Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khóa đã và đang là trụ cột của nền kinh tế
Chiều 28/10, phát biểu làm rõ thêm những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng năm 2022, nước ta có một năm điều hành quản lý kinh tế – xã hội thành công.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết trong năm qua chính sách tài khóa đã và đang là trụ cột của nền kinh tế. Trong đó, dù 5 năm qua thực hiện chính sách giảm thuế nhưng thu nội địa vẫn tăng trưởng 9,8%, giảm chi thường xuyên 10% nhờ thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ trong thu ngân sách.
Về dự toán ngân sách năm 2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã cho biết: Năm 2023 sẽ là năm tiềm ẩn nhiều khó khăn như giá nguyên vật liệu trong nước tăng, dầu xăng khó khăn, lãi suất tiền gửi và tiền vay trong nước đều tăng cao, room tín dụng thắt chặt và thị trường vốn khó khăn. Đặc biệt là lạm phát và lãi suất thế giới tăng cao tác động mạnh đến điều hành kinh tế – xã hội nước ta, tác động đến sản xuất kinh doanh.
Để đảm bảo thận trọng, chủ động và chắc chắn trong điều hành ngân sách thì dự toán ngân sách đặt ra mức tăng thấp. Ngoài ra, trước ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng mức bội chi thấp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã cho rằng: Trong bối cảnh hiện nay mức bội chi đề ra là hợp lý. Nếu nâng bội chi lên cao có nghĩa là phải đi vay mà đi vay trong giai đoạn này thì hiệu quả sẽ không cao.
Về trái phiếu doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết trong thời gian tới sẽ đề xuất sửa Luật Doanh nghiệp sửa Luật Chứng khoán và các nghị định liên quan để kiểm soát một cách chặt chẽ, minh bạch và cũng là tạo ra nguồn vốn trung và dài hạn để giúp cho việc phát triển sản xuất kinh doanh.
Video đang HOT
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng giải trình cho biết một số giải pháp trong điều hành giá xăng dầu, giá thuốc và vật tư y tế. Theo đó tập trung rà soát để kịp thời sửa đổi, hoàn thiện các quy định liên quan.
Đôn đốc, gỡ vướng đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Sáng 18/5, Tổ công tác số 6 của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm tổ trưởng đã có buổi làm việc với 5 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Yên, Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa để đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Tổ trưởng Tổ kiểm tra số 6 kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã giao Tổ trưởng tổ công tác số 6 thực hiện kiểm tra giải ngân đầu tư công của 4 tháng đầu năm 2022 tập trung vào 5 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Yên, Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hoà.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, số vốn đầu tư công Chính phủ giao cho 5 tỉnh là gần 26.700 tỷ đồng và hiện nay mới giải ngân được hơn 5.071 tỷ đồng đạt 19% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao năm 2022; trong đó, tỉnh Bình Thuận có số giải ngân cao nhất đạt 28,5%, tỉnh Khánh Hòa thấp nhất trong 5 tỉnh, đạt 14,5%.
Bộ trưởng cho rằng, đã gần hết nửa năm, nhưng tỷ lệ giải ngân tại các địa phương này rất thấp, chưa kể nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia vừa phân bổ, nguồn vốn ngân sách nhà nước và gói kích cầu. Các tỉnh cần báo cáo những khó khăn, vướng mắc, những lực cản và giải pháp khắc phục cũng như các kiến nghị nhằm tháo gỡ những nút thắt này. Sau cuộc họp, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy giải ngân.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị, các tỉnh lưu ý đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và coi đây là động lực để tăng trưởng. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu ngân sách. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam vừa trải qua dịch bệnh nặng nề, đang phục hồi thì giải pháp về tăng cường đầu tư công là giải pháp trọng tâm.
Tại cuộc họp các địa phương đã nêu ra một số lý do khiến tiến độ giải ngân chậm như trong quý I/2022 dịch bệnh vẫn ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiến độ thực hiện các dự án; giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao trong thời gian qua khiến các doanh nghiệp, nhà thầu thi công cầm chừng hoặc tạm dừng thi công, dự án phải điều chỉnh chủ trương, điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Bên cạnh đó là nguyên nhân giải phóng mặt bằng; vướng về đơn giá, hệ số điều chỉnh giá đất, phương án đền bù...; các dự án mới khởi công đang triển khai thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán, tổ chức đấu thầu xây lắp chưa giải ngân được vốn...
Bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết, đến thời điểm hiện tại, tỉnh này đã thực hiện phân bổ 100% kế hoạch vốn đồng thời cũng đã giải ngân đạt 20% kế hoạch.
Theo bà Trần Tuệ Hiền, nguyên nhân khiến việc giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh gặp khó khăn là do giải phóng mặt bằng chậm; thời gian thực hiện phê duyệt các bản vẽ thiết kế thi công mất nhiều thời gian. Hơn nữa còn có những nguyên nhân khách quan như việc tăng giá nguyên vật liệu, mùa mưa đến sớm nên đã ảnh hưởng tới tiến độ thi công.
Đưa ra các giải pháp khắc phục, một số bộ, ngành tại cuộc làm việc đã có những phương án hết sức cụ thể. Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, chậm giải phóng mặt bằng không phải do chế độ mà do tổ chức thực hiện. Khi thực hiện, các địa phương phải theo hình thức cuốn chiếu, đây là vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh chỉ đạo.
Về kéo dài vốn ngân sách từ 2021 sang 2022, theo đại diện đến từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý cho phép, trong tuần này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thông báo các địa phương danh mục và mức vốn kéo dài.
Các tỉnh cũng đã kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc một số vấn đề như đề nghị kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn ngân sách trung ương trong nước đã được giao kế hoạch năm 2021 sang năm 2022.
Cùng đó, sớm thông báo kế hoạch vốn trung hạn 2021-2025 và kế hoạch năm 2022 cho các Chương trình mục tiêu quốc gia để kịp thời chuẩn bị thủ tục, giải ngân kế hoạch vốn được giao và sớm có thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo Bộ trưởng, dự báo tới đây, sẽ còn nhiều khó khăn nên cần tập trung tháo gỡ các vướng mắc, gỡ khó cho doanh nghiệp để công trình đẩy nhanh tiến độ, đưa nhanh vào sử dụng, phát huy hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng, chống lạm phát.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị các địa phương phải tập trung phân bổ hết số vốn được giao; tháo gỡ giải phóng mặt bằng; UBND tỉnh cần yêu cầu liên sở Xây dựng - Tài chính công bố giá kịp thời, sát thực tế giá nguyên vật liệu; đôn đốc thi công nhanh, nghiệm thu nhanh, bố trí vốn đủ để thanh toán; điều chỉnh vốn cho các dự án tiến độ nhanh, phát huy hiệu quả theo thẩm quyền; thường xuyên kiểm tra công tác giải ngân, giải phóng mặt bằng, đôn đốc thực hiện các dự án đầu tư.
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN
Về chính sách pháp luật, Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành, báo cáo Chính phủ, Quốc hội để sửa luật, nếu cần thiết có thể báo cáo Quốc hội ban hành nghị quyết.
Bộ Tài chính nói gì về đề xuất bỏ quy định bắt buộc mua bảo hiểm xe máy? Bộ Tài chính khi trả lời kiến nghị của cử tri đã cho biết quy định bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là phù hợp với xu thế chung trên thế giới. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa trả lời kiến nghị của cử tri về việc xem xét bãi bỏ quy...