Bộ trưởng Israel đến thăm khu phức hợp đền thờ gây tranh cãi với Palestine
Ngày 26/12, Bộ trưởng An ninh Israel Itamar Ben Gvir đã đến thăm khu phức hợp đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa mà Israel gọi là Núi Đền ở Jerusalem – thánh địa thiêng liêng đối với cả người Do Thái và người Hồi giáo.
Động thái này đã vấp phải phản ứng của Chính quyền Palestine và Jordan.
Nhà thờ Hồi giáo al-Aqsa/Núi Đền ở Jerusalem. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong thông điệp trên mạng xã hội X, Bộ trưởng Ben Gvir đăng tải hình ảnh của mình tại địa điểm linh thiêng này trong điều kiện an ninh được đảm bảo. Ông Ben Gvir cũng cho biết đã “cầu nguyện” để các con tin đang bị giam giữ ở Dải Gaza nhanh chóng được trả tự do và an toàn trở về Israel.
Khu đền Al-Aqsa/Núi Đền nằm ở Đông Jerusalem, vùng lãnh thổ Israel chiếm đóng trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967 và sáp nhập sau đó. Khu vực này là tâm điểm của nhiều làn sóng bạo lực giữa người Do thái tại Israel và người Hồi giáo.
Video đang HOT
Theo quy ước lâu nay, người Do Thái và những người không theo đạo Hồi được phép thăm khu phức hợp trong những giờ nhất định, nhưng không được phép cầu nguyện tại đó. Vì vậy, việc ông Ben Gvir đến khu phức hợp này được cho là có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Israel và Palestine.
Chính quyền Palestine đã bày tỏ sự phản đối đối với chuyến thăm của ông Ben Gvir tới khu đền, đồng thời cho rằng hành động cầu nguyện tại địa điểm này có thể gây căng thẳng đối với cộng đồng người Palestine và Hồi giáo.
Trong tuyên bố ngày 26/12, Bộ Ngoại giao Jordan cũng phản đối chuyến đi của ông Ben Gvir tới khu đền nói trên.
Quốc tế phản ứng về buổi cầu nguyện của Bộ trưởng Israel tại Al-Aqsa (Núi Đền)
Ngày 13/8, Bộ trưởng An ninh quốc gia Israel Itamar Ben Gvir đã cùng hàng nghìn người Israel đến cầu nguyện tại Al-Aqsa (Núi Đền), đi ngược lại chính sách của Chính phủ Israel về hạn chế các tín đồ Do Thái cầu nguyện tại điểm nóng này.
Động thái trên đã lập tức vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế.
Nhà thờ Mái vòm tại đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa (mà Israel gọi là Núi Đền) ở Thành cổ Jerusalem. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố, Phó phát ngôn viên LHQ Farhan Haq bày tỏ: "Chúng tôi phản đối mọi hành động nhằm thay đổi nguyên trạng bên trong các địa điểm linh thiêng". Theo ông, cũng giống những điểm linh thiêng khác ở Jerusalem, đền Al-Aqsa nên thuộc quyền quản lý của những tổ chức tôn giáo phụ trách các địa điểm đó. Ông đánh giá hành vi này là không hữu ích và gây căng thẳng.
Tương tự, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng Bộ trưởng Ben Gvir đã phớt lờ hiện trạng của Al-Aqsa, đồng thời hối thúc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tránh những hành động như vậy. Theo ông, các hành động này sẽ chỉ làm leo thang căng thẳng trong giai đoạn then chốt hiện nay, khi tất cả đều tập trung vào các nỗ lực ngoại giao nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza, trả tự do cho tất cả các con tin, cũng như tạo điều kiện cho ổn định khu vực.
Cùng chung quan điểm, Bộ Ngoại giao Pháp hối thúc Israel tôn trọng hiện trạng của địa điểm linh thiêng đối với các tín đồ Hồi giáo này. Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Jordan cũng đã lên tiếng phản đối hành động trên.
Khu đền thờ Al-Aqsa là một trong những địa điểm linh thiêng nhất trên thế giới đối với người Hồi giáo và cũng là một thánh địa đối với người Do Thái.
Liên quan thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 13/8 nhấn mạnh một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza có thể dẫn đến việc Iran kiềm chế phát động các cuộc tấn công nhằm vào Israel để đáp trả vụ ám sát thủ lĩnh chính trị của phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh tại Tehran. Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định các cuộc đàm phán khó khăn, song ông sẽ không từ bỏ.
Người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cũng hối thúc Israel và phong trào Hamas nên tham gia những cuộc đàm phán trong tuần này để đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza. Theo bà, đây là cách tốt nhất để tháo ngòi tình trạng căng thẳng hiện nay.
Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại Trung Đông cho biết tại cuộc điện đàm với Thủ tướng lâm thời Liban Najib Mikati, Ngoại trưởng Anh David Lammy ngày 13/8 đã kêu gọi tất cả các bên nỗ lực giảm căng thẳng ngay lập tức để tránh xung đột lan rộng ở khu vực Trung Đông. Trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Lammy nhấn mạnh hiện nay là thời điểm quan trọng đối với sự ổn định ở Trung Đông và không thể trì hoãn thêm quyết tâm chấm dứt xung đột ngay lập tức.
Các nguồn tin chính trị và ngoại giao tại Liban xác nhận nhằm hạ nhiệt căng thẳng, Đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein sẽ đến thủ đô Beirut trong ngày 14/8, sau khi dừng chân tại Tel Aviv để tiến hành vòng đàm phán mới. Ông Hochstein dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Quốc hội Liban Nabih Berri và Thủ tướng lâm thời Mikati.
Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Moskva, phát biểu trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Palestine Mahmoud Abbas ở Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng để mang lại hòa bình lâu dài, đáng tin cậy và ổn định trong khu vực, cần phải thực hiện tất cả các quyết định của LHQ và trước hết là thành lập nhà nước Palestine hoàn chỉnh.
Hiện tại, căng thẳng ở Trung Đông đang bị đẩy lên đến đỉnh điểm trước nguy cơ về một cuộc tấn công tiềm tàng của Iran sau hai vụ sát hại quan chức cấp cao của Hamas và Hezbollah. Còn tại Dải Gaza, cuộc xung đột giữa Israel và Hamas kéo dài từ ngày 7/10/2023 đã khiến khoảng 40.000 người thiệt mạng. Thiệt hại về người phía Israel là 1.400 người. Trong khi đó, các cuộc giao tranh gần như mỗi ngày giữa Israel và Hezbollah đến nay đã cướp đi sinh mạng của 530 người tại Liban và 47 người tại Israel. Những diễn biến căng thẳng liên tục phát đi những cảnh báo nguy hiểm đối với khu vực chưa bao giờ ngơi tiếng súng này.
WB cảnh báo tác động đối với kinh tế toàn cầu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Ajay Banga cảnh báo xung đột lan rộng ở Dải Gaza có thể gây ra những tác động lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Những tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống Meidoun, Liban. Ảnh: THX/TTXVN Trong cuộc trả lời phỏng vấn của báo giới, ông Banga cho biết,...