Bộ trưởng GTVT xin thêm 65.000 tỷ đồng làm đường Hồ Chí Minh
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết, tổng nhu cầu vốn đến năm 2020 cho việc thực hiện thông tuyến hai làn xe đường Hồ Chí Minh khoảng hơn 65.000 tỷ đồng. Đến năm 2015, để có thể nâng cấp mở rộng đoạn qua Tây Nguyên cũng còn thiếu 24.000 ty đông.
UB Thường vụ Quôc hôi xem xét đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 38 năm 2004 của Quôc hôi về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh.
Tờ trình Chính phủ do Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trình bày khẳng định, dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh được triển khai đã cơ bản bám sát yêu cầu của Nghị quyết về việc lựa chọn hướng tuyến, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh ở những vùng có tuyến đường đi qua; đồng thời tạo được khả năng liên kết giữa các khu đô thị, vùng dân cư, các khu công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm.
Dự án đã được xem xét và phân kỳ đầu tư một cách tương đối hợp lý cho từng đoạn tuyến căn cứ vào nhu cầu phát triển, khả năng cân đối vốn và tính phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ toàn quốc. Từ khi đưa vào khai thác đến nay tuyến đường đã thực hiện tốt chức năng hỗ trợ quốc lộ 1, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và đảm bảo giao thông thông suốt khi quốc lộ 1 bị ách tắc trong mưa lũ.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết, đến năm 2015, số vốn thiếu để hoàn thành giai đoạn 2 đường Hồ Chí Minh là 24.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng GTVT nêu đề nghị điều chỉnh một số nội dung cơ bản về tổng chiều dài toàn tuyến, hướng tuyến, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật… Theo phân kỳ đầu tư, dự kiến, đến năm 2015 cơ bản hoàn thành nối thông hai làn xe từ Pác Bó đến Đất Mũi những đoạn có nhu cầu cấp thiết, các đoạn tuyến còn lại và một số cầu lớn hoàn thành trong giai đoạn đến năm 2020. Việc phân kỳ đầu tư và tổng mức đầu tư giai đoạn cao tốc (giai đoạn 3) tùy thuộc vào tình hình triển khai thực tế và khả năng cân đối vốn.
Về vốn, Bộ trưởng Thăng cho biết, tổng nhu cầu vốn từ nay đến năm 2020 cho việc thực hiện thông tuyến hai làn xe đường Hồ Chí Minh khoảng 65.000 tỷ đồng. Để có thể hoan thanh giai đoan 2 và nâng cấp mở rộng đoạn qua Tây Nguyên (quốc lộ 14 cũ) vào năm 2015, nhu câu vôn con thiêu khoảng 24.000 ty đông.
Video đang HOT
Thẩm tra nội dung này, UB Khoa hoc – Công nghê & Môi trương chỉ rõ, băn khoăn lớn nhất là nguồn vốn, tổng vốn đầu tư, tiến độ phân kỳ đầu tư. Về nguồn vốn, trong dự thảo Nghị quyết điều chỉnh chưa rõ, có ưu tiên vốn hay không, tiền đâu để làm, khi nào làm, cái nào trước và cái nào sau, ngoài nguồn vốn trái phiếu, các nguồn vốn khác là nguồn nào?
Do nhu cầu vốn lớn, các ủy viên UB Thường vụ yêu cầu xác định cụ thể khả năng huy động các nguồn vốn bảo đảm tính khả thi. Chủ nhiệm UB Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển nêu lo lắng, trong tình hình khó khăn hiện nay, liệu dự án có hoàn thành vào năm 2020?
