Bộ trưởng GTVT: Cử đoàn sang Trung Quốc tham khảo về đường sắt
Bộ GTVT đã tổ chức 6 cuộc hội thảo tại 3 vị trí Bắc, Trung, Nam, làm trực tiếp các đối tượng chịu sự chi phối của Luật đường sắt và cũng đã tổ chức đoàn đi tham khảo về đường sắt ở Trung Quốc.
Giải trình trước Quốc hội về dự thảo Luật đường sắt (sửa đổi) sáng 30.5, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa cho biết, trước đây Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi có được đường sắt hiện đại, nhưng sau 100 năm, đường sắt của chúng ta kém dần đi và hiện nay, thực sự rất lạc hậu.
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa giải trình thêm (ảnh VPQH).
Theo Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, thời gian qua chúng ta dành sự quan tâm rất hạn chế với ngành đường sắt, trong khi hệ thống đường sắt của Việt Nam đã hơn 100 tuổi. Bộ trưởng dẫn chứng, từ năm 2011-2015, đầu tư cho ngành đường sắt rất hạn chế với khoảng 3,18% trong cơ cấu đầu tư trong ngành giao thông, trong khi đó đường bộ là 88,89%. “Với đường bộ, hiện nay đã đóng vai trò hết sức quan trọng cho hệ thống giao thông của chúng ta. Tuy nhiên đường sắt ít được quan tâm đặc biệt là các kết nối phương thức khác nhau. Chính vì vậy đường sắt ngày càng khó phát huy” – Bộ trưởng Nghĩa nói.
Theo Bộ trưởng Nghĩa, trong Hội nghị giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp vừa qua, Bộ GTVT có báo cáo, vận tải đường sắt đối với hàng hóa chỉ hiện còn có 0,4%. Theo Bộ trưởng Nghĩa, một trong những lý do dẫn tới chi phí vận tải của chúng ta rất cao so với thế giới là chi phí logistic của chúng ta đối với cơ cấu GDP khoảng 22%, nhưng riêng vận tải lại chiếm tới 60%. Bài toán đặt ra theo Bộ trưởng Nghĩa là phải cơ cấu sao cho hợp lý để có thể phát huy được các phương thức vận tải lớn, chi phí thấp, đặc biệt an toàn.
Video đang HOT
Bộ trưởng cho biết, sau khi nghe các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội phát biểu tại hội trường, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu nghiêm túc và hoàn thiện để báo cáo trình các vị đại biểu Quốc hội trong thời gian sớm nhất.
Từ sau kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV (tháng 10 và 11.2016), Bộ GTVT cùng với Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức rất nhiều hoạt động để hoàn thiện các nội dung được các đại biểu đã góp ý cho dự Luật.
“Chúng tôi đã tổ chức 6 cuộc hội thảo tại 3 vị trí Bắc, Trung, Nam, làm trực tiếp các đối tượng chịu sự chi phối của Luật đường sắt và cũng đã tổ chức 4, 5 đoàn đi đến các vị trí trên cả nước và một đoàn đi ở nước ngoài để tham khảo đó là ở Trung Quốc…” – Bộ trưởng Nghĩa cho hay.
Theo Danviet
Đường sắt tốc độ cao vào dự án Luật trình Quốc hội
Theo quy hoạch, đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam sẽ hoạt động với vận tốc 200km/h vào năm 2050.
Ngày 31/10, trình bày trước Quốc hội dự án Luật đường sắt (sửa đổi), Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa cho biết, dự luật dành chương 8 cho nội dung về đường sắt tốc độ cao.
Chương này gồm 5 điều (từ điều 88 đến điều 92) quy định về chính sách phát triển, yêu cầu chung với đường sắt tốc độ cao, quản lý, bảo trì, quản lý an toàn và các yêu cầu chung khi đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa trình bày dự án Luật đường sắt (sửa đổi) sáng 31/10. Ảnh: Giang Huy.
Ông Nghĩa cho hay, theo quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt, giai đoạn từ 2020 đến năm 2030 ngành sẽ triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao. Trước mắt tốc độ chạy tàu được khai thác từ 160 km/h đến dưới 200 km/h. Đây là bước chuẩn bị để hoàn thiện và chạy tàu tốc độ 200 km/h.
Tầm nhìn đến năm 2050, ngành phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao, khổ 1.435 milimét trên trục Bắc Nam; sau năm 2050 khai thác với tốc độ 350 km/h.
Từ những yêu cầu trên, Dự thảo Luật đề xuất bổ sung mới một mục về đường sắt tốc độ cao (tốc độ thiết kế 200 km/h) với các điều chủ yếu quy định về chính sách phát triển; các yêu cầu chung; đầu tư xây dựng; quản lý, bảo trì và kinh doanh; quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.
Dự Luật đường sắt sửa đổi bổ sung một chương về đường sắt tốc độ cao. Ảnh minh họa.
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đề nghị làm rõ hơn về nguồn tài chính, lộ trình thực hiện và những biện pháp bảo đảm tính khả thi về đường sắt tốc độ cao.
Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 14.
Võ Hải
Theo VNE
Chủ tịch Tổng Công ty Đường sắt VN xin từ chức Ông Trần Ngọc Thành cho biết việc viết đơn xin nghỉ là quyền tự nguyện của mình vì sự ổn định chung của ngành. Ngày 24-10, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, xác nhận vừa có đơn gửi Bộ GTVT và HĐTV tổng công ty xin từ chức chủ...