Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư: Kinh tế – xã hội 3 tháng đầu năm phục hồi nhanh
Nhiều giải pháp đồng bộ được triển khai, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát tạo điều kiện cho kinh tế- xã hội phục hồi nhanh ngay trong quý I/2022.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022 diễn ra vào sáng nay (4/4), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết, tình hình kinh tế – xã hội (KT-XH) tháng 3 và 3 tháng đầu năm tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.
Điểm sáng nổi bật là tăng trưởng GDP đạt khá, quý I ước tăng 5,03% so với cùng kỳ, trong đó, khu vực dịch vụ tăng 4,58%, gấp gần 1,5 lần so với cùng kỳ các năm 2020-2021. Qua đó tạo niềm tin vào các chính sách phục hồi và phát triển KT-XH, kỳ vọng tăng trưởng tiếp tục đà tích cực trong quý II và cả năm 2022.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng báo cáo về tình hình KT-XH tháng 3 và 3 tháng đầu năm tại Phiên họp. (Ảnh: Nhật Bắc/VGP)
Cùng với đó, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. CPI bình quân quý I tăng 1,92% so với cùng kỳ, tương đối thấp so với cùng kỳ các năm 2018-2021. Thị trường tài chính – tiền tệ cơ bản ổn định. Đến 25/3, tín dụng tăng 4,63% so với cuối năm 2021; duy trì mặt bằng lãi suất cho vay hợp lý, hỗ trợ tích cực nhu cầu tín dụng cho sản xuất, kinh doanh; kịp thời có giải pháp ổn định thị trường, tâm lý nhà đầu tư, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm trên thị trường chứng khoán.
Xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ trong tháng 3, tăng 45,5% so với tháng trước, tính chung quý I tăng 12,9% so với cùng kỳ; xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng 50,5% so với tháng trước, tính chung quý I tăng 22% so với cùng kỳ, gấp 2,2 lần tốc độ tăng của khu vực FDI (10%). Nền kinh tế xuất siêu 1,39 tỷ USD trong tháng 3, tính chung quý I xuất siêu 809 triệu USD.
Liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn FDI đăng ký tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần 3 tháng tăng gần 2 lần so với cùng kỳ; FDI thực hiện tăng 7,8% so với cùng kỳ, mức tăng cao nhất kể từ năm 2016 đến nay, phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư kinh doanh, triển vọng tăng trưởng trung và dài hạn của nước ta.
Điểm đáng chú ý nữa là hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục mở rộng. Sản xuất nông nghiệp ổn định, làm tốt công tác gieo trồng vụ đông xuân và thu hoạch lúa mùa, phòng, chống rét đậm, rét hại, kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc, giá trị tăng thêm 3 tháng toàn ngành tăng 7,07% so với cùng kỳ. Thương mại, dịch vụ cũng tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường du lịch quốc tế mở cửa hoàn toàn từ giữa tháng 3, nhiều đường bay quốc tế được nối lại, khách quốc tế đến nước ta trong tháng tăng 2,2 lần so với cùng kỳ, tính chung quý I tăng 89,1% so với cùng kỳ.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đặc biệt nhấn mạnh điểm đáng mừng là số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tái gia nhập thị trường trong tháng cao gấp 3 lần doanh nghiệp rút lui. Tính chung quý I đạt kỷ lục hơn 60.000 doanh nghiệp, tăng 36,7% so với cùng kỳ, cao nhất trong các quý I từ trước tới nay.
“Đây là dấu hiệu tăng trưởng tích cực cho năm 2022, phản ánh kỳ vọng, niềm tin mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp vào tiến trình mở cửa, phục hồi của nền kinh tế”, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nhận định.
Nói về tình hình lao động, việc làm, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong quý I năm 2022 giảm so với quý trước, thu nhập người lao động được cải thiện.
Đồng thời, các lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng được quan tâm. Khoảng 35,87 triệu lượt đối tượng đã nhận hỗ trợ xấp xỉ 40,5 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP; hỗ trợ gần 38,6 nghìn tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 116/NQ-CP.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nước ta cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro về ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát, có thể tác động đến hiệu quả chính sách hỗ trợ, làm chậm lại đà tăng trưởng, ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi của nền kinh tế trong năm 2022-2023.
