Bộ trưởng GTVT: Tái cơ cấu, Vinashin giảm nợ, Vinalines tăng vốn
Theo báo cáo của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, tiến trình tái cơ cấu Vinashin, Vinalines khá khả quan, tuy còn chậm so với yêu cầu và cũng còn không ít khó khăn…
Báo cáo thực hiện lời hứa sau chất vấn của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng có nội dung về việc sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinasin), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cũng như các DNNN thuộc Bộ GTVT.
Vinashin: giảm được nợ, bán được tàu
Cụ thể, đối với Vinashin, Bộ trưởng GTVT thông tin quyết định mới nhất (ký ngày 21/10 vừa qua) đối với DN này là xóa bỏ tập đoàn, thành lập TCty Công nghiệp tàu thủy trên cơ sở tổ chức lại Cty mẹ và một số đơn vị thành viên của tập đoàn theo kết luận của Bộ Chính trị, Quyết định của Thủ tướng.
Trong thời gian qua, về công tác tổ chức quản lý, ngành cũng sắp xếp được 52 doanh nghiệp trong tổng số 236 doanh nghiệp không giữ lại trong mô hình tập đoàn (trong đó, rút vốn 15 đơn vị, giải thể 14 đơn vị, chuyển nhượng góp vốn bán tài sản 15 đơn vị, sáp nhập 4 đơn vị…). Tính đến 31/8 năm nay, trong tổng số 28.533 lao động, có 17.367 người đang có việc làm.
Vinashin, Vinalines làm “đau đầu” Quốc hội qua nhiều kỳ họp.
Bộ trưởng Thăng cho biết, hiện Vinashin đang tiếp tục thực hiện tái cơ cấu lao động, theo hướng giữ lại Công ty mẹ – Tập đoàn và 8 đơn vị thành viên khoảng 8.000 người, lao động tiếp tục làm việc tại các doanh nghiệp không giữ lại trong mô hình khoảng 6.000 người. Còn 14.000 lao động dự kiến cắt giảm, giải quyết chế độ cùng với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp.
Về tái cơ cấu tài chính, vấn đề từng gây tranh cãi và quan ngại lớn, báo cáo cho hay đối với các khoản nợ các tổ chức tín dụng trong nước, đến nay Vinashin và Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) và các tổ chức tín dụng đã hoàn thành việc tái cơ cấu đợt 1 theo hình thức phát hành trái phiếu hoán đổi nợ, kỳ hạn 10 năm, lãi suất 8,9%/năm.
Theo đó, Vinashin giảm nợ gốc và lãi được 13.152 tỷ đồng, khoản nợ này sau tái cơ cấu còn 3,462 tỷ đồng, sẽ trả 1 lần sau 10 năm.
Với khoản nợ 600 triệu USD tự vay các tổ chức tín dụng nước ngoài, theo báo cáo thì Vinashin và DATC đã hoàn thành việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh của Chính phủ trên thị trường Singapore. Theo phương án này tổng mệnh giá phát hành tính đến ngày 10/10/2013 là 626.799.000 USD, tương đương 13.163 tỷ đồng, lãi suất đơn 1%/năm, thời hạn 12 năm, lãi và gốc được thanh toán toàn bộ một lần vào ngày đáo hạn (năm 2025).
“Với phương án này quy về giá trị hiện tại thuần tương đương khoảng 48% nợ gốc, giảm được 25% nghĩa vụ nợ so với phương án phải thanh toán ngay toàn bộ khoản nợ nếu không thực hiện tái cơ cấu” – báo cáo của Bộ trưởng GTVT nêu rõ.
Video đang HOT
Về khoản nhận nợ bắt buộc với các chủ tàu do hủy hợp đồng và các khoản vay khác, trong đó nghĩa vụ nợ có thể đàm phán giảm nợ với các chủ nợ nước ngoài, con số nêu tại báo cáo là 135,1 triệu USD, đến nay, Vinashin đã hoàn thành cơ cấu nợ tương đương 112 triệu USD với điều kiện mua lại nợ bình quân khoảng 30% khoản nợ gốc. Như vậy đã giảm được khoảng 85 triệu USD tương đương 1.704 tỷ đồng.
Ông Thăng khẳng định: “Sau tái cơ cấu tài chính, các khoản nợ của Vinashin cơ bản sẽ được giảm nợ, xóa lãi, giảm lãi suất, một số khoản nợ sẽ được Vinashin thực hiện mua lại nợ. Số còn lại cơ bản được kéo dài, gia hạn thời gian trả nợ đến 2023 và 2025. Theo tính toán, tổng các nguồn thu cơ bản đáp ứng được kế hoạch trả nợ”.
Việc tái cơ cấu sản xuất kinh doanh theo báo cáo của Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng khá khả quan. Cụ thể, nếu 9 tháng đầu năm 2010, Vinashin chỉ bàn giao được 22 tàu, sản xuất gần như đình trệ thì năm nay, dự kiến bàn giao 39 tàu trị giá 146 triệu USD, có 19 tàu xuất khẩu trị giá 79 triệu USD.
