Bộ trưởng GTVT: “Nói vui một câu là vài nghìn tỷ ngay!”
“Các hãng hô khẩu hiệu tăng tải để phục vụ hành khách nhưng không phải thế. Cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nhưng cứ cho tăng chuyến thoải mái rồi lại đối xử với hành khách không ra gì. Đây không phải việc lâu dài mà phải giải quyết trước mắt, mỗi cái lâu dài cũng vài nghìn tỷ, nói vui một câu là vài nghìn tỷ ngay”.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chiều 30/11.
Theo kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán 2017, các hãng hàng không tăng tải 1.285 chuyến bay, trong đó 90% đi đến Tân Sơn Nhất với 1.168 chuyến. Dù 76% số lượng chuyến bay đến Tân Sơn Nhất được cấp giờ thấp điểm 23h đêm đên 7h sáng, nhưng vẫn làm tăng áp lực lên sân bay vốn đang quá tải và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được.
Ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam – cho biết, vấn đề tắc nghẽn của Tân Sơn Nhất đã triển khai những giải pháp trước mắt, trung hạn và lâu dài. Trước mắt đã lắp thêm các máy soi an ninh; quản lý bay áp dụng 2 phương thức mới là đường bay song song Bắc – Nam và điều hành tại Tân Sơn Nhất, 2 phương thức này đã giảm áp lực và tắc nghẽn trên trời 24%, tuy nhiên giảm được áp lực trên trời nhưng dưới đất hạ tầng vẫn chưa thông.
Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh nêu vấn về sản lượng hành khách của Tân Sơn Nhất năm 2016 ước đạt 32 triệu lượt, so với công suất thiết kế là 25 triệu lượt hành khách, chiếm 40% tổng sản lượng khai thác của toàn thị trường, vì vậy tắc nghẽn của Tân Sơn Nhất ảnh hưởng tới toàn thị trường.
Sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải, việc các hãng tăng chuyến càng gấy áp lực lớn hơn cho sân bay này
Video đang HOT
Trước tình hình này, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho rằng quá tải của Tân Sơn Nhất do hạ tầng yếu kém nhưng cũng có vai trò của Cục Hàng không. Công suất thiết kế sân bay Tân Sơn Nhất là 25 triệu hành khách nhưng nay đã tăng lên 32 triệu, trong 32 triệu lượt khách này có câu chuyện cấp phép bay, cấp chuyến bay. Không thể để các hãng muốn tăng chuyến là cho tăng, đừng thấy tăng trưởng như thế là vỗ tay theo. Ở đây Cục Hàng không phải siết lại, cấp phép bay phải xem lại, phải có trách nhiệm. Ở các nước xin cấp phép được chuyến bay thì rất khó khăn nhưng ta thì rất thoải mái.
“Tết này các hãng hô khẩu hiệu tăng tải để phục vụ hành khách nhưng không phải thế, các hãng cứ tăng số lượng máy bay lên rồi lại kêu chuyện nọ chuyện kia. Trong khi đó điều kiện cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nhưng cứ cho tăng chuyến thoải mái rồi lại đối xử với hành khách không ra gì. Vấn đề này phải xem lại! Đây không phải việc lâu dài mà phải giải quyết trước mắt, mỗi cái lâu dài cũng vài nghìn tỷ, nói vui một cái là vài nghìn tỷ ngay” – Bộ trưởng Nghĩa nói.
Người đứng đầu ngành giao thông vận tải cũng “mổ xẻ” kế hoạch thực hiện 38-40 chuyến bay/giờ tại Tân Sơn Nhất, nhưng điều hành bay tới 45-50 chuyến là do tăng chuyến, khi đó có 5-10 chuyến “lượn ngắm bầu trời” gây bức xúc cho hành khách và gây lãng phí! Chúng ta đang dồn rất nhiều thứ lên hành khách.
“Không chỉ ở điểm đến Tân Sơn Nhất mà điểm cất cánh cũng phải lường trước. Đừng kiểu muốn cho khách vui là đưa bằng được lên máy bay cho xong việc, ra đến đường lăn cứ chạy túc tắc mãi, rồi để đỡ sốt ruột thì cứ cho bay đã rồi tính sau, đến khi hạ cánh lại là nhiều chuyện khác dồn lên hành khách. Ngoài việc tập trung nâng cao chất lượng phục vụ hành khách nhưng phải trên cơ sở phù hợp” – Bộ trưởng Nghĩa nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Nghĩa, có câu chuyện là phí ở sân bay không được tăng, cứ phải rẻ và rẻ nhất khu vực, hàng không bây giờ là lựa chọn số 1 của người Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay là vô cùng bất hợp lý.