“Chính vì vậy, các cấp, các ngành chủ động theo dõi, dự báo tình hình, có phương án điều hành đồng bộ, linh hoạt, kịp thời theo biến động của kinh tế vĩ mô, lạm phát, cân đối lớn về năng lượng, lao động – việc làm, đầu tư…; quyết tâm, quyết liệt hơn nữa để triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, phấn đấu đạt, vượt mục tiêu tăng trưởng cả năm đã đề ra”, ông Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Cuối quý II, dòng tiền vào TTCK sẽ khởi sắc nhờ câu chuyện đầu tư công
Ông Ngô Thế Hiển, Giám đốc Phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), kỳ vọng dòng tiền trên thị trường chứng khoán sẽ bắt đầu khởi sắc vào cuối quý II, giai đoạn thủ tục liên quan đến dự án đầu tư công được hoàn thành và bắt đầu triển khai.
Talkshow Phố Tài chính
Tại Talkshow Phố Tài chính, ông Ngô Thế Hiển, Giám đốc Phân tích Chứng khoán SHS, nhận định nền kinh tế của Việt Nam hiện tại đã có những tín hiệu khởi sắc, tuy nhiên để có được tốc độ tăng trưởng như trong năm 2021 hoặc cao hơn thì vẫn là thách thức tương đối lớn.
Theo số liệu mà ông trích dẫn, sản xuất công nghiệp - yếu tố đóng góp quan trọng trong GDP trong 2 tháng đầu năm chỉ tăng 5,4%; trong khi cùng kỳ năm 2021 tăng 7,4%. Tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam trong 2 tháng chỉ đạt hơn 630 triệu USD, trong khi cùng đạt hơn 3 tỷ USD.
"Nhìn tổng quan, thị trường vẫn cho thấy một số tín hiệu tích cực. Nhưng ngoài ra vẫn còn các dấu hiệu về việc nền kinh tế phải chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ đại dịch Covid-19. Nếu kết thúc quý I tình hình không được cải thiện, tôi cho rằng khó có thể đạt được mức tăng trưởng GDP 4,48% như quý I/2021", ông Ngô Thế Hiển nói.
Còn ông Võ Thế Vinh, Giám dốc Phân tích Công ty Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam cho rằng từ tháng 3 này, với việc mở cửa lại hoàn toàn đường bay quốc tế, hoạt động của nhóm khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được đẩy mạnh hơn, nền kinh tế có thêm sự đóng góp từ các hoạt động du lịch, từ đó kỳ vọng GDP quý I tăng khoảng từ 5-5,1%.
Tuy nhiên, ông cũng nói thêm nếu tốc độ mở cửa kinh tế chậm hay tình hình dịch Covid có diễn biến phức tạp thì tăng trưởng kinh tế sẽ chậm hơn so với quý I/2021, đạt khoảng 4,2%.
Theo ông Vinh, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 1-2 quý có thể sẽ chậm hơn do Chính phủ vẫn ưu tiên kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung vẫn sẽ đạt ít nhất bằng mức kế hoạch của Chính phủ (khoảng 6,5%) và thực tế có thể lên đến khoảng 7%.
"Bài toán phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ nằm tại việc kiểm soát lạm phát. Cùng với gói hỗ trợ hậu Covid với giá trị khoảng 4% GDP cho hai năm sắp tới, các yếu tố này sẽ củng cố khả năng hồi phục của kinh tế Việt Nam", ông Võ Thế Vinh nhận định.
Với các kết quả đạt được trong quý I, ông Vinh dự báo mức độ tăng trưởng cao của kinh tế Việt Nam sẽ rơi vào nửa sau của năm 2022, do gói kích thích về tài khóa luôn có độ trễ về mặt chính sách.
Ông Ngô Thế Hiển cũng cho rằng các tác động của biện pháp hỗ trợ kinh tế do Chính phủ ban hành sẽ chưa rõ trong 2 tháng đầu năm và cần chờ đợi thêm vào quý II, quý III sắp tới.
