Bộ trưởng Giao thông: Không cho thu phí nếu để đường hỏng!
Tình trạng hư hỏng nặng tại quốc lộ 1A và quốc lộ 19 đoạn qua tỉnh Bình Định kéo dài khiến người dân bức xúc…
“Tất cả đoạn đường BOT phải đảm bảo chất lượng tốt như hồ sơ thiết kế được duyệt. Dứt khoát không để tình trạng đường hư hỏng mà vẫn cho thu phí”. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định như vậy tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định ngày 8-10.
Quốc lộ 1 vừa sửa lại hỏng nặng
Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trực tiếp cùng lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định đi thị sát và ghi nhận tình trạng hư hỏng trên quốc lộ (QL) 1 đoạn qua tỉnh này.
Tại buổi thị sát, một lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định nhận xét QL1 đoạn qua tỉnh Bình Định là hư hỏng nặng nhất, xấu nhất ở miền Trung.
Trao đổi với báo chí, bà Lý Tiết Hạnh, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, cho hay trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân Bình Định đã phản ứng rất gay gắt trước tình trạng trên. “Cuối năm 2017, lãnh đạo Bộ GTVT đã hứa trước Quốc hội sẽ chỉ đạo khắc phục hư hỏng trên QL1 đoạn qua tỉnh Bình Định trong thời gian sớm nhất. Thế nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa được giải quyết, thậm chí đường xuống cấp, hư hỏng trầm trọng hơn” – bà Hạnh nói.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định, ngoài QL1 thì QL19 đoạn qua tỉnh này cũng xảy ra tình trạng hư hỏng tương tự.
Đồng tình với các ý kiến phản ánh trên, Bộ trưởng Thể nghiêm khắc phê bình các nhà thầu BOT vì chậm khắc phục tình trạng hư hỏng trên QL1, QL19 qua tỉnh Bình Định. Bộ trưởng yêu cầu hai nhà đầu tư BOT trên QL1 đoạn qua tỉnh này phải tập trung sửa chữa một cách nhanh nhất, tốt nhất. Toàn bộ kinh phí do các nhà thầu chịu.
Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Bình Định bị hư hỏng nặng sau nhiều lần sửa chữa. Ảnh: TẤN LỘC
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Bộ trưởng yêu cầu Cục Quản lý xây dựng tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng các dự án đang triển khai. “Không riêng gì Bình Định mà tất cả dự án BOT hiện nay đang thu tiền đều phải đảm bảo chất lượng tốt. Nếu dự án nào có vấn đề thì phải kiểm tra, đề xuất một cách quyết liệt để sửa chữa. Tổng cục Đường bộ, Cục Quản lý xây dựng phải tăng cường kiểm tra, giám sát. Nhà đầu tư nào không tuân thủ, chậm trễ kéo dài thì cấm thu phí” – ông Thể nói.
Theo Bộ trưởng Thể, với 59 km đoạn QL1 ở Bình Định được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, Chính phủ đã bố trí kinh phí để sửa chữa. Tuy nhiên, thời gian qua Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, các nhà thầu đã chậm khắc phục.
Đường hỏng nhưng phí không giảm
Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết hiện trên địa bàn tỉnh này có ba trạm thu phí hoàn vốn cho các dự án BOT. Thời gian qua chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị Bộ GTVT giảm giá vé qua các trạm BOT này cho các phương tiện. Đầu năm 2018, hai trạm BOT Nam Bình Định và Bắc Bình Định đã giảm giá vé, đến đầu tháng 9-2018 trạm BOT QL19 cũng bắt đầu giảm giá vé.
Không có lý do gì phải chờ vì tiền đã có sẵn. Trong năm nay phải cơ bản giải quyết hoàn chỉnh giao thông trên QL1. Nếu để chậm, các cơ quan quản lý nhà nước phải chịu trách nhiệm…
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể
Tuy nhiên, theo ông Dũng, việc giảm giá vé tại các trạm BOT trên không đồng bộ, tiến độ triển khai rất chậm. “Cử tri, nhân dân, các chủ phương tiện tại các địa phương rất bức xúc, kiến nghị nhiều lần. Nhất là hiện nay phần lớn các đoạn đường BOT bị hư hỏng nặng nhưng vẫn không giảm phí. UBND tỉnh đề nghị Bộ GTVT chấp thuận phương án giảm giá bổ sung và chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện giảm giá tại các trạm BOT” – ông Dũng kiến nghị.
Trước kiến nghị trên, Bộ trưởng Thể giao Vụ Đối tác công tư phối hợp với Tổng cục Đường bộ giám sát nguồn thu để điều chỉnh kế hoạch thu, giảm giá một cách tốt nhất.
Bộ trưởng Thể thừa nhận trạm BOT trên QL19 kết nối giữa Bình Định với Tây Nguyên thời gian dài chưa giảm giá vé. Bộ trưởng cho biết theo báo cáo của các cơ quan chức năng, nguyên nhân là nguồn thu chưa đảm bảo như dự án đặt ra. Qua đó, ông Thể yêu cầu Tổng cục Đường bộ, Cục Đối tác công tư tiến hành kiểm tra, có điều kiện giảm được thì phải giảm ngay. “Công suất hoạt động của cảng Quy Nhơn ngày càng tăng, nhu cầu lên Tây Nguyên ngày càng lớn thì phải xem lại nguồn thu của trạm BOT này. Có điều kiện là giảm ngay, không được chần chừ” – ông Thể lưu ý.
