Bộ trưởng GTVT lập tổ điều tra đặc biệt vụ chìm tàu ở Cần Giờ
Quyết định này của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng được đưa ra chiều 5/8 tại cuộc họp bàn về sự cố chìm tàu H29 BP ở huyện Cần Giờ – TPHCM khiến 9 người thiệt mạng. Bộ trưởng Thăng giao Thứ trưởng Nguyễn Văn Công làm tổ trưởng tổ điều tra.
Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định, để không có những “vụ Cần Giờ” thứ 2 thì cần phải làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan cũng như nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn chìm tàu vô cùng thảm khốc, đau xót vừa qua.
“Đây là vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng cần phải sớm điều tra làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm của các cơ quan có liên quan nhằm kịp thời rút kinh nghiệm để không xảy ra tai nạn tương tự” – Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Tổ điều tra đặc biệt về vụ chìm tàu H29 BP đã được thành lập
Tại cuộc họp, Bộ trưởng đã quyết định thành lập ngay một Tổ điều tra đặc biệt do Thứ trưởng Bộ GTVT – ông Nguyễn Văn Công làm Tổ trưởng, có sự tham gia của Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam, Vụ Pháp chế Bộ GTVT và các chuyên gia giỏi tham gia vào Tổ điều tra đặc biệt.
Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hàng hải và đường thuỷ nội địa. Các cơ quan phải báo cáo kiểm điểm trách nhiệm cung cấp thông tin khi có sự cố xảy ra; chủ động điều tra làm rõ nguyên nhân tai nạn liên quan đến công tác quản lý nhà nước.
Đồng thời, điều tra làm rõ trách nhiệm của 2 lái tàu cùng xuất bến khi biết có báo hiệu tàu H29 BP bị nạn mà không dừng lại cứu. Bên cạnh đó phải làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến vụ tai nạn. Chậm nhất đến ngày 20/8 phải có báo cáo lên Bộ GTVT.
Hé lộ những vấn đề liên quan đến vụ chìm tàu
Lãnh đạo Cục Hàng hải nhìn nhận, nguyên nhân ban đầu được xác định là do phương tiện chở quá số lượng người cho phép (30/12) và hành trình trong điều kiện thời tiết xấu do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
Video đang HOT
Vụ chìm tàu đã khiến 9 người thiệt mạng. Mọi phương án tìm kiếm đã được
triển khai, trong đó sử dụng cả trực thăng
Tàu H29 BP (tên đầy đủ BP 12.04.02) do Công ty Cổ phần Việt – Séc tự ý đưa phương tiện vào chở khách, không làm các thủ tục khai báo xin phép cho tàu xuất bến với các cơ quan chức năng theo quy định. Cùng với đó, Công ty CP sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam tự ý tiếp nhận phương tịên vào bến thuỷ nội địa (do Sở GTVT cấp phép hoạt động và quản lý) để đưa đón cán bộ công nhân viên của Công ty về Vũng Tàu không thông báo cho các cơ quan chức năng. Người điều khiển tàu BP 12.04.02 vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn và thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng.
Về công tác đăng kiểm,tàu H29 BP do Công ty Cổ phần Công nghệ Việt – Séc chế tạo bằng vật liệu Polypropylen copolymer (PPC). Sau khi xem xét các hồ sơ lưu, Cục Đăng kiểm Việt Nam khẳng định không thực hiện công tác đăng kiểm và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường cho tàu H29 BP.
Tàu H29 BP được đăng kiểm Hải quân cấp giấy chứng nhận đăng kiểm, và tàu này khác mẫu với tàu H790 mà Công ty Việt – Séc đề nghị Cục Đăng kiểm VN cấp giấy chứng nhận đăng kiểm.
Trong khi đó, theo quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) và Việt Nam, tàu biển phải được thiết kế và đóng theo tiêu chuẩn và quy phạm được công nhận; trong đó đặc biệt quan trọng là tiêu chuẩn về vật liệu và quy cách kết cấu thân tàu. Nhưng đối với PPC, hiện nay chưa có tiêu chuẩn này. Đối với vật liệu PPC là vật liệu nhẹ, khác với các loạt vật liệu đóng tàu truyền thống, nên trong thiết kế tàu cần phải có sự quan tâm đặc biệt đến tính ổn định, nhất là trong điều kiện thời tiết xấu.
Được biết, tàu H29 BP thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Phòng Đăng kiểm Hải quân cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện số 20.22-13/CN-ĐK cấp ngày 16/7/2013. Ca nô dài 8,5m, rộng 2,29m, trang bị máy công suất 200HP, vỏ composite đóng năm 2013, được phép chở tối đa 12 người hoạt động trong vùng sông – vịnh, công dụng tuần tra. Ngày 09/7/2013, ca nô trên được Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo Biên phòng cửa khẩu cảng Bà Rịa – Vũng Tàu đưa sang Công ty Cổ phần Công nghệ Việt – Séc để bảo dưỡng định kỳ.
