Bộ trưởng Hoàng: “Lo ngại sản xuất bị đe dọa vì hội nhập là không có cơ sở”
Liên quan đến sự đổ bộ của một số nhà bán lẻ ngoại vào thị trường Việt Nam, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định, dù đã mở cửa từ những năm 90 của thế kỷ trước đối với hàng hóa của ASEAN, nhưng hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang thống lĩnh thị trường.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng
Tại chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời diễn ra tối 1/2/2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã chia sẻ về cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt cũng như giải thích ngắn gọn về thương mại tự do, một khái niệm khá quen thuộc nhưng nhiều người dân còn chưa thực sự hiểu rõ.
Theo cắt nghĩa của Bộ trưởng Hoàng, thương mại tự do nghĩa là các nền kinh tế trên thế giới tham gia ký kết, cam kết với nhau trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO) hay một liên minh thuế quan, kinh tế và đặc biệt là của một hiệp định thương mại tự do. Khái niệm này bao gồm giao thương hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và kể cả tự do di chuyển lao động.
Mở cửa thị trường hàng hóa là nguyên tắc có đi, có lại. Nếu chúng ta muốn xuất khẩu, tăng cường sự hiện diện hàng hóa Việt Nam vào một thị trường nhất định mà hiện nay còn đang hạn chế, thì ngược lại chúng ta phải mở cửa cho hàng hóa mà đối tác đó có nhu cầu xuất khẩu sang Việt Nam.
Nguyên tắc này thực hiện trên cơ sở cố gắng thu được lợi ích cốt lõi trong đàm phán về thương mại hàng hóa. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định, khi Chính phủ quyết định đàm phán Hiệp định thương mại tự do với một đối tác thì đều đã tính tới lợi thế và kế hoạch lộ trình để bảo vệ sản xuất trong nước, phù hợp vừa hội nhập và bảo vệ thị trường trong nước.
Theo Bộ trưởng, Việt Nam có lợi ích rất lớn đối với những mặt hàng như dệt may, da giày, nông, thủy sản và một số sản phẩm công nghiệp chế biến. Khi đàm phán hiệp định thương mại tự do với các đối tác, bao giờ Việt Nam cũng đặt ra vấn đề là các nước này phải mở cửa tối đa thị trường của họ đối với những mặt hàng này của Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam sẽ xem xét, chấp nhận mở cửa thị trường trong nước đối với một số hàng hóa mà các nước đối tác có nhu cầu xuất khẩu sang Việt Nam.
Việt Nam không ngại mở cửa với Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý rằng, Việt Nam có lộ trình riêng và đề nghị đối tác chấp nhận lộ trình đó, nhất là đối với một số hàng hóa đang gọi là nhạy cảm, do khả năng sản xuất trong nước còn hạn chế hoặc khả năng cạnh tranh còn chưa cao. Việt Nam cần có khoảng thời gian nhất định đủ để doanh nghiệp hay nhà sản xuất trong nước vươn lên, nâng cao chất lượng.
“Khi Việt Nam thực hiện được như vậy, việc băn khoăn đến những việc cạnh tranh gay gắt, thậm chí đe dọa sản xuất trong nước là không có cơ sở nếu chúng ta thực hiện nghiêm thúc các thỏa thuận đã ký” – người đứng đầu Bộ Công thương cho hay.
Video đang HOT
Bộ trưởng cho biết, tại thời điểm hiện nay, Việt Nam đang đàm phán ký kết 7 Hiệp định thương mại tự do với các đối tác. Trong đó có thể kể đến Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (VCUFTA).
Đối với Việt Nam, khi đàm phán luôn tuân thủ theo chỉ đạo của Chính phủ là luôn bảo hộ một cách hợp lý đối với hàng hóa liên quan tới nông nghiệp. Ví dụ như khi đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã đấu tranh và giữ được bảo hộ đối với 4 loại hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp gồm muối ăn, đường (để ăn), trứng gia cầm và nguyên liệu sản xuất thuốc lá.
Đối với 4 loại hàng hóa này, Việt Nam áp dụng hạn ngạch thuế quan khi xem xét nhập khẩu. Mỗi năm, chỉ cho phép một lượng nhất định được nhập khẩu vào Việt Nam và hưởng thuế suất ưu đãi. Nếu xuất khẩu vào Việt Nam ngoài hạn ngạch thì sẽ phải chịu mức thuế suất cao. Việc này góp phần vừa bảo hộ sản xuất trong nước một cách hợp lý nhưng cũng thực hiện nghĩa vụ mở cửa từ từ, có chọn lọc, có lộ trình đối với những sản phẩm kể trên.
Sự “đổ bộ” của các nhà bán lẻ nước ngoại đang làm dấy lên lo ngại về sự thất thế của hàng Việt trên sân nhà
Liên quan đến sự đổ bộ của một số nhà bán lẻ ngoại vào thị trường Việt Nam và điều này có thể kéo theo hệ quả đó là “Siêu thị đi trước, hàng hóa theo sau”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đánh giá, lĩnh vực bán buôn bán lẻ là một lĩnh vực nhạy cảm, không phải chỉ với Việt Nam mà kể cả với nhiều nước khác trên thế giới.
Đây là một trong những nội dung mà Việt Nam sẽ mở cửa thận trọng, theo lộ trình, đối với từng loại hàng hóa sẽ có mức độ mở cửa khác nhau. Nhìn chung Việt Nam đã thực hiện tốt cam kết này.
Theo nhìn nhận của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, một số doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam nhưng ở mức độ có hạn. Số lượng hàng hóa, chủng loại hàng hóa chịu sự kiểm tra rất chặt chẽ. Việc mở các cơ sở bán buôn, bán lẻ này được một hệ thống các cơ quan từ Trung ương tới địa phương xem xét hết sức cẩn trọng. Có thể thấy rằng, dù đã mở cửa từ những năm 90 của thế kỷ trước đối với hàng hóa của ASEAN, nhưng hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang thống lĩnh thị trường.