Ông Hiển cho rằng, cần rà soát kỹ hơn việc thay đổi hướng tuyến, vì xem trên bản đồ, trên cùng một trục miền Trung, mật độ các tuyến đường tương đối dày đặc, có đoạn đường Hồ Chí Minh trùng với quốc lộ 14. Ông Hiển nhấn mạnh, vấn đề không nên quyết ở UB Thường vụ mà cần đưa ra Quốc hội xem xét vì Quốc hội đã quyết định về chủ trương đầu tư dự án thì Quốc hội cũng phải “bấm nút” về vấn đề kinh phí.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Chính phủ làm rõ các nguồn vốn lấy ở đâu, cân đối trả nợ khi phát hành trái phiếu, trả trái phiếu Chính phủ trong thời hạn bao nhiêu năm, nói rõ về các hình thức hợp tác đầu tư. Theo đó, bà Phóng yêu cầu nên có bản tổng hợp ý kiến của các địa phương, các đường tránh cần thuyết minh thêm trong bản báo cáo tóm tắt.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng quán triệt, xây dựng dự thảo Nghị quyết về nội dung này cần thể hiện rõ ràng, từ tiến độ dự án, nguồn vốn, số vốn huy động từ trái phiếu Chính phủ đến phân kỳ đầu tư, điều chỉnh hướng tuyến, mặt cắt… “không thể làm chung chung theo kiểu tùy khả năng, tùy điều kiện hoàn cảnh”.
P.Thảo
Theo Dantri
Dù nhiều sự cố vỡ đập, chủ thủy điện vẫn làm chiếu lệ
"Mặc dù đã có những sự cố vỡ đập song nhiều chủ đập thủy điện nhỏ vẫn chủ quan, thực hiện quy định đảm bảo an toàn cho hồ đập còn hình thức, chiếu lệ" - Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng báo cáo về kết quả rà soát các công trình thủy điện.
Nhiều sự cố vỡ đập thủy điện liên tiếp xảy ra gần đây.
Đánh giá chung về việc phát triển thủy điện, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, đối với quy hoạch thủy điện bậc thang (trên dòng chính các sông lớn, chủ yếu có quy mô công suất lớn hơn 30MW) đến nay có 113 dự án được cho phép đầu tư xây dựng. Bước đầu, chất lượng các quy hoạch này cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Đến nay, có 56 dự án đã đưa vào vận hành khai thác với công suất phát điện gần 15.000 MW, 27 dự án đang lắp máy, 31 dự án đang thi công, 17 dự án đang nghiên cứu, 7 dự án chưa có chủ trương đầu tư do còn vướng mắc liên quan đến tác động môi trường xã hội. Có 2 dự án đã loại khỏi quy hoạch do tác động tiêu cực lớn được cảnh báo.
Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sau khi có báo cáo đánh giá tác động của Bộ TN-MT cuối tháng 8 vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo, Bộ Công thương đã loại bỏ 2 dự án này khỏi quy hoạch.
Bộ trưởng Hoàng khẳng định, các nhà máy thủy điện này đã góp phần đáng kể trong việc cung cấp điện năng điều tiết bổ sung lưu lượng về mùa kiệt, cắt giảm lũ cho hiệu quả cho hạ du.
Quy hoạch thủy điện nhỏ thì chủ yếu nằm trên các sông, suối nành với độ dốc lớn, lòng dẫn hẹp nên phần chính là để khai thác lưu lượng và chênh cao địa hình tự nhiên, không xây dựng được đập cao, hồ chứa lớn. Do đó, hầu hết các dự án chi có nhiệm vụ phát điện, chỉ một số ít có khả năng kết hợp cấp nước tưới, điều tiết bổ sung lưu lượng về mua kiệt, giảm lũ nhỏ và làm chậm lũ cho hạ du.
Chất lượng quy hoạch thủy điện nhóm này bộc lộ khá nhiều hạn chế, không ít dự án phải điều chỉnh sơ đồ khai thác và quy mô trong quá trình đầu tư. Một số dự án không đảm bảo khả thi do thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết như giao thông, lưới điện...
Về công tác vận hành các hồ chứa thời gian qua, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng báo cáo, nhìn chung, các hồ chưa đều nghiêm túc thực hiện các quy định, nâng cao hiệu quả chống lũ, giảm lũ cho hạ du. Trách nhiệm của các chủ hồ đã được đề cao, chủ động tổ chức thực hiện dự báo lưu lượng nước, đo đạc các yếu tố khí tượng thủy văn, cung cấp thông tin, thông báo xả lũ, xây trạm quan trắc...
Ở Bắc Bộ, việc vận hành các hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Thác Bà (từ năm 2000), Tuyên Quang (có thêm năm 2008), Sơn La (có thêm năm 2011) rất chặt chẽ, cấp nước có hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp.
