn. Tuy nhiên vẫn còn những nội dung dù Nghị quyết của Quốc hội đã xác định cụ thể qua nhiều kỳ họp mà không được đề cập.
Ông Học dẫn chứng vấn đề xem xét hỗ trợ người nghèo ở các vùng thủy điện đã được nhiều đại biểu đặt ra trong nhiều kỳ họp khi vùng thủy điện vào mùa khô thì cạn kiệt nguồn nước, mùa mưa thì lũ lụt, như tình trạng miền Trung hiện nay. Ở khu vực này tỷ lệ người nghèo, hộ nghèo rất cao.
Đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) hiện là Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội.
Dẫn lại nguyên tắc, người dân sau tái định cư nhường đất cho thủy điện phải có cuộc sống tốt hơn hoặc bằng như cũ, cũng như gợi ý của Chủ tịch Quốc hội kỳ trước là trích 1 phần lợi nhuận của thủy điện cho những người dân mất đất, đại biểu nhắc lại, Bộ trưởng Công thương khi đó đã hứa sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để sớm ban hành chính sách về việc này.
"Cả 2 kỳ họp thứ 3 và thứ 4, Quốc hội đều ra Nghị quyết về chính sách cho đồng bào nghèo vùng thủy điện. Bộ Công thương xác định năm 2013 sẽ ra chính sách nhưng đến giờ vẫn chưa có. Đáng tiếc vừa rồi trả lời thắc mắc về việc này, Bộ trưởng Công thương lại cho là trách nhiệm thuộc Bộ NN&PTNT" - ông Học bày tỏ bức xúc vì đến lần thứ 2 gửi văn bản chất vấn, Bộ trưởng Công thương vẫn "đẩy" trách nhiệm qua Bộ NN&PTNT.
Ông Học nêu rõ, vấn đề được đưa ra nhiều kỳ họp vì các đại bểu ghi nhận ý kiến cử tri để chuyển đến cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, từ đó Quốc hội đã có Nghị quyết, người dân đã phấn khởi chờ thực hiện. Nhưng diễn biến vấn đề như này, đại biểu trăn trở vì không biết sẽ phải trả lời, báo cáo với cử tri thế nào.
Đại biểu yêu cầu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời lại việc này trước Quốc hội để cử tri nắm được, đồng thời đề nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm của người đứng đầu ngành công thương trong việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) xót xa, khi Quốc hội ngồi họp thì đồng bào miền Trung ngập tràn trong lũ, được cho là do thủy điện gây ra. Ông Đương cũng mong chờ câu trả lời từ Bộ trưởng Công thương.
Đáng ra trước bão phải xả hết nước để đón lũ về, tăng sức chứa của hồ. Không thể vì lợi ích nhỏ mà hi sinh lợi ích lớn của nhân dân vùng hạ du như vậy. Còn không thực hiện đúng nguyên tắc, phải truy cứu trách nhiệm hình sự một cách nghiêm khắc như "quy tội" cố ý làm trái.
Tuy nhiên, yêu cầu nhắm đến địa chủ cụ thể của các đại biểu không được đáp ứng vì như Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn thông tin, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đang công du nước ngoài.
Được điều động nói về vấn đề chính sách cho người dân nghèo vùng thủy điện, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội, Bộ NN&PTNT đã cùng Bộ Công thương tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình di dân tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện gửi tới Quốc hội. Bộ cũng đang lập thống kê, xây dựng chính sách để ổn định cuộc sống người dân. Dự kiến cuối 2013 (tháng 12) đề án xây dựng chính sách này sẽ nghiệm thu, trình Chính phủ để sớm khắc phục khó khăn tồn tại trong lĩnh vực công tác này. Trên cơ sở khảo sát tình hình, Bộ cũng đang chuẩn bị dự thảo để trình Chính phủ thông qua quy định sửa đổi về chính sách di dân tái định cư thủy điện, thủy lợi.
Đối với 2 thủy điện lớn trên bậc thang Sông Đà là thủy điện Sơn La và Lai Châu, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Bộ đang tiến hành đánh giá vấn đề di dân.
Cũng về việc thủy điện xả lũ gây khốn đốn người dân hạ du, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Phúc đánh giá cao chỉ đạo khẩn trương của Chính phủ, Thủ tướng khi đã trực tiếp cử 2 Phó Thủ tướng vào miền Trung để đối phó với bão lũ. Tuy nhiên, theo ông Phúc, vấn đề cần nhất là phải có giải pháp căn cơ để hạn chế tối đa hậu quả của bão lũ.
"Nếu không có giải pháp căn cơ thì có chỉ đạo quyết liệt việc phòng chống, cứu trợ người dân nhưng khu vực miền Trung năm nào cũng mấy tháng bão lũ, các Phó Thủ tướng vừa đi thì lũ mới lại về, đời sống của bà con chỉ ngày càng khó khăn, nghèo khó hơn" - ông Phúc day dứt.
Ông Phúc dẫn chứng, theo đánh giá của Bộ TN-MT, mỗi năm cả nước thiệt hại do bão lũ thiên tai đến 1,5% GDP. Cả vùng sau một thời gian nỗ lực khá lên đôi chút thì sau 1 trận bão lũ lại quay lại đói nghèo.
Đại biểu đề nghị trao đổi lại địa phương quy hoạch lại khu vực thường xuyên bão lũ gắn với đề án xây dựng nông thông mới. Ngoài ra, cần rát soát lại thủy lợi, thủy điện vì không thể chấp nhận việc thủy điện xả lũ mà chính quyền địa phương, người dân không biết.
Cùng quan điểm như ông Đương, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế cho rằng cần điều tra và xử lý kỷ luật, thậm chí xem xét trách nhiệm hình sự chủ các thủy điện vi phạm. "Phải làm vài vụ cho nghiêm chứ không thể để như hiện nay, hàng chục người chết, bao nhiêu người bị thương, tài sản thiệt hại khó kể hết mà không ai chịu trách nhiệm" - ông Phúc nhấn mạnh.
P.Thảo
Theo Dantri
Dự án kém hiệu quả, 'tư lệnh' bị kỷ luật Người đứng đầu các cấp có thẩm quyền, nếu phê duyệt chủ trương đầu tư sai, gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn của nhà nước trong đầu tư công sẽ bị xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh trình bày dự luật Đầu tư công - Ảnh: Ngọc Thắng Đó là...