Ngày 2/8, tàu đã được bảo hành xong, chờ xuất xưởng. Khoảng 15h00 ngày 02/8/2013, ông Đinh Văn Quyết – Giám đốc Công ty Vũng Tàu Marine (có trụ sở tại Khu công nghiệp Đông Xuyên – phường Rạch Dừa, thành phố Vũng Tàu) trực tiếp mượn ông Vũ Văn Đảo, Giám đốc Công ty CP Công nghệ Việt – Séc để đi đón công nhân tại khu công nghiệp dầu khí Soài Rạp (trụ sở tại Kiển Phước, Gò Công Đông – Tiền Giang) và ông Đảo đã đồng ý cho mượn. Cùng với tàu trên, ông Quyết còn mượn ông Đảo 2 tàu khác: BP 12.04.01 (thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và một tàu chưa rõ tên do Công ty CP Công nghệ Việt – Séc đóng nhưng chưa bàn giao.
Bộ trưởng Thăng yêu cầu tổ công tác đặc biệt phải có báo cáo trước ngày 20/8
Khoảng 15h20 ngày 2/8, cả 3 chiếc tàu nói trên xuất phát từ Xưởng đóng tàu Việt – Séc (Vũng Tàu) đến cảng thuỷ nội địa của Công ty CP sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam (khu công nghịêp dịch vụ dầu khí Soài Rạp, Kiển Phước, Gò Công Đông – Tiền Giang) để đón khoảng 66 công nhân về Vũng Tàu. Trong đó, ca nô BP 12.04.02 (bị chìm) do ông Phạn Duy Phúc làm thuyền trưởng, ông Nguyễn Văn Dương làm thợ máy chở 28 công nhân của Công ty CP sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam.
Trên đường hành trình về Vũng Tàu, vào khoảng 20 giờ cùng ngày tàu H29 BP bị nạn tại vị trí tương đối: 1021′43″N – 10657′44″E cách mũi Vũng Tàu khoảng 8 hải lý về phía Tây Tây Bắc khiến 30 người cùng tàu bị chìm. Lực lượng cứu nạn đã nhanh chóng đưa được 21 người vào bờ an toàn, còn 9 người khác bị mất tích đã tìm thấy thi thể cuối cùng vào sáng sớm ngày 5/8.
Quỳnh Anh
Theo Dantri
Cục trưởng Hàng hải: Cứu hộ 'bất cập' nhưng 'đã làm rất tốt'
Cho rằng đơn vị đầu tiên tiếp nhận thông tin tàu chở 30 người chìm trên biển đã báo tin trễ, sai khiến lực lượng cứu hộ không thể triển khai sớm, Cục trưởng Cục Hàng hải đánh giá "việc cứu nạn đã làm rất tốt".
Công tác cứu hộ được cho là tốt dù còn bất cập. Ảnh: Duy Công.
Là một trong những người may mắn sống sót, anh Nguyễn Văn Cương (25 tuổi, Hà Tĩnh) cho biết, khoảng 19h tối 2/8, khi tàu chìm đã "gọi điện cầu cứu rất nhiều nơi như công ty chủ quản, người thân, cảnh sát 113...". Đến hơn 1h sáng, tức 6 giờ sau khi tàu chìm, lực lượng cứu hộ mới đến nơi, cứu sống được 21 người. Dư luận cho rằng, cứu hộ đã đến quá trễ, nếu sớm hơn sẽ có thêm nhiều người sống sót.
Tuy nhiên, theo bản tường trình gửi các cơ quan chức năng, ông Nguyễn Ngọc Tuấn - cán bộ Công ty cổ phần Bến tàu du lịch Vũng Tàu Marine, khoảng 18h ngày 2/8 nhận được thông tin tàu H29 sắp hết nhiên liệu và yêu cầu ra tiếp nhiên liệu. Nhưng lúc này tại Khu chế xuất Đông Xuyên chỉ có ca nô nhỏ không thể đi được "và cũng không biết địa điểm tàu H29 ở đâu". "Đến khoảng 20h chúng tôi mới biết là tàu đang bị trôi ở khu vực biển Cần Giờ và có nhờ tàu của biên phòng xuất phát luôn", ông Tuấn nêu.
Cũng theo ông Tuấn, 25 phút sau ông nhận được tin nhắn là tàu bị chìm liền liên hệ với các cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ. "Do tôi là đầu mối trên bờ nên có rất nhiều thông tin như: tàu bị nạn tại bãi tắm Cần Giờ (chưa biết tọa độ cụ thể), không có hành khách là trẻ em và có mặc áo phao nhưng không biết số lượng đủ không, tàu không có thông tin liên lạc hàng hải... tôi cũng không liên lạc được với những người trên tàu đó", ông Tuấn viết trong tường trình.
