Bộ trưởng Hải quân Mỹ thăm các công ty đóng tàu Hàn Quốc
Bộ trưởng Hải quân Mỹ Carlos Del Toro ngày 27/2 đã thăm các nhà máy đóng tàu của công ty HD Hyundai Heavy Industries và Hanwha Ocean để khám phá năng lực đóng tàu quân sự của những nhà máy này nhằm tính toán khả năng thiết lập các dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho các hạm đội hải quân, đảm bảo tăng cường sự hiện diện của Hải quân Mỹ tại châu Á.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik (trái) trong cuộc gặp Bộ trưởng Hải quân Mỹ Carlos Del Toro ở thủ đô Seoul, ngày 26/2/2024. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, chuyến thăm của Bộ trưởng Del Toro đến Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang xem xét thuê nước ngoài bảo trì, sửa chữa và đại tu (MRO) tàu hải quân để giảm bớt những hạn chế về năng lực trong nước, đồng thời đảm bảo cho các tàu hải quân luôn ở trạng thái tối ưu và sẵn sàng triển khai.
Ngoài ra, Mỹ cũng quan tâm đến việc đóng tàu hải quân ở các quốc gia đồng minh như Hàn Quốc và Nhật Bản như những giải pháp thay thế hiệu quả về mặt chi phí.
Tại chuyến thăm nhà máy đóng tàu Ulsan của công ty HD Hyundai ở thành phố Ulsan, Bộ trưởng Del Toro đã thảo luận với Phó Chủ tịch HD Hyundai Chung Ki-sun về khả năng công nghệ và chiến lược của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác hàng hải Mỹ – Hàn. Bộ trưởng Del Toro cũng đã kiểm tra các dự án quan trọng tại các nhà máy đóng tàu của Hyundai Heavy Industries (HD HHI), bao gồm tàu khu trục Aegis sắp ra mắt của Hải quân Hàn Quốc, ROKS Jeongjo Đại đế và tàu khu trục lớp Chungnam, cả hai đều sắp được giao hàng.
Video đang HOT
Cùng ngày, ông Del Toro cũng đã đến thăm xưởng đóng tàu của công ty Hanwha Ocean ở thành phố Geoje, tỉnh Kyungsang Nam; quan sát quá trình chế tạo tàu ngầm Jangbogo (KSS III) Batch-II tiên tiến và tham quan cơ sở sản xuất hiện đại của công ty. Hanwha Ocean đã thiết lập quan hệ đối tác kỹ thuật quốc tế để cung cấp các giải pháp MRO toàn diện, bao gồm chuyển giao công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ. Công ty từng đại tu 24 tàu ngầm lớp Jangbogo-I và II, cải tiến 3 tàu ngầm lớp Jangbogo-I và nâng cấp cho 3 tàu khu trục lớp Gwanggaeto the Great.
Trước đó, ngày 26/2, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik và Bộ trưởng Hải quân Mỹ Del Toro đã hội đàm tại Khu liên hợp quốc phòng quốc gia Yongsan. Hai bên nhất trí rằng sự hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng đóng vai trò rất quan trọng để củng cố sức mạnh hải quân của cả hai nước bằng cách đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng và cải thiện các hoạt động quân sự chung.
Bộ trưởng Hải quân Mỹ thừa nhận không theo kịp tốc độ phát triển tàu chiến của Trung Quốc
Bộ trưởng Hải quân Mỹ Carlos Del Toro nhấn mạnh Washington cần nâng cấp hạm đội Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng sở hữu một lực lượng hùng mạnh và triển khai hạm đội nước này ra toàn cầu.
Lực lượng Hải quân Trung Quốc trên boong tàu tại một cảng quân sự ở thành phố Chu San, Trung Quốc tháng 8/2022. Ảnh: Getty Images
Phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ở thủ đô Washington, D.C. Bộ trưởng Del Toro cho biết hải quân Trung Quốc có ưu thế đáng kể trước đối thủ Mỹ, bao gồm việc sở hữu hạm đội lớn hơn và năng lực đóng tàu lớn hơn.
