Bộ trưởng GD&ĐT: “Không bỏ điểm sàn đại học”
Trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo không bỏ điểm sàn, điểm sàn năm nay không chỉ có một mức mà phân ra thành 2-3 mức.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT trước Quốc hội ngày 11/6, Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định) đề cập đến vấn đề bỏ điểm sàn đại học. Theo đại biểu, Bộ GD&ĐT bỏ điểm sàn đại học sẽ có thể dẫn đến nhiều hệ quả là sản phẩm đầu ra không đáp ứng được yêu cầu việc làm của xã hội, sự mất cân đối trong đào tạo giữa thầy và thợ ngày càng lớn…
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ GD&ĐT không bỏ điểm sàn, vẫn có điểm sàn đại học. Đổi mới của tuyển sinh đại học năm nay là điểm sàn không chỉ có một mức mà phân ra thành 2-3 mức sàn. Có mức sàn cao và có mức sàn thấp hơn, nhưng mức sàn thấp hơn đó không hạ thấp tiêu chuẩn, yêu cầu so với các năm trước.
Lý giải vì sao thay đổi, không chỉ một mức sàn, Bộ trưởng cho rằng, điều này để triển khai thực hiện Luật Giáo dục đại học, tổ chức phân tầng đại học thành các tầng khác nhau, ở các mức chất lượng khác nhau bằng tiêu chí điểm sàn khác nhau, để thông báo cho học sinh, sinh viên cân nhắc lựa chọn vào học ở những trường phù hợp và có tính toán đến chất lượng.
Bộ trưởng nêu quan điểm, điểm sàn không quyết định chỉ tiêu tuyển sinh, điểm sàn chỉ là giới hạn về chất lượng, nếu thấp hơn nữa sẽ không đủ yêu cầu có thể đào tạo được con người với những phẩm chất, năng lực cần có.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận: “Vẫn có điểm sàn đại học”
Cũng tại phiên chất vấn, Đại biểu Thân Đức Nam (TP Đà Nẵng) chất vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận về thông tin có gần đến 72.000 sinh viên tốt nghiệp đại học mà không có việc làm.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Luận cho biết, Bộ đã kiểm điểm thấy có trách nhiệm của Bộ GD&ĐT về thực tế này. Cụ thể, trong một thời gian dài giáo dục đại học chú trọng về quy mô, số lượng mà chưa chú ý đúng mức đến các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Nội dung, chương trình phương pháp dạy học, thi cử của các trường chủ yếu xuất phát từ khả năng hiện có của các nhà trường, chưa chú ý chưa có hoạt động thiết thực để tổ chức hoạt động đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Bên cạnh đó, quy trình mở trường cấp phép hoạt động cho các trường đại học, cao đẳng thiếu chặt chẽ, chưa chú trọng đến nhu cầu thực tế của xã hội và địa phương. Các chương trình đào tạo chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn trong nước và thế giới.
Nội dung đào tạo nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, nhẹ thực hành, chưa chú trọng rèn luyện các kỹ năng mềm, khả năng làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ.
“Những yếu kém đó dẫn đến quy mô tuyển sinh và theo đó quy mô sinh viên tốt nghiệp hàng năm tăng lên, trong khi chất lượng đào tạo còn thấp và chưa được chú trọng nâng cao”.
“Bộ GD&ĐT cùng với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có trách nhiệm chính trong các yếu kém nói trên”, Bộ trưởng Luận thừa nhận.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ GD&ĐT đã có những giải pháp để cải thiện tình hình theo hướng hạn chế việc thành lập các trường đại học, cao đẳng. Khi các trường đại học mở các chuyên ngành, có cảnh báo, thông báo với những ngành nghề, lĩnh vực đào tạo đã có quy mô lớn… không cho mở nữa. Ví dụ khối kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, sư phạm… Bộ đã có thông báo về sự bão hòa của thị trường.
Tuyển sinh ĐH-CĐ: Bỏ điểm sàn từ năm 2014
Đại diện Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố bỏ điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2014.
Sau khi lắng nghe góp ý của các chuyên gia giáo dục và các cựu quan chức trong ngành giáo dục, Bộ GD-ĐT đã quyết định bỏ điểm sàn đại học, cao đẳng từ năm 2014. Các trường ĐH, CĐ có đề án riêng đáp ứng điều kiện quy định thì được tự chủ tuyển sinh. Đồng thời Bộ GD&ĐT vẫn tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ chung. Các trường tuyển sinh riêng có thể sử dụng kết quả kỳ thi chung để tuyển thí sinh.
Về phương án thay thế điểm sàn, ông Bùi Anh Tuấn (Vụ trưởng Vụ Đại học, Bộ GD&ĐT) nói: "Bộ GD&ĐT đã nhận sự khó khăn về phía mình để tạo sự dễ dàng cho người học, tiêu chí là đảm bảo chất lượng nguồn tuyển. Những năm trước đây, Bộ có hội đồng điểm sàn để tư vấn cho Bộ nhằm xác định điểm sàn cho từng khối. Năm 2012 - 2013, Bộ đã đưa lên diễn đàn và nhận được nhiều ý kiến đóng góp về xây dựng phương án điểm sàn. Vì vậy, năm 2014 sẽ không có Hội đồng điểm sàn mà có chỉ có Hội đồng tư vấn đảm bảo chất lượng nguồn tuyển".
"Nhiều ý kiến cho rằng, điểm sàn năm 2013 chưa hợp lý, chưa sát với thực tế, mặc dù là thừa nguồn tuyển nhưng nhiều trường đại học, cao đẳng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu. Do đó, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014, điểm sàn nên thay thế bằng các tiêu chí khác", ông Tuấn khẳng định.
Thí sinh thi đại học năm 2013
Chia sẻ về điều này, TS Lê Trường Tùng, hiệu trưởng trường Đại học FPT cho rằng việc bỏ điểm sàn cần thực hiện đồng bộ với giải pháp khống chế chỉ tiêu theo nguồn lực từng trường, căn cứ theo lực lượng giảng viên, cơ sở vật chất và suất đầu tư/đầu sinh viên.
Bên cạnh việc Bộ GD-ĐT khống chế về chỉ tiêu tuyển sinh, các trường cũng cần đưa ra thêm tiêu chí để xác định ngưỡng tối thiểu vào học đại học, cao đẳng. Đồng thời, các tiêu chí này phải được công bố công khai để các cơ quan quản lý và dư luận xã hội giám sát.
Trước đó, ngày 17/2, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo: Thủ tướng đồng ý với phương án thi tốt nghiệp 4 môn và bỏ chủ trương miễn thi tốt nghiệp 20%. Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ GD-ĐT khẩn trương xây dựng phương án tổ chức thi từ năm 2015 và công bố công khai vào đầu quý III năm 2014 theo hướng nội dung thi nhằm tạo động lực để học sinh học tập, phát triển toàn diện, đồng thời có tính hướng nghiệp...
Theo Khampha
Bộ trưởng GD-ĐT: Học giả, bằng thật... là có thật Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: "Chúng tôi đã tham gia xác minh, phát hiện khá nhiều trường hợp bằng cấp giả mạo". Tại phiên chất vấn trước Quốc hội ngày 20/11, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận tham gia giải trình thêm về câu hỏi của ĐB Quốc hội về nạn học giả, bằng thật, mua...