Nhật ký cứu nạn của Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu ghi nhận, đến 21h mới nhận được thông tin từ ông Tuấn là "có phương tiện thuỷ bị chết máy tại Cần Giờ" và nhờ hỗ trợ. Cảng vụ đã hướng dẫn anh này liên lạc với Trung tâm phối hợp tìm kiếm khu vực 3. Gần nửa giờ sau trung tâm này báo ngược trở lại rằng "có tàu chở khách bị chìm tại Cần Giờ" và yêu cầu thông báo cho Cảng vụ Hàng hải TP HCM.
Khoảng 22h, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu đã điều tàu SAR272 ra khu vực cứu nạn đồng thời điều động tàu của Cảng vụ Vũng Tàu 2, một số tàu dịch vụ và các tàu gần khu vực hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn. Mất nửa giờ sau họ mới nhận được thông tin về toạ độ tàu gặp nạn. Lúc này, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu biết tàu của Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ra nên yêu cầu liên lạc với tàu SAR272 (chỉ huy hiện trường) để phối hợp tìm kiếm.
Đến khoảng 1h ngày 3/8, tức gần 3 tiếng sau khi xác định được toạ độ tàu gặp nạn, tàu SAR272 cứu được 3 người và lực lượng Bộ đội biên phòng TP HCM cứu được 14 người. Mất khoảng 2 tiếng sau ca nô dịch vụ cho biết đã cứu được 4 người, trong đó có 2 vợ chồng người nước ngoài nâng tổng số các nạn nhân được cứu sống lên 21 người. 9 nạn nhân còn lại được thông báo mất tích.
Bộ đội biên phòng triển khai tàu tìm kiếm người còn mất tích. Ảnh: Quốc Thắng.
Theo thượng tá Phạm Long Bào - Trưởng Đồn bộ đội biên phòng xã Long Hoà (Cần Giờ, TP HCM), hơn 21h đơn vị ông mới tiếp nhận điện báo của Trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực 3. Trong đêm tối, 6 chiếc tàu chở hơn 70 người lên đường cứu hộ nhưng gặp nhiều khó khăn bởi trời tối đen, mưa to khiến tầm nhìn hạn chế. Sóng to gió lớn và khu vực tìm kiếm rộng cũng là yếu tố khiến công tác cứu hộ trong đêm chậm đi rất nhiều. "Chúng tôi phải lên phương án chia thành từng khu vực để tìm kiếm đến khoảng 1h sáng hôm sau mới phát hiện và cứu được 17 người đang đu bám quanh con tàu chìm", thượng tá Bào kể lại.
Trao đổi với VnExpress ông Nguyễn Nhật - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của các bên tham gia cứu nạn. "Triển khai như thế là rất tốt", tuy nhiên, ông Nhật cũng nhìn nhận việc cứu hộ "có chỗ bất cập" bởi chưa huy động thuyền ghe của người dân xung quanh khu vực. Chỗ chìm tàu là khu vực cạn, thuyền nhỏ của người dân dễ tiếp cận hơn và họ cũng thông thuộc địa hình.
Ông Nhật cũng cho rằng, lý do khiến hiệu quả cứu hộ không cao là "do công ty quản lý tàu báo tin trễ, không chính xác". Tin báo về vị trí tàu gặp nạn là chỉ một vùng biển bao la chứ không cụ thể khiến các tàu cứu nạn gặp nhiều khó khăn. "Trong bối cảnh như vậy việc tìm kiếm 3 tiếng đồng hồ từ 22h đến 1h sáng hôm sau đã là tốt lắm rồi. Qua tiếp xúc điều tra ban đầu từ những nạn nhân sống sót thì việc có người gọi điện cầu cứu các cơ quan chức năng lúc gặp nạn là không có cơ sở", ông Nhật nói.
Trước đó, tối 2/8, tàu khách H29 chở 30 công nhân, chuyên gia của Công ty sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam từ Gò Công Đông (Tiền Giang) về Vũng Tàu. Khi đi qua sông Soài Rạp (Cần Giờ, TP HCM), tàu gặp sóng lớn và bị chìm. 21 người được cứu, 9 người mất tích.
Theo VNE
Nạn nhân chìm tàu cuối cùng đã được tìm thấy Sáng 5/8, công tác tìm kiếm những nạn nhân trong vụ chìm ca nô tại vùng biển Cần Giờ (TP HCM) kết thúc khi 2 thi thể cuối cùng đã được tìm thấy. Các cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân tai nạn. Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Nhật - Cục trưởng Hàng hải cho biết, đã huy động toàn...