"Họ có một hạm đội lớn hơn nên họ đang triển khai hạm đội đó trên toàn cầu. Chính vì vậy, chúng ta cần một lực lượng hải quân lớn hơn, cần nhiều tàu hơn, hiện đại hơn trong tương lai, đặc biệt là những tàu có thể đối phó với mối đe dọa đó", nhà chức trách nêu rõ.
Để so sánh, Hải quân Trung Quốc cho biết lực lượng này đang có 340 tàu và có thể biên chế tới 400 tàu trong những năm tới. Trong khi đó, hạm đội Mỹ có chưa đến 300 tàu.
Theo Kế hoạch Điều hướng 2022 của Hải quân Mỹ công bố vào mùa hè năm ngoái, mục tiêu của Lầu Năm Góc là sở hữu 350 tàu có người lái vào năm 2045, một con số thua kém rất nhiều so với dự báo cho hạm đội của Trung Quốc.
Thậm chí, theo một báo cáo tháng 11/2022 của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, trước khi đạt được mục tiêu đó, hạm đội của Mỹ dự kiến còn giảm số lượng tàu do các tàu cũ đã ngừng hoạt động.
Ông Del Toro chỉ ra các nhà máy đóng tàu của hải quân Mỹ không thể so sánh được với sản lượng của các nhà máy Trung Quốc.
"Họ có 13 nhà máy đóng tàu và một số nhà máy đóng tàu có công suất lớn hơn đáng kể. Họ còn sở hữu một nhà máy đóng tàu có công suất lớn hơn tất cả các nhà máy đóng tàu của chúng ta cộng lại. Điều đó gây ra một mối đe dọa thực sự", ông Del Toro tuyên bố.
Mặc dù người đứng đầu Hải quân Mỹ không đưa ra con số cụ thể về các xưởng đóng tàu đó, nhưng các báo cáo của Trung Quốc và phương Tây cho biết Trung Quốc có 6 xưởng đóng tàu lớn và 2 xưởng nhỏ hơn đang đóng tàu hải quân.
Trong khi đó, theo một báo cáo tháng 10/2022 của Trung tâm Quốc phòng, Mỹ chỉ có 7 nhà máy đóng tàu sản xuất các tàu hoạt động ở vùng nước sâu.
Bên cạnh đó, một ưu thế khác trong các nhà máy đóng tàu Trung Quốc là số lượng công nhân. Đây là một vấn đề nan giải của Mỹ.
"Khi bạn có tỷ lệ thất nghiệp dưới 4%, điều đó thực sự là một thách thức cho dù bạn đang nỗ lực tìm nhân viên cho một nhà hàng hay công nhân cho một xưởng đóng tàu", ông Del Toro lý giải.
Theo một báo cáo hồi tháng 11/2022 của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, Hải quân Mỹ đã thực hiện các bước đi để thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc, bao gồm việc cử thêm hạm đội đến Thái Bình Dương và sử dụng các tàu mới hơn, có khả năng hơn trong đảm nhiệm các sứ mệnh ở Thái Bình Dương.
Trước một loạt khó khăn mà Hải quân Mỹ phải đối mặt, Bộ trưởng Del Toro vẫn chỉ ra một lợi thế mà lực lượng này nắm giữ so với Trung Quốc. "Các công ty của chúng ta đóng tàu tốt hơn. Đó là lý do tại sao chúng tôi có một lực lượng hải quân hiện đại hơn, có năng lực hơn, gây ra sát thương hơn. Bên cạnh đó, có một sự khác biệt cơ bản trong cách chúng tôi huấn luyện Thủy quân lục chiến, thủy thủ, binh lính, phi công và lực lượng không gian. Điều này mang lại cho chúng ta lợi thế vốn có trước bất cứ mối đe dọa nào từ Trung Quốc", Bộ trưởng Del Toro kết luận.
Tiết lộ số tiền hải quân Mỹ tiêu tốn để đánh chặn tên lửa và UAV của Houthi Kể từ tháng 10/2023, hải quân Mỹ đã tiêu tốn khoảng 400 triệu USD để đánh chặn các loại tên lửa và máy bay không người lái (UAV) của Houthi. Theo báo cáo của The War Zone (TWZ), kể từ khi cuộc xung đột Israel-Hamas nổ ra vào tháng 10/2023, hải quân Mỹ đã phải đối mặt với những cuộc tấn công liên...