Bộ trưởng Lao động thừa nhận việc tăng lương vẫn nặng tính hình thức
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền thừa nhận tiền lương so với yêu cầu mức tối thiểu mới đạt trên 60%. Nâng lương lần này chưa phải đã thỏa đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết vấn đề cơ bản của tiền lương.
Là người cuối cùng trong 4 vị tư lệnh ngành trả lời chất vấn trước Quốc hội kỳ này, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền nhận được 20 phiếu chất vấn của đại biểu.
Sau 2 lần trì hoãn, vừa rồi quyết định tăng lương đã được thông qua, tuy nhiên đại biểu Phạm Tất Thắng cho rằng quyết định này vẫn cho thấy không giải quyết được vấn đề cơ bản là đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người lao động. Dù ngân sách Nhà nước đã dành 11 tỷ đồng nhưng “chưa làm mát hơn cuộc sống của người thu nhập thấp”.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền tại phiên chất vấn sáng nay. Ảnh chụp qua màn hình.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cần đưa giải pháp để tăng lương có tác động tích cực đến người lao động, để không nặng tính hình thức như hiện nay.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Chuyền thừa nhận tiền lương so với yêu cầu mức tối thiểu mới đạt trên 60%. Nâng lương lần này chưa phải đã thỏa đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết vấn đề cơ bản của tiền lương.
Lý do vì theo lộ trình lẽ ra giai đoạn 2015-1016 tiền lương phải đảm bảo mức sống tối thiểu, nhưng do ngân sách khó khăn nên phải đi từng bước, phải giãn lộ trình. Năm nay do khả năng ngân sách, Hội đồng tiền lương đã nêu nếu tăng lương thì không có nguồn. Nhưng do yêu cầu, bất cập trong lương thực tế giữa cán bộ viên chức nhà nước và lương tối thiểu vùng phân theo khu vực doanh nghiệp nên dù khó khăn vẫn quyết định tăng lương.
Về phát triển nguồn nhân lực, đại biểu Nguyễn Đức Hiền bày tỏ lo lắng về nguồn nhân lực ngư nghiệp còn nhiều bất cập, đào tạo nghề còn khó khăn. Vì thế, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Lao động đánh giá về thực trạng ngư dân nói chung, có giải pháp đột phá gì để khắc phục ngư dân vươn ra biển lớn.
Video đang HOT
Bộ trưởng Chuyền cho biết, hiện lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm đến 47% tổng số lao động của cả nước. Từ năm 2009, Chính phủ đã có nghị quyết hỗ trợ người lao động nông thôn có điều kiện để lao động tốt hơn, trong đó có thủy sản, đặc biệt đạo tào nâng cao khả năng nghề. Từ khi Việt Nam chuyển từ đóng tàu vỏ gỗ sang vỏ sắt thì cần đào tạo bổ sung. Tổng cục Dạy nghề đã làm việc với tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi bàn biện pháp hỗ trợ.
Cũng liên quan đến vấn đề dạy nghề, giải quyết việc làm, đại biểu Ngô Văn Minh nêu thực tế nhiều trường nghề tuyển sinh nhưng không có người học, học ra không đáp ứng yêu cầu việc cần học, lãng phí đào tạo, ảnh hưởng chính sách an sinh xã hội. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng nêu giải pháp cụ thể sắp tới, không nhắc lại câu thường nói quen thuộc là “khẩn trương, tiếp tục đẩy mạnh”.
Đại biểu Trương Minh Hoàng hỏi ý kiến của Bộ trưởng về việc phân biệt trong tuyển dụng lao động tại một số địa phương ở Đông Nam Bộ gây bất bình gần đây, có giải pháp gì để tạo bình đẳng trong việc tuyển dụng.
Về vấn đề thất nghiệp, đại biểu nêu thực tế khi có hàng vạn lao động qua đào tạo, nhất là sinh viên không có việc làm. Hiện có 174.000 cử nhân chưa có việc. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục trong việc dự báo cung cầu, định hướng chất lượng đào tạo.
Nhóm phóng viên
Theo VNE
Lương Bộ trưởng khoảng 14,4 triệu đồng mỗi tháng
Tính cả 25% phụ cấp công vụ thì mức tiền lương của người tốt nghiệp đại học tháng tập sự khoảng 3,36 triệu đồng, Bộ trưởng khoảng 14,4 triệu đồng mỗi tháng.
Tiếp tục trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội đầu giờ chiều 18/11, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình giải trình về thực trạng tiền lương của cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, chế độ tiền lương thực hiện từ năm 2003 đến nay đã đạt được một số kết quả. Qua 9 lần điều chỉnh tăng lương tối thiểu chung (lương cơ sở) từ 210.000 đồng lên 1.150.000 đồng mỗi tháng, tăng 447,6%, cao hơn chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố là 186,6%.
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình.
Trong 10 năm qua, chế độ tiền lương hiện hành phát sinh một số bất hợp lý. Mức lương cơ sở thực hiện từ 1/7/2013 là 1.150.000 đồng tháng - đạt 50,5% bình quân mức lương tối thiểu vùng năm 2014 của khu vực doanh nghiệp dẫn đến các mức lương ngạch, bậc thấp hơn. Tính cả 25% phụ cấp công vụ thì mức tiền lương của người tốt nghiệp đại học tập sự khoảng 3,36 triệu đồng mỗi tháng, bộ trưởng khoảng 14,4 triệu đồng.
"Do thu nhập thấp nên đời sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn khó khăn. Hệ thống thang bậc lương còn bình quân, đổi mới cơ chế với sự nghiệp công lập còn chậm, chưa đạt mục tiêu yêu cầu đề ra", ông Bình nhận xét.
Nguyên nhân của thực trạng trên theo Bộ trưởng Nội vụ là do tốc độ tăng trưởng GDP thấp so với mục tiêu đề ra. Thu ngân sách nhà nước tăng chậm trong khi nhu cầu tăng chi đầu tư phát triển để đảm bảo phát triển kinh tế và tăng chi cho quốc phòng an ninh, an sinh xã hội cùng áp lực giảm bội chi ngân sách nhà nước nên khó bố trí nguồn cho cải cách tiền lương.
Mặt khác, đối tượng hưởng lương và trợ cấp hàng tháng gắn với tiền lương từ ngân sách nhà nước khoảng 7 triệu người, chưa bao gồm quân đội và công an. Do mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ còn thấp nên cơ quan thẩm quyền có mở rộng chế độ phụ cấp đặc thù, ngành nghề, từ đó phát sinh bất hợp lý giữa các ngành nghề.
Bộ Nội vụ đang có kế hoạch thực hiện lộ trình tăng lương thích hợp để đảm bảo cuộc sống của cán bộ, lực lượng công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có thu nhập thấp. Bộ phối hợp với các bộ, cơ quan, thành viên ban chỉ đạo tiền lương nhà nước nghiên cứu, xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Trong đó, định hướng mức lương tối thiểu, khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo lộ trình tiến tới đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người hưởng lương gắn với nhu cầu đổi mới hoạt động sự nghiệp công và phù hợp khả năng của nền kinh tế.
Theo Bộ trưởng Bình, do việc triển khai thực hiện giải pháp tạo nguồn và đổi mới cơ chế với các đơn vị sự nghiệp công lập và đổi mới cơ chế sắp xếp, tổ chức bộ máy mới được hơn một năm nên chưa có nhiều kết quả, kinh tế còn nhiều khó khăn chưa thể tăng trưởng cao trong 1 - 2 năm tới nên khó bố trí nguồn cho cải cách tiền lương. Vì vậy, Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương theo các kết luận của trung ương để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét thông qua khi có đủ điều kiện thực hiện.
"Trong thời gian trung ương chưa thông qua đề án, sẽ không bổ sung các phụ cấp theo ưu đãi, trách nhiệm, đặc thù ngành nghề. Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ tài chính căn cứ tình hình kinh tế, xã hội, khả năng ngân sách để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội từng bước điều chỉnh tiền lương cho phù hợp", ông Bình cho hay.
Theo Tờ trình của Ban cán sự Đảng, Chính phủ về triển khai thực hiện kết luận 63 của hội nghị Trung ương 7 khóa 11 về một số vấn đề cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, người có công và định hướng 2020, ban cán sự Đảng, Chính phủ đã dự kiến 3 phương án điều chỉnh tiền lương năm 2015.
Đó là điều chỉnh lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công từ 1/1/2015 tăng thêm 12% (140.000 đồng/ tháng) thì tổng nhu cầu kinh phí quỹ lương tăng thêm là 48.000 tỷ đồng. Thứ hai là điều chỉnh tăng 10% (115.000 đồng/tháng), tổng nhu cầu kinh phí tăng 40.000 tỷ đồng. Và phương án ba là tăng 8% (90.000 đồng mỗi tháng) thì nhu cầu tăng 32.000 tỷ đồng.
Do khả năng ngân sách năm 2015 không bố trí đủ nguồn để thực hiện 1 trong 3 phương án nên Chính phủ trình Quốc hội, phương án tăng thêm 8% từ 1/1/2015 đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống. Dự kiến ngân sách nhà nước phải bố trí 11.000 tỷ đồng.
Để tạo nguồn điều chỉnh tiền lương, theo Bộ trưởng Nội vụ cần thúc đầy sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, chống thất thu ngân sách, thực hành tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm tối đa chi thường xuyên ngoài lương để bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.
Một giải pháp nữa là thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện biện pháp tạo nguồn cơ cấu lại nguồn chi ngân sách, điều chỉnh lại chính sách, quan điểm ưu tiên, chi cải cách tiền lương, đầu tư phát triển, đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ nhân lực, tài chính, đối với các đv sự nghiệp công lập, xã hội hóa một số loại hình sự nghiệp công.
"Đây là giải pháp đột phá cho việc cải cách tiền lương", ông Bình nhận định và lý giải, số lượng viên chức khoảng 2 triệu người, nếu thực hiện tự chủ trong đơn vị sự nghiệp, tự trả lương thì sẽ giảm được quỹ tiền lương, từ đó giảm biên chế.
Về điều chỉnh lương hưu, nhất là những người về hưu trước năm 1995, Bộ trưởng cho rằng họ tuổi đã cao, sức khỏe yếu, đời sống còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, đặc thù riêng ở miền Nam, đó là những người có tham gia cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chịu nhiều khó khăn, vào sinh ra tử. Khi giải phóng, thời kỳ đầu chế độ đãi ngộ lại thấp. Ở miền Bắc, những người này cũng là hậu phương lớn của miền Nam, sau giải phóng cũng phải đối mặt với nhiều thiếu thốn.
"Đối tượng này đáng được giải quyết, điều chỉnh lương hưu đã bất hợp lý. Tuổi cao sức yếu lại có nhiều cống hiến, hi sinh, thời gian của họ không còn dài, nên tôi thiết tha đề nghị cần có quan tâm sớm. Đó là đạo lý mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc", Bộ trưởng Nội vụ đề xuất.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Bộ trưởng Nội vụ trả lời chất vấn về lộ trình tăng lương Là thành viên Chính phủ thứ hai đăng đàn, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình được yêu cầu làm rõ vấn đề nâng cao cải cách hành chính, chất lượng nền công vụ, lộ trình tăng lương. Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình. Ảnh: TTXVN. Các giải pháp thực hiện đề án tinh giản biên chế đội ngũ cán bộ, công...