Bộ trưởng GTVT: “Khó thay đổi thói quen 50m không chịu đi bộ”
Ông Trương Quang Nghĩa – Bộ trưởng Bộ GTVT cho rằng, để thay đổi thói quen 50m cũng không chịu đi bộ của người dân là rất khó. Do vậy, TP Hà Nội cần quyết tâm rất lớn trong việc thực hiện đề án quản lý phương tiện cá nhân.
Ngày 12/9, UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả phối hợp trong công tác quản lý nhà nước, phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại TP Hà Nội.
Chọn khu vực hạn chế xe máy
Tại buổi làm việc các đại biểu tập trung phân tích những vấn đề liên quan đến Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP, giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030″ vừa được HĐND thông qua.
Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc với UBND TP Hà Nội
Theo đề án, Hà Nội sẽ phân vùng để hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.
Ngoài ra, để hạn chế tối đa phương tiện giao thông hoạt động ở một số khu vực có nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường, Hà Nội sẽ lập đề án thu phí phương tiện hoạt động ở khu vực này.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa làm rõ những vấn đề liên quan đến việc hạn chế phương tiện cá nhân trên địa bàn TP Hà Nội, đặc biệt là xe máy. Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho rằng, Hà Nội cần chọn một số khu vực thí điểm hạn chế phương tiện cá nhân trước khi nhân rộng.
Theo ông Trương Quang Nghĩa, TP Hà Nội phải rất quyết tâm khi thực hiện lộ trình quản lý phương tiện cá nhân bởi để thay đổi được tác phong 50m cũng không chịu đi bộ của người dân là rất khó. Để người dân lựa chọn phương án đi bộ thì vỉa hè phải thông thoáng, an toàn và sạch đẹp.
Thông vòm cầu đường sắt không ảnh hưởng kết cấu
Tại cuộc họp các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến làm rõ những vấn đề liên quan đến việc Hà Nội dự kiến đục thông 127 ô vòm cầu đường sắt trên phố Gầm Cầu, Phùng Hưng (phường Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm) để cải tạo thành các không gian văn hóa.
Video đang HOT
Hà Nội sẽ thí điểm đục thông vòm cầu đường sắt trong thời gian tới (Ảnh: Toàn Vũ)
127 vòm cầu đường sắt ở chân đế của bờ trụ bê tông đỡ ray đường sắt cho tàu di chuyển từ Ga Hà Nội – Ga Đầu Cầu (Ga Long Biên) được xây dựng từ thời Pháp. Trước đây các vòm cầu này rỗng, nhưng sau đó do tình trạng mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự tại khu vực, nên thành phố Hà Nội đã cho xây bịt kín.
Các đại biểu của Bộ GTVT thống nhất với UBND TP Hà Nội về việc khôi phục các vòm cầu kể trên. Dù vậy, các đơn vị chuyên môn của Bộ GTVT lưu ý, đoạn đường này liên quan đến tuyến đường sắt đô thị số 1 nên cần chú ý để tránh xung đột. Đại diện Bộ GTVT đề nghị TP Hà Nội khi thi công cần tính toán chịu lực để đảm bảo an toàn.
Ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, để thực hiện kế hoạch trên, quận Hoàn Kiếm đã mời các chuyên gia tư vấn Pháp đưa ra những đánh giá chung liên quan đến các vòm cầu. Trước mắt, Hà Nội sẽ thí điểm đục thông một vòm để đánh giá kỹ trước khi thực hiện. 127 vòm cầu sẽ tạo ra 3.600 m2, là không gian phục vụ đi bộ, hoạt động nghệ thuật…
Nói về đề xuất thí điểm xe buýt 2 tầng City tour trong nội thành, Bộ trưởng GTVT cho hay, hiện Bộ đang xây dựng căn cứ pháp lý và sớm ban hành quy định, trên tinh thần đảm bảo bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia.