Nhận định việc tái cơ cấu tập đoàn còn chậm, nhất là tái cơ cấu tài chính và sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, Bộ trưởng Thăng đề cập nguyên nhân căn cứ pháp lý, cơ chế chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ để thực hiện tái cơ cấu một tập đoàn kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản.
Vinalines bổ sung 900 tỷ vốn điều lệ
Đối với Vinalines, việc tái cơ cấu toàn diện TCTy hiện đã có kết quả bước đầu là thu gọn đầu mối từ 73 doanh nghiệp xuống còn 36 doanh nghiệp, tập trung vào 3 nhóm ngành nghề kinh doanh chính là vận tải biển, cảng biển và dịch vụ hàng hải.
Năm 2013, TCTy tiến hành cổ phần hóa 7 doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động, giải thể 6 doanh nghiệp, thoái vốn tại 7 doanh nghiệp.
Về cơ cấu tài chính, TCTy đã cơ cấu được 7.855 tỷ đồng dư nợ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), cơ cấu nợ được 20.412 tỷ đồng tại các tổ chức trong nước theo hướng giãn nợ, giảm số tiền phải trả mỗi kỳ trong giai đoạn 2013 – 2014. Đồng thời hoàn thành thủ tục bổ sung 900 tỷ đồng vốn điều lệ.
Về tái cơ cấu đội tàu biển, dự kiến DN sẽ thanh lý 59 tàu già, khai thác không hiệu quả. Đến nay, TCty đã bán được 9 tàu.
Nhằm tập trung nguồn lực cho tái cơ cấu, Vinalines đã rút khỏi liên doanh dự án cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện – Hải Phòng, dừng triển khai dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.
Bộ trưởng Thăng cũng cho biết, với 4 cảng liên doanh với nước ngoài, Vinalines thực hiện đàm phán với các đối tác để xây dựng phương án giảm tỷ lệ góp vốn trong liên doanh theo hình thức chuyển nhượng cho các nhà đầu tư khác hoặc chuyển nhượng cho chính đối tác liên doanh nhằm giảm áp lực tài chính cho chính mình.
“Bộ Giao thông Vận tải đã hết sức nghiêm túc, cầu thị trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn” – Bộ trưởng Đinh La Thăng chốt lại.
Bộ trưởng Đinh La Thăng trình bày, trước tình trạng khó khăn của các DNNN thuộc Bộ, Bộ đã coi yêu cầu sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa là đòi hỏi cấp bách. 3 năm qua, Bộ đã cổ phần hóa được 54 DN (riêng 2013 được 44 DN trong đó có 11 DN có quy mô lớn như TCty Hàng không Việt Nam và 10 Cty mẹ – Tcty). Trong 3 năm, Bộ GTVT cũng chuyển 35 DN từ Tổng Cục Đường bộ và Cục Hàng hải về các Tcty thuộc Bộ, hợp nhất được 3 DN, thành lập mới 9 DN. Về giải quyết chính sách cho người lao động, đến nay, 14.200 lao động đã được giải quyết chế độ dôi dư, với tổng tiền chi trả là 575,3 tỷ đồng. Bộ trưởng GTVT khẳng định, thực tế, phần lớn các DNNN thuộc Bộ sau khi sắp xếp, cổ phần hóa đã đổi mới phương thức quản lý, đa số cán bộ, công nhân viên gắn với với DN. Hầu hết các DN đều thực hiện tinh giản bộ máy giám tiếp, các công việc lớn của DN như đầu tư, phân phối lợi nhuận đều được thảo luận dân chủ trong đại hội cổ đông… Việc đó đã tạo ra khí thế làm việc mới, có năng suất, hiệu quả hơn so với trước.
P.Thảo
Theo Dantri
Lại rục rịch lộ trình hạn chế, cấm xe máy
Lộ trình hạn chế, cấm xe gắn máy tại các đô thị lớn tiếp tục được đặt ra như một trong những biện pháp quan trọng nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông (TNGT).
Cấm để có bước đi phù hợp
Tại cuộc họp trực tuyến sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP chiều 12/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn quốc gia một lần nữa nhắc lại vấn đề hạn chế phương tiện cá nhân tại các đô thị lớn như một biện pháp quan trọng để giảm ùn tắc và TNGT.
Cụ thể, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: "Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là những văn bản liên quan trực tiếp đến các nguyên nhân gây ra TNGT như đề án hạn chế và lộ trình cấm xe ô tô, xe gắn máy tại các đô thị lớn".
Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân được coi là một biện pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông
Gọi là "nhắc lại" bởi vấn đề hạn chế phương tiện cá nhân đã được nêu ra trong Nghị quyết số 88/NQ-CP từ cách đây 2 năm. Trong đó, UBND TP. Hà Nội và TP.HCM "thực hiện các biện pháp để hạn chế xe mô tô, xe gắn máy và xe ô tô lưu thông trên một số tuyến phố vào một số giờ nhất định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực trong thành phố". Bộ GTVT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố liên quan xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các đô thị lớn.