Về cơ hội trên thị trường chứng khoán, Giám đốc phân tích SHS cho rằng dòng tiền sẽ bắt đầu khởi sắc vào cuối quý II, giai đoạn mà các thủ tục liên quan đến dự án đầu tư công được hoàn thành và bắt đầu triển khai.
"Nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại thận trọng hơn giai đoạn trước bởi nhiều yếu tố đặc biệt như diễn biến khó lường giữa Nga và Ukraine cũng như diễn iến giá dầu, giá nguyên vật liệu, lạm phát ở Mỹ và châu Âu", ông Ngô Thế Hiển cho biết.
Trong dài hạn, nếu những yếu tố này giảm cùng với sự tăng trưởng tốt hơn của kinh tế trong quý II sẽ giúp thị trường chứng khoán cải thiện trở lại.
Dòng tiền sẽ sớm chảy vào nhóm cổ phiếu đầu ngành bất động sản
Đánh giá về nhóm ngành bất động sản, ông Ngô Thế Hiển nêu một số yếu tố tác động đến triển vọng của nhóm này như quá trình đô thị hóa cao ở Việt Nam, dẫn đến nhu cầu về nhà ở luôn hiện hữu.
"Khi chúng ta đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng như cầu đường, các đường cao tốc sẽ kéo theo nhu cầu về nhà ở tại khu vực xung quanh các dự án về hạ tầng", ông Hiển nhận định.
Về bất động sản du lịch, việc mở cửa toàn bộ đối với khách du lịch quốc tế từ ngày 15/3 sẽ là tín hiệu tích cực hỗ trợ mảng bất động sản khu công nghiệp mặc. Dù vốn đầu tư đăng ký mới của doanh nghiệp FDI vào Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2022 thấp hơn so với cùng kỳ, tuy nhiên doanh nghiệp FDI hiện đang hoạt động ở Việt Nam lại tăng quy mô đầu tư. Cụ thể vốn điều chỉnh của các doanh nghiệp này tăng 124% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,6 tỷ USD.
Theo ông Ngô Thế Hiển, các mã cổ phiếu bất động sản sau giai đoạn tăng mạnh đã điều chỉnh giảm trở lại và ở vùng giá hiện tại, dòng tiền sẽ sớm chảy vào các nhóm cổ phiếu đầu ngành như VHM, NVL hay KDH.
Nhận định về rủi ro khi đầu tư vào nhóm cổ phiếu ngành bất động sản, ông Võ Thế Vinh cho rằng cần 2-3 năm để triển khai một dự án bất động và cũng sẽ tốn lượng thời gian tương đương để doanh nghiệp bất động ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ các dự án này. Do đó nếu như nhà đầu tư mua những giá trị trong tương lai quá xa thì chắc chắn sẽ phải đối mặt với rủi ro biến động giá trong ngắn hạn.
"Chúng tôi luôn ưu tiên doanh nghiệp có các dự án liên tiếp trong năm tiếp theo, đơn cử như nhưng doanh nghiệp trong mảng bất động sản khu dân cư", ông Võ Thế Vinh chia sẻ.
Ngoài ra, Giám đốc Phân tích Guotai Junan cho rằng khi Việt Nam mở cửa trở lại đường bay quốc tế, nhiều người thuê sẽ đến với các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp. Cùng với đó, sự phát triển của hệ thống cảng biển, logistic mới cũng sẽ thu hút các nhà đầu tư đến với mảng này.
Hải Phòng: Trạm Y tế phường bị tố đòi 1,5 triệu đồng của F0 để chuyển viện Trưởng Trạm Y tế phường Trại Cau (Lê Chân, Hải Phòng) bị tố đòi 1,5 triệu đồng F0 mới cho đi viện điều trị. Ngày 5/3, lãnh đạo UBND phường Trại Cau (quận Lê Chân, TP Hải Phòng) thông tin, đang họp và yêu cầu ông N.M.H - Trạm trưởng Trạm Y tế lưu động phường Trại Cau làm tường trình về thông...