“Điều đó khẳng định chúng ta không e ngại việc mở cửa thị trường với Cộng đồng Kinh tế ASEAN nếu chúng ta có bản lĩnh, có bước đi thận trọng, có chủ trương chính sách phù hợp và quan tâm bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, bảo hộ quyền lợi chính đáng của người sản xuất” – người đứng đầu Bộ Công thương quả quyết.
Bích Diệp
Theo Dantri
Việt Nam: Chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong ASEAN
Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 sẽ mở ra một chương mới cho liên kết khu vực. Việt Nam luôn tự hào là một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của cộng đồng ASEAN sau 20 năm gắn bó.
Lịch sử
Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 đã đưa quan hệ giữa các nước Đông Nam Á sang một trang mới của xây dựng lòng tin và tình hữu nghị.
Việc Việt Nam thúc đẩy thành công đồng thuận trong ASEAN về quyết định kết nạp Campuchia tại Cấp cao ASEAN-6 (Hà Nội, năm 1998) đã hoàn tất giấc mơ về một ASEAN-10 và gieo mầm ý tưởng về một ngôi nhà chung ASEAN.
Sau những nét bút đầu tiên về Cộng đồng ASEAN được phác thảo theo đề xuất của Singapore về trụ cột kinh tế năm 2002 và Indonesia về trụ cột an ninh năm 2003, Việt Nam đã hoàn tất bức tranh Cộng đồng ASEAN với đề xuất trụ cột văn hóa-xã hội. Hiện thực hóa ý tưởng đó, Việt Nam tham gia đóng góp tích cực vào việc xây dựng các văn kiện định hướng lớn của ASEAN như Chương trình Hành động Vientian năm 2004, Hiến chương ASEAN năm 2008 và Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015).
Những thành công trong năm Chủ tịch ASEAN 2010 của Việt Nam đã góp phần quan trọng vào tiến trình xây dựng Cộng đồng.
Với chủ đề "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ Tầm nhìn đến Hành động", chúng ta đã đưa bộ máy tổ chức ASEAN (xây dựng theo Hiến chương ASEAN) vào hoạt động trên thực tế; thúc đẩy hợp tác ASEAN theo hướng nâng cao tính hành động và thực thi, nhất là trong triển khai Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Những năm tiếp theo, Việt Nam tiếp tục đề cao và bám sát cách tiếp cận này, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả của các dòng hành động được đề ra trong Lộ trình; đặc biệt, trong trụ cột kinh tế, Việt Nam luôn là một trong những nước đạt tỷ lệ thực thi cao nhất (năm 2013, Việt Nam đứng thứ hai, sau Singapore, với tỷ lệ triển khai đạt gần 90%).
Hiện tại và tương lai
Năm 2015 sẽ là một năm vô cùng bận rộn và sôi động của ASEAN. ASEAN sẽ cần tập trung nỗ lực để triển khai gần 20% các dòng hành động còn lại trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; mặc dù chiếm phần nhỏ, nhưng đây lại là những biện pháp khó, yêu cầu mức độ liên kết và hội nhập cao.
Xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015 và các kế hoạch triển khai cụ thể cũng là một trọng tâm lớn của ASEAN nhằm định hướng cho giai đoạn phát triển cao hơn của Cộng đồng, nhất là tiếp tục làm sâu sắc hơn liên kết của ASEAN trên cả ba trụ cột. Việt Nam sẽ cùng ASEAN triển khai các trọng tâm của năm 2015 theo các hướng sau:
Thứ nhất, nỗ lực hết mình vì đoàn kết và thống nhất của ASEAN. Đây chính là sức mạnh cộng hưởng từ ý chí và quyết tâm của 10 nước thành viên để chèo lái con thuyền ASEAN qua mọi sóng gió và cập bến thành công.
Thứ hai, tiếp tục thúc đẩy thực hiện đúng hạn và hiệu quả các dòng hành động còn lại trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng, đồng thời tham gia tích cực vào việc soạn thảo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015 nhằm xây dựng một kịch bản tối ưu cho sự phát triển của ASEAN trong thập kỷ mới.
Thứ ba, đẩy mạnh triển khai Chương trình Hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN, chú trọng tuyên truyền về sự hình thành của Cộng đồng ASEAN và các lợi ích do Cộng đồng mang lại.
Cuối cùng, xây dựng bộ máy hiệu quả với một cơ chế phối hợp nhịp nhàng và thông suốt giữa các Bộ/ngành từ trung ương đến địa phương, được đầu tư nguồn lực thích đáng và vận hành bởi một đội ngũ cán bộ, công chức giàu tâm huyết và giỏi chuyên môn.
Là bộ phận hữu cơ của ASEAN, tương lai của Việt Nam sẽ luôn gắn chặt với những bước phát triển tiếp theo của ASEAN.
Những nền tảng tốt đẹp mà Việt Nam đã tạo dựng được trong gần hai thập kỷ qua là xung lực quan trọng để chúng ta tiếp tục nỗ lực hết mình vì một
Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh và phồn vinh.
Nguyễn Vũ Tú
Trưởng SOM ASEAN
Theo Chính phủ
Lộ trình của máy bay AirAsia mất tích không hề khó Các phi công từng thực hiện hành trình tương tự như chuyến bay QZ8501 đang mất tích của AirAsia khẳng định lộ trình này không có thách thức gì đặc biệt. Trong khi đó, Airbus khẳng định chiếc A320 đã có hàng chục nghìn giờ bay an toàn. Máy bay của AirAsia đã có hàng nghìn giờ bay an toàn "Đó là một...