Tại miền Trung và Tây Nguyên, trong mùa lũ năm 2012 và mùa kiệt năm 2013, lưu lượng về các hồ chứa thấp hơn trung bình nhiều năm, khô hạn lịch sử trong vòng gần 40 năm xảy ra. Nhiều hồ chứa vừa và nhỏ đã bị cạn kiệt, gây thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn tại nhiều tỉnh thành, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân (đặc biệt là các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận).
Nhiều khó khăn đã được Bộ Công thương báo cáo cụ thể như thủy điện nhỏ, đầu tư thấp, hồ xây dựng nhỏ nên hiệu ích tổng hợp vừa phát điện vừa điều tiết nước không cao. Một số trường hợp việc khai thác thủy điện theo hình thức chuyển dòng, tuy đem lại hiệu quả cao về khả năng khia thác thủy năng nhưng cũng dẫn đến tình trạng tranh chấp về nguồn nước (như thủy điện Đắk Mi 4 và An Khê - Ka Nắk).
Về công tác quản lý an toàn đập thủy điện, người đứng đầu Bộ Công thương đánh giá, với 59 nhà máy thủy điện công suất trên 30MW đều đã thực hiện nghiêm túc quy định. Có 37 đập đã được kiểm định khi đến kỳ, 40 đập đã được cắm mốc xác định phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập, 35 đập có phương án bảo vệ đã được phê duyệt, 49 đập có phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn được duyệt...
Đối với các nhà máy có công suất nhỏ hơn, một số chủ đập chưa thực hiện đầy đủ quy định về quản lý an toàn đập. Có 34 đập chưa thực hiện kiểm định, tính toán dòng chảy lũ, khả năng xả lỹ của hồ chứa dù đã quá kỳ kiểm định. 76 đập chưa xây dựng phương án bảo vệ đập, 62 đập chưa có phương án phòng chống lụt bảo đảm bảo an toàn đập.
"Qua công tác kiểm tra thực tế tại các hồ đập thủy điện, cũng bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là đối với các thủy điện vừa và nhỏ. Mặc dù đã có những cảnh báo, những sự cố vỡ đập xảy ra song nhiều chủ đập thủy điện nhỏ vẫn còn chủ quan, thực hiện các quy định để đảm bảo an toàn cho hồ đập còn hình thức, chiếu lệ. Công tác kiểm tra, xử phạt của các cơ quan chức năng tại địa phương còn hạn chế" - báo cáo của Bộ Công thương nêu rõ.
Theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ đã tiến thành rà soát hệ thống công trình thủy điện. Kết quả rà soát đến tháng 9/2013, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công thương loại khỏi quy hoạch 6 dự án thủy điện bậc thang, 418 dự án thủy điện nhỏ do tác động tiêu cực lớn đối với môi trường, xã hội, hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến các quy hoạch/dự án ưu tiên khác. Đồng thời, không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện khác. Bộ Công thương cũng tạm dừng đầu tư xây dựng đối với 4 dự án thủy điện bậc thang (208 MW) và 132 thủy điện nhỏ. Các dự án cần tiếp tục rà soát đánh giá gồm 149 dự án thủy điện nhỏ, 9 dự án thủy điện bậc thang (551 MW). Sau khi loại bỏ bớt, cả nước hiện còn lại 815 dự án, trong đó đã vận hành phát điện 268 dự án (14.240,5 MW); đang thi công xây dựng 205 dự án dự kiến đưa vào vận hành khai thác từ nay đến năm 2017.
P.Thảo
Theo Dantri
Chuyên cơ chở thi hài Đại tướng Võ Nguyên Giáp có gì đặc biệt? Trong lịch sử hàng không dân dụng Việt Nam, ngày 13/10 tới đây, lần đầu tiên, có 1 chuyến chuyên cơ thực hiện nhiệm vụ đặc biệt. Máy bay ATR 72 của VNA Chuyến bay này có tổ bay ra sao, vì sao lại chọn loại máy bay ATR 72 mà không phải Boeing hay Airbus, công tác chuẩn bị của Hãng hàng...