“Việc khai thác tuyến buýt là thẩm quyền của địa phương. Bộ không chỉ định các doanh nghiệp tham gia thí điểm”, lãnh đạo Bộ GTVT nhấn mạnh.
Về quy hoạch mở rộng sân bay Nội Bài, Cục Hàng không (Bộ GTVT) kiến nghị TP chọn tư vấn nước ngoài để rà soát lại quy hoạch với chi phí khoảng 30 tỷ đồng. Cục đề xuất giao Hà Nội chủ động phương án tài chính để thực hiện việc này.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, Hà Nội sẽ ứng trước kinh phí phục vụ rà soát quy hoạch và đề xuất TP sẽ chủ động thực hiện gói GPMB trước, tạo thuận lợi nhất cho việc đầu tư.
Quang Phong
Theo Dantri
Nhà nước khó kiểm soát giá thành, chất lượng đường BOT
Báo cáo kết quả cuộc giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT, đoàn giám sát của UB Thường vụ Quốc hội nêu 13 điểm hạn chế, bất cập, từ việc chỉ định thầu, quy định lợi nhuận nhà đầu tư, xác định mức phí, trạm thu phí... còn thiếu minh bạch, khó kiểm soát.
Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh là Trưởng đoàn giám sát, trình bày báo cáo giám sát tại UB Thường vụ Quốc hội.
Đánh giá hiệu quả tổng thể mà của các dự án giao thông BOT, đoàn giám sát cho rằng diện mạo về hệ thống giao thông tại Việt Nam, đặc biệt là hệ thống đường, cầu có sự chuyển biến rõ rệt, tạo điểm nhấn cho sự phát triển.
Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước hạn chế và nguồn ODA thu hẹp dần thì việc huy động thông qua hình thức hợp đồng BOT là hướng đi đúng đắn để phát triển giao thông nói riêng, phát triển kinh tế nói chung. Đồng thời giảm bớt gánh nặng của ngân sách nhà nước trong việc thực hiện chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho nền kinh tế...
Cụ thể, với 71 dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT trong giao thông đã và đang được thực hiện, nhiều ngàn tỷ đồng (dự kiến hơn 200.000 tỷ đồng) của các thành phần kinh tế đã và đang được huy động cho đầu tư, làm giảm bớt một gánh nặng không nhỏ của ngân sách nhà nước, đặc biệt là trong bối cảnh bội chi ngân sách nhà nước đã diễn ra liên tục nhiều năm với tỷ lệ rất cao (từ 5 đến hơn 6%GDP), với hệ lụy trực tiếp là nợ công tăng cao đến mức báo động.
Báo cáo giám sát khái quát, đa số người dân tham gia giao thông được hưởng những dịch vụ, hàng hóa công cộng tốt hơn, đầy đủ hơn với một mức chi phí hợp lý. Từ kết quả và kinh nghiệm có được trong việc triển khai các dự án giao thông BOT thời gian qua cũng khẳng định hướng đi đúng đắn của mô hình đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư, cần tiếp tục được phát triển và mở rộng sang các lĩnh vực kinh tế khác.
Tính lợi nhuận nhà đầu tư, mức thu phí thiếu minh bạch
Dù vậy, vẫn có 13 vấn đề còn hạn chế, bất cập trong việc thực hiện các dự án BOT được chỉ ra trong báo cáo giám sát.
Trước hết, đoàn giám sát nêu vấn đề, trong hơn 100 dự án BOT, chỉ có 2 dự án hàng không, 2 dự án đường thuỷ nội địa, chưa có dự án đường sắt nào, nghĩa là hình thức đầu tư này mới chủ yếu tập trung ở đường bộ.
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tuy được cải thiện song vận tải Bắc - Nam hiện nay vẫn chủ yếu bằng đường bộ, các phương thức vận tải hiệu quả cao hơn (đường sắt, đường thủy...), chưa được quan tâm một cách đúng mức, chưa thu hút được nhà đầu tư nước ngoài.
