Bộ trưởng Giao thông: Cơ quan điều hành bay không được chủ quan về an ninh mạng
Các đơn vị hàng không được yêu cầu nâng cao ý thức, đầu tư nhân lực và trang thiết bị để đảm bảo an toàn, an ninh mạng hàng không.
Tại cuộc họp Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chiều 3/8, Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa nhận định vụ tin tặc tấn công sân bay vừa qua là rất nghiêm trọng, cảnh báo không chỉ cho hàng không mà cả an ninh mạng quốc gia. Các cơ quan chức năng của công an, quân đội đang vào cuộc điều tra vụ việc.
Theo Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, hệ thống hạ tầng mạng của Tổng công ty quản lý bay Việt Nam (cơ quan điều hành bay) hiện có điều kiện bố trí biệt lập, song không thể chủ quan, bởi hệ thống mạng có thể bị tin tặc tấn công từ phần cứng hoặc do con người. Vì vậy, ông đề nghị Tổng công ty Quản lý bay hoàn thiện hệ thống thiết bị và đầu tư con người để đảm bảo an ninh mạng.
“Một sơ suất nhỏ từng xảy ra ở sân bay Tân Sơn Nhất là bị mất nguồn điện đã gây ảnh hưởng lớn, nên nếu để xảy ra tai nạn hàng không thì sẽ vô cùng thảm khốc”, ông Nghĩa nói.
Video đang HOT
Sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất ùn tắc hành khách tối 29/7 do tin tặc tấn công hệ thống thông tin. Ảnh: Hùng Sơn
Ngày 2/8, Bộ trưởng Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn cũng cho biết, thời gian tới không chắc chắn những cuộc tấn công tin tặc tương tự có diễn ra nữa hay không, vì rất khó ngăn chặn triệt để mọi cuộc tấn công trong không gian mạng. “Những mối nguy cơ sẽ ngày càng cao hơn, chúng ta càng phải nâng cao cảnh giác, đầu tư cho con người và kỹ thuật”, ông nói.
Liên quan đến vấn đề các nhà mạng Việt Nam dùng thiết bị Trung Quốc, người đứng đầu Bộ Thông tin cho biết, đúng là có thực trạng nhà mạng lớn hiện nay ở Việt Nam sử dụng thiết bị công nghệ Trung Quốc và cũng có khả năng thiết bị đó có vấn đề. Ví dụ laptop của hãng Lenovo (Trung Quốc) đã bị phát hiện vi phạm quyền riêng tư của người sử dụng.
Việc nhà mạng mua thiết bị Trung Quốc do nhiều yếu tố như điều kiện lịch sử; luật đấu thầu có những hạn chế, nhất là về giá thành; cách tiếp cận linh hoạt của doanh nghiệp Trung Quốc; một số hãng công nghệ Trung Quốc có thương hiệu toàn quốc… Hơn thế, về luật hiện nay không có sự phân biệt đối xử.
Sự cố tin tặc tấn công được ghi nhận vào chiều 29/7 khi hàng loạt màn hình hiển thị thông tin chuyến bay tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất cùng hệ thống phát thanh của sân bay bất ngờ bị chèn nội dung kích động, xuyên tạc về biển Đông.
Cùng thời điểm, Vietnam Airlines xác nhận trang mạng chính thức của Vietnam Airlines đã bị chiếm quyền kiểm soát và chuyển sang trang mạng xấu ở nước ngoài. Trên trang xuất hiện các ngôn ngữ kích động. Dữ liệu của 400.000 hội viên khách hàng thường xuyên bị công bố. Việc bị hacker tấn công khiến hơn 100 chuyến bay bị chậm, hành khách ùn ứ tại các quầy làm thủ tục.
Theo Vnexpress
Vietnam Airlines xin lỗi khách hàng sau sự cố tin tặc tấn công
Cho biết hệ thống thông tin đã được khôi phục, Hãng hàng không quốc gia xin lỗi vì những phiền toái xảy ra với khách khi bị tin tặc tấn công.
Theo đại diện Vietnam Airlines, sáng 1/8, hệ thống công nghệ thông tin chính của Vietnam Airlines đã hoàn tất quá trình kiểm tra và trở lại hoạt động. Hãng đã phối hợp với các chuyên gia của Cục An ninh mạng (Bộ Công an), Cục an toàn thông tin, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam VNCERT, Viettel, FPT và các đối tác khác để giành quyền kiểm soát, khôi phục và khởi động lại các chương trình bị tấn công cũng như rà soát chương trình khác để đảm bảo an toàn. Hãng bay đã phối hợp với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam khôi phục các máy tính tại quầy làm thủ tục ở Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
Đến nay, sự cố trên không làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác bay, công tác phục vụ hành khách trong thời gian sự cố không bị ảnh hưởng lớn nhờ nỗ lực triển khai kịch bản dự phòng và sẵn sàng đầy đủ phương tiện, nhân lực. Hãng tiếp tục phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công An cùng các đối tác để củng cố an ninh mạng.
Trang web của Vietnam Airlines bị thay đổi giao diện.
Đối với khách hàng chương trình Bông Sen Vàng, Vietnam Airlines thông báo sẽ tạm ngừng các chức năng trực tuyến, tuy nhiên vẫn đảm bảo đầy đủ quyền lợi của hội viên. Hãng này cũng gửi lời xin lỗi khách hàng vì sự việc không mong muốn sau sự cố tin tặc và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác để giải quyết.
Chiều 29/7, tin tặc tấn công trang web của Vietnam Airlines, làm rò rỉ dữ liệu của 400.000 tài khoản khách hàng Bông Sen Vàng, bao gồm họ tên, ngày sinh, địa chỉ. Một số thành viên còn bị lộ chức vụ, cơ quan công tác, số điện thoại... Cùng thời điểm, hệ thống thông tin, quầy thủ tục tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất cũng bị tấn công làm hơn 100 chuyến bay bị chậm.
Ông Nguyễn Hải Tùng, Trưởng ban Công nghệ thông tin của Vietnam Airlines cho hay, nhóm tin tặc tấn công ban đầu tương tự các đợt tấn công bởi virus trước đó, nhưng lần này là có chủ đích. Các đối tác công nghệ thông tin của hãng đã phát hiện dấu hiệu nghi ngờ tin tặc xâm nhập từ tối 28/7 và đưa ra cảnh báo đợt virus này có khả năng bùng nổ trên diện rộng. Vietnam Airlines ngay sau đó có một số biện pháp ứng phó, ngăn chặn virus phát tán.
Đoàn Loan
Theo VNE
Vietnam Airlines phát hiện tin tặc một ngày trước khi bị tấn công Ông Nguyễn Hải Tùng, Trưởng ban Công nghệ thông tin (Vietnam Airlines) cho biết, tin tặc tấn công vào hệ thống mạng Vietnam Airlines có chủ đích, virus xâm nhập trước một ngày. Sáng 31/7, Vietnam Airlines cho hay mọi hoạt động tại sân bay đã trở lại bình thường. Mọi thông tin giao dịch và thanh toán khách hàng trong quá trình...