Được biết toàn bộ 118 km đoạn qua tỉnh Bình Định được thực hiện theo dự án mở rộng, nâng cấp QL1 với tổng mức đầu tư gần 7.800 tỉ đồng, đưa vào sử dụng từ cuối năm 2015.
Sửa chữa chưa đảm bảo kỹ thuật
Từ khi đưa vào khai thác đến nay, rất nhiều đoạn tuyến nền, mặt đường QL1 đoạn qua tỉnh Bình Định bị hư hỏng nặng. Hệ thống an toàn giao thông chưa đảm bảo, mặt đường bị đọng nhiều đất, cát; hệ thống rãnh dọc bị hư hỏng, kết cấu hở. Tổ chức giao thông tại các nút giao cũng còn rất nhiều bất cập. Thời gian qua tại khu vực các nút giao đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông chết người. Trong khi đó, việc sửa chữa hư hỏng trên QL1 chưa triệt để, chưa kịp thời cũng như chưa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Đây là một trong những bức xúc nhất kéo dài thời gian qua và hiện nay ở Bình Định.
Ông HỒ QUỐC DŨNG, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định
TẤN LỘC
Theo PLO
Cầu Mỹ Cang "kêu cứu"!
Có phải cây cầu trên trục đường ĐT615, bắc qua sông Bàn Thạch thuộc thôn Mỹ Cang (xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ) không Tư Quảng Nam?
Dù xuống cấp nhưng cầu Mỹ Cang đang phải "gánh" nhiều lượt xe quá trọng tải mỗi ngày.
- Là nó đó Bề Tui.
- Vì sao lại... "kêu cứu"?
- Do cầu xây dựng đã lâu, hiện xuống cấp nghiêm trọng nhưng hằng ngày vẫn phải "gánh" lượng xe tải trọng lớn nên tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Tư nói cụ thể nghe coi?
- Cầu Mỹ Cang được xây dựng từ năm 1992, dài 72m, rộng 5m có 6 nhịp và 5 trụ cầu. Qua thời gian sử dụng, nhiều mố cầu đã bị nứt, bong tróc, lòi cả cốt thép hoen gỉ bên trong. Mố cầu có dấu hiệu sụt lún và nghiêng, thành cầu cũng bị nứt gãy ở một số nhịp, bề mặt cầu "ổ gà"... Cùng với đó, việc khai thác cát dưới sông cũng làm các trụ cầu thêm sụt lún, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Thêm nữa, tình trạng xe vận chuyển đất đá, vật liệu xây dựng vào KCN Tam Thăng cũng trực tiếp đe dọa đến "tuổi thọ" của cầu. Lo lắng, người dân nhiều lần kiến nghị lên UBND xã, thành phố nâng cấp, sửa chữa hoặc xây mới nhưng đến nay cầu chỉ được gia cố, duy tu bề mặt.
- Như vậy thì không ổn.
- Thực tế, từ khi khu công nghiệp Tam Thăng xây dựng, lượng xe cộ vận tải hàng hóa vào ra ngày một đông. Trước tình trạng quá tải cầu Mỹ Cang, các cơ quan chức năng đã phân luồng, quy định các loại xe chở vật liệu xây dựng phải vòng đường khác. Tuy nhiên, do đường vòng khá xa nên các bác tài vẫn "nhắm mắt" đi qua, bất chấp cầu Mỹ Cang xuống cấp nghiêm trọng.
- Vậy chính quyền địa phương nói gì về thực trạng trên?
- Theo lãnh đạo xã Tam Thăng, chính quyền xã tổ chức cắm các biển cảnh báo nguy hiểm, cấm xe quá trọng tải qua cầu nhưng các phương tiện vẫn cố tình đi qua. Vấn đề xử lý vi phạm còn khó khăn, bất cập bởi cần phải có sự vào cuộc từ nhiều phía.
Từ phản ánh của Tư xứ Quảng, Bề Tui đã "mục sở thị" và nhận thấy tình trạng xuống cấp của cầu Mỹ Cang rất đáng quan ngại. Hy vọng, trước khi có chủ trương xây mới, chính quyền địa phương sớm có giải pháp ngăn chặn, xử lý dứt điểm việc xe quá trọng tải bất chấp qua cầu tránh để hậu quả đáng tiếc xảy ra.
BỀ TUI
Theo cadn.com.vn
Nam Đàn (Nghệ An): Đường nông thôn vừa làm xong đã... hỏng Công trình sửa chữa, nâng cấp đường nông thôn Kim - Phúc - Cường đoạn qua xã Nam Phúc, huyện Nam Đàn (Nghệ An) vừa bàn giao đưa vào sử dụng được 3 tháng thì đã xuất hiện nhiều điểm xuất hiện bong tróc, hư hỏng, xuống cấp. Ngày nào cũng vậy, chị N.T.T (trú tại xã Nam Phúc, huyện Nam Đàn) phải...