Vận tải đường bộ Bắc - Nam tuy đã mở rộng Quốc lộ 1 từ Hà Nội đi Cần Thơ, song tốc độ xe chạy còn chậm do chưa tách làn ô tô, xe máy.
Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa bày tỏ sự đồng tình với các vấn đề đoàn giám sát nêu ra.
Hiện nay, nhiêu dự án giao thông đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT là dự án cải tạo, nâng cấp được lập trên các tuyến đường huyết mạch, độc đạo (các tuyến quốc lộ và đường Hồ Chí Minh) hạn chế sự lựa chọn của người dân.
Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án còn nhiều bất cập khi có công trình chuyển đổi từ vốn đầu tư ngân sách sang làm BOT, dù được giảm quy mô mà vẫn làm tăng 75% tổng mức đầu tư; có dự án chưa phù hợp quy hoạch của ngành; nhiều dự án được phê duyệt khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường...
Đoàn giám sát cũng chỉ rõ, việc quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn chưa rõ ràng.
Báo cáo giám sát thể hiện, trước đây, thực hiện theo nghị định số 15/2013/NĐ-CP và thông tư số 13/2013/TT-BXD, các dự án giao thông BOT do nhà đầu tư chịu trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt và chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế bản vẽ thi công theo quy định của các nghị định, thông tư về quản lý chất lượng công trình và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra.
Đối với các dự án chỉ định thầu (hầu hết các dự án BOT giao thông đều được chỉ định thầu), quy định này dẫn đến việc nhà đầu tư được giao quá nhiều quyền như có thể chỉ định nhà thầu, định giá các sản phẩm xây dựng và dịch vụ tư vấn đi kèm trong quá trình đầu tư, tạm ứng vốn đầu tư cho nhà thầu...
Do vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khó kiểm soát giá thành và chất lượng công trình - đoàn giám sát nhận định.
Ngoài ra, theo cơ quan giám sát, quy định về mức lợi nhuận của nhà đầu tư còn mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, minh bạch trong quá trình thực hiện.
Quy định liên quan đến trạm thu phí và mức phí cũng còn nhiều bất cập.
Đoàn giám sát cho rằng, mức thu phí được tính dựa trên nguyên tắc hạch toán giữa chi phí đầu tư và giá thành, tuy nhiên vẫn gây bức xúc cho người sử dụng dịch vụ do chênh lệch về mức thu phí không công bằng giữa mức phí và chất lượng dịch vụ được sử dụng. Việc ban hành từng thông tư riêng về mức phí giai đoạn trước 1/1/2017 vừa làm phức tạp thêm thủ tục hành chính vừa thiếu minh bạch về cơ sở xác định mức thu phí.
Trong khi đó, quy chế giám sát doanh thu chỉ dựa vào báo cáo doanh thu của doanh nghiệp dự án và thanh tra, kiểm tra chưa bảo đảm chặt chẽ, minh bạch.
Sau cùng, về vấn đề trách nhiệm của tập thể, cá nhân, báo cáo giám sát lại chỉ nêu ngắn gọn, dẫn báo cáo của Bộ GTVT khẳng định, các bộ ngành địa phương đã chỉ đạo khắc phục những tồn tại đã nêu tại kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán. Tất cả các giảm trừ đều đã được các cơ quan liên quan được ghi nhận và giảm trừ trong hồ sơ quyết toán.
Việc xử lý trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, nhà đầu tư về các tồn tại, sai sót thì đoàn giám sát cho rằng "đã được nêu tại kết luận của cơ quan thanh tra".
P.Thảo
Theo Dantri
Quảng Nam kiến nghị Bộ GTVT nâng cấp sân bay Chu Lai Tại buổi làm việc với Bộ trưởng GTVT, Chủ tịch Quảng Nam đã kiến nghị Bộ bố trí vốn để hoàn thiện các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh và mở rộng sân bay Chu Lai để đến năm 2025 đạt 5 triệu tấn hàng hóa/năm và 4,1 triệu lượt hành khách/năm. Sáng nay 21/7, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa...