Bộ trưởng lắng nghe, giải quyết kiến nghị của DN nông nghiệp
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã lắng nghe các khó khăn của doanh nghiệp trong ngành Nông nghiệp và trực tiếp giải quyết ngay trong sáng 26/3.
Toàn cảnh buổi họp. Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Đây là nội dung chính của cuôc hop Gặp gỡ các Doanh nghiệp thành viên “ Nhóm công tác thu hut đâu tư nông nghiêp nông thôn” tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).
Tại buổi làm việc, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành Nông nghiệp đã có những kiến nghị liên quan đến các vấn đề thuế, kiểm dịch thực vật, khó khăn trong đầu tư, nghiên cứu khoa học công nghệ.
Với từng đề xuất, kiến nghị, Bộ trưởng đã giao cho các vụ, cục trong Bộ giải quyết ngay và có những trả lời cụ thể tới từng doanh nghiệp.
Video đang HOT
Tham dự cuộc họp, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá rất cao cách làm này của Bộ NN&PTNT. Bà Chi Lan nhận định, có thể thấy rằng ngay cả những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành Nông nghiệp cũng còn gặp nhiều khó khăn như vậy; nên việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này còn nhiều thách thức.
Tuy nhiên, chính những kết quả kinh tế mà các doanh nghiệp đạt được cho thấy việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp hoàn toàn có thể cho hiệu quả rất cao.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, gần đây có những tín hiệu tích cực khi ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, với tiềm năng và yêu cầu phát triển của ngành thì sự tham gia này vẫn còn hạn chế. Vì vậy, ngành Nông nghiệp đang tìm phương thức để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ hơn nữa.
Việc hình thành “Nhóm công tác thu hut đâu tư nông nghiêp nông thôn” cũng nhằm mục đích đó. Bộ trưởng rất muốn lắng nghe chính các doanh nghiệp nói về cách phối hợp như thế nào để nhóm công tác này làm việc hiệu quả. Cùng với đó là những vấn đề cụ thể, những khó khăn và vướng mắc của từng doanh nghiệp đang gặp phải, để có thể giải quyết ngay và triệt để.
Trước buổi làm việc này, vào ngày 9/2 đã có buổi ra mắt của Nhóm công tác với các doanh nghiệp phía Nam tại TPHCM, thu hút sự tham gia của 10 doanh nghiệp đầu tàu đầu tư vào các chuỗi giá trị nông nghiệp chủ lực với các dự án đầu tư cụ thể. Tiếp theo đó, nhóm công tác tiếp tục nhận được tín hiệu tích cực của 18 doanh nghiệp đầu tàu khác với các dự án đầu tư vào nông nghiệp tại phía Bắc.
Hoạt động của Nhóm công tác thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sẽ là động lực thúc đẩy làn sóng mới của đầu tư tư nhân vào nông nghiệp Việt Nam, nhằm phát huy hết lợi thế, đưa các chuỗi giá trị nông nghiệp Việt Nam ngang tầm khu vực và quốc tế.
Đỗ Hương
Theo_Báo Chính Phủ
Cận cảnh bão số 4 tàn phá Bình Định, Phú Yên
Phú Yên: Hệ thống kè rọ đá 12 tỷ đồng trôi xuống biển. Đường quốc lộ ven biển qua Quy Nhơn bị ngập cục bộ tại bến xe liên tỉnh.
Hồi 23h ngày 29/11, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền ở khu vực thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9. Lúc 23h, ông Cao Đức Phát - bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - xác nhận đây là thời điểm bão số 4 đổ bộ vào đất liền. Vị trí tâm bão ở khu vực thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Sức gió mạnh nhất khi bão đổ bộ mạnh cấp 8, giật cấp 9. Lúc 20h30, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) bắt đầu mưa lớn.
Theo thông tin từ Tuổi trẻ, lúc 22h30 ngày 29/11 tại trụ sở P.Xuân Phú (thị xã Sông Cầu) có rất đông người dân sơ tán để tránh bão. Mưa bắt đầu nặng hạt tại thị xã Sông Cầu lúc 21/30, ảnh hưởng của bão số 4.
Gió giật mạnh từ 22h tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Một số tuyến đường chính của TP Quy Nhơn như Nguyễn Thị Định, Ngô Mây, An Dương Vương... hiện chìm bóng tối vì cúp điện.
Lúc 22h, một số người dân và thanh niên xung kích đưa trẻ em, người lớn tuổi đến phân trường thôn Cao Phong (xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu) để tránh bão.
Tại vùng biển thuộc phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, triều cường dâng cao hơn 2 m, những đợt sóng lớn cao 4-5 m liên tục đánh tràn lên đường giao thông, có nguy cơ xâm nhập sâu vào khu dân cư. Hệ thống kè rọ đá vừa được đầu tư gần 12 tỷ đồng dọc đoạn bờ biển này đã bị sóng lớn đánh sập, cuốn đổ xuống biển. Sóng biển cũng dữ dội tại Quy Nhơn. Ảnh chụp cột sóng cao hơn 4m liên tục dội vào bờ ở TP Quy Nhơn. Ảnh: Vnexpress.
Quán cà phê Bazan đường Nguyễn Tất Thành (Phú Yên), gió lớn làm sập một góc mái.
Xung quanh, cây cối gãy cành vương vãi khắp nơi. Một số tuyến đường nước ngập sâu. Toàn bộ nhà dân cửa đóng then cài, chỉ một vài nhà hàng lớn còn thắp đèn.
Đường quốc lộ ven biển qua Quy Nhơn bị ngập cục bộ tại bến xe liên tỉnh khiến các xe tải chạy tuyến Bắc Nam phải vòng qua nội thành thành phố Quy Nhơn.
Vài người ở TP Quy Nhơn còn kẹt ngoài đường nhưng không thể chạy xe máy vì mưa và gió quá lớn. Họ phải dừng lại dắt xe, tìm chỗ trú ẩn.
Theo_Kiến Thức
Đồng bằng Sông Cửu Long: Quá nhiều thách thức và áp lực Chưa bao giờ vùng ĐBSCL lại đứng trước nhiều thách thức về biến đổi khí hậu cũng như áp lực ngày càng lớn của sự phát triển KTXH chưa bền vững như hiện nayBộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang nói. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại diễn đàn Diễn đàn Đồng bằng sông Cửu Long được mở...