Câu chuyện về vấn đề cấm xe máy tại các đô thị lớn gần đây được hâm nóng bởi đề xuất của TS Lương Hoài Nam - cựu Tổng Giám đốc Jetstar Pacific. Ông Nam đã thẳng thắn nêu quan điểm cần lộ trình cấm xe máy ở tất cả các đô thị lớn vì mục đích "Hãy để lại cho thế hệ mai sau các đô thị văn minh, hiện đại, với nền giao thông an toàn và sạch hơn".
Theo TS Nam, cần thiết phải đặt ra lộ trình rõ ràng cấm xe máy từ bây giờ để có các bước đi phù hợp chứ không phải cấm xe máy ngay. Đồng thời, việc cấm xe máy ở các đô thị lớn không phải là mục tiêu mà việc đầu tư cho các phương tiện giao thông đô thị văn minh, hiện đại, an toàn thay thế xe máy như tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, xe buýt ở các đô thị này mới là mục tiêu.
Người dân phải được đi lại thuận tiện hơn
Theo Nghị quyết 88, đề án hạn chế và lộ trình cấm xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các đô thị lớn cần được trình Chính phủ vào quý IV/2012. Nhưng phải 1 năm sau, một dự thảo đề án có nội dung tương tự mới được trình Chính phủ. Đó là dự thảo đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố do Viện Chiến lược và Phát triển GTVT chủ trì.
Còn nhớ, khi Bộ GTVT đưa ra ý tưởng thu phí để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đã gặp phải nhiều phản ứng của người dân. Kéo theo đó, đề án hạn chế phương tiện cá nhân đã phải tạm dừng.
Ở đề án lần này, nội dung thực chất vẫn là hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, nhưng theo một cán bộ của Bộ GTVT "mục tiêu là phục vụ người dân đi lại thuận tiện hơn, khi xây dựng đề án không được phép đưa ra bất cứ giải pháp nào gây thiệt hại cho người dân".
Đề xuất của TS Lương Hoài Nam - cựu Tổng Giám đốc Jetstar Pacific: Cần lộ trình cấm xe máy ở tất cả các đô thị lớn vì mục đích "Hãy để lại cho thế hệ mai sau các đô thị văn minh, hiện đại, với nền giao thông an toàn và sạch hơn".
Sự dè dặt và thận trọng cũng được thể hiện khi ở Việt Nam "chưa có tiền lệ về việc hạn chế phương tiện cá nhân", vì vậy trong đề án cũng không dùng từ "cấm" mà hướng đến việc "quản lý và kiểm soát".
Cụ thể, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT đặt vấn đề "xây dựng lộ trình cụ thể từng bước kiểm soát sự phát triển của phương tiện cá nhân tiến đến hạn chế phương tiện cá nhân hoạt động tại một số khu vực trung tâm của các thành phố lớn (đặc biệt là xe gắn máy)".
Các giải pháp đưa ra để thực hiện mục tiêu kể trên được phân thành 4 nhóm cơ bản cho quá trình thực hiện đến năm 2020. Trong đó, giải pháp hàng đầu là ưu tiên cho vận tải công cộng. Ở các đô thị lớn cần tiếp tục thực hiện, phát triển hệ thống xe buýt như tổ chức các làn đường riêng cho xe buýt, các đèn tín hiệu giao thông ưu tiên cho loại phương tiện này và đảm bảo kết nối hệ thống xe buýt với các bến xe trung chuyển hay trung tâm lớn.
Việc thí điểm quản lý và kiểm soát phương tiện cá nhân sẽ được thí điểm ở một số đô thị lớn và giao nhiệm vụ cho từng địa phương thực hiện cho phù hợp. Tuy nhiên theo dự thảo, mục tiêu đến năm 2020 phương thức vận tải cá nhân tại Hà Nội vẫn chiếm 77 - 82%, còn tại TP.HCM là 75 - 80%.
Các giải pháp quản lý sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông như đã nói ở trên, không có khái niệm "cấm". Đó là các giải pháp kiểm soát và từng bước hạn chế phương tiện cá nhân lưu thông trong khu vực trung tâm các thành phố, trong một vành đai đô thị hoặc trong một khu vực cụ thể; hay việc đề xuất bổ sung phí phương tiện lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố vào danh mục phí và lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí. Việc này nhằm phục vụ xây dựng Đề án "Thu phí phương tiện lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố nhằm hạn chế ùn tắc giao thông".
Theo Minh Phong
Mới quản lý được 45% số km giao thông đường thủy "Cả nước có hơn 80.577 km sông, kênh, rạch, trong đó có gần 42.000 km có hoạt động giao thông vận tải. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước mới tổ chức, quản lý được hơn 19.000 km (chiếm tỷ lệ 45% số km có hoạt động giao thông giao đường thuỷ) do khó khăn về kinh phí, đặc biệt đối với...