“Chuyện hàng không “vét” hết khách của đường sắt thì chỉ có ở Việt Nam, nhiều khi chúng ta cứ coi trọng thành tích nên mới bị lệch lạc đi. Trong giai đoạn Tết này, cần điều tiết các phương thức vận tải khác nhau chứ không phải cơ hội cho hàng không tăng chuyến, còn các loại hình vận tải khác có khả năng nhưng khó khăn về lượng khách” – Bộ trưởng Nghĩa cho biết.
Châu Như Quỳnh
The Dantri
Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân số 1 gây tử vong ở người trẻ
Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân số 1 gây tử vong cho những người trẻ trên toàn cầu. Tại Việt Nam, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 kéo giảm số thương vong vì tai nạn giao thông còn 50% so với năm 2010.
Hội nghị cấp cao đối tác an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức ngày 24/11, khẳng định, tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân số 1 gây tử vong cho những người trẻ trên toàn cầu với gần 350.000 người dưới 27 tuổi.
Hội nghị tập trung thảo luận về những kinh nghiệm quốc tế trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, những chính sách của Việt Nam nhằm kéo giảm tai nạn giao thông đường bộ đến năm 2030, thảo luận về các giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực tài chính hỗ trợ cho công tác đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) của Việt Nam từ các tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam.
Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
Cùng đó, các giải pháp đảm bảo ATGT được nhấn mạnh là Chính sách phát triển hạ tầng giao thông an toàn cho người tham gia giao thông, bao gồm giao thông phi cơ giới và giao thông công cộng; Các giải pháp liên quan đến người tham gia giao thông; Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục các kiến thức và thực thi pháp luật về trật tự ATGT;
Các giải pháp cứu hộ cứu nạn và ứng phó sau TNGT; Cơ chế mới và bền vững tạo nguồn kinh phí cho ATGT tại Việt Nam; Các giải pháp về an toàn phương tiện; Kinh nghiệm quốc tế trong quy định trang bị đèn định vị phía trước cho mô tô , xe máy nhằm tăng cường ATGT cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - cho biết, tại Việt Nam những năm qua với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức, các cơ quan tài chính quốc tế trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ vận tải công cộng, hoàn thiện nhiều chính sách hiệu quả đảm bảo ATGT nên Việt Nam như điểm sáng trong đảm bảo ATGT.
"Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2020 kéo giảm số thương vong vì TNGT còn 50% so với năm 2010" - ông Hùng cho hay.
Theo ông Hùng, thời gian tới, Việt Nam sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp như tiếp tục thực hiện hệ thống quy định pháp luật , thể chế chính sách đảm bảo trật tự ATGT. Trong đó sẽ tập trung chủ trương để người dân tiếp cận, sử dụng các phương tiện vận tải công cộng an toàn, thuận tiện, chú trọng phương tiện giao thông phi cơ giới, giảm thiểu phương tiện cá nhân.
Bà Socorro Escalante - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam - ghi nhận, một số quy định nổi bật của Việt Nam như: đội mũ bảo hiểm, ngăn ngừa lái xe sử dụng rượu, bia, kiểm soát tốc độ... đang được Việt Nam thực hiện nghiêm. Cùng với sự vào cuộc của toàn xã hội, Việt Nam đã liên tục giảm số người chết do TNGT từ năm 2008.
Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng, thành tựu của Việt Nam trong công tác đảm bảo ATGT những năm qua góp phần vào thành công chung của thế giới. Kinh nghiệm cho thấy, việc ban hành và thực thi nghiêm pháp luật về ATGT sẽ góp phần giảm tai nạn giao thông.
C.N.Q
Theo Dantri
Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ cháu bé bị tôn cứa cổ tử vong Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa đề nghị TP Hà Nội chỉ đạo cac cơ quan chức năng khẩn trương điều tra làm rõ vụ em bé tử vong vì đâm vào xe xích lô chở tôn chiều 23/9, đồng thời xử lý nghiêm tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật, trật tự giao thông dẫn tới tai...