Bộ trưởng GD-ĐT thăm bà giáo 81 tuổi
Chiều 15/11, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cùng lãnh đạo ngành giáo dục Hà Nội đã đến thăm hỏi lớp học Tình thương quận Tây Hồ nằm trong khuôn viên Trường THCS An Dương (quận Tây Hồ) do bà giáo Hồ Hương Nam (81 tuổi) lập ra.
Cụ Hồ Hương Nam (sinh năm 1933) là người gốc Huế, dạy học ở Quảng Bình được hai năm. Năm 1957, bà lấy chồng và chuyển ra Hà Nội sinh sống. Đã từ lâu, khi còn đang giảng dạy trong Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, bà Nam có tâm niệm đưa chữ đến cho người khuyết tật. Trăn trở nhiều đêm, năm 1997 khi vừa nghỉ hưu, bà mở lớp học tình thương và đến từng nhà vận động phụ huynh đưa con đến lớp.
Suốt 16 năm từ khi thôi công việc giảng dạy tại Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám, cụ Hồ Hương Nam vẫn miệt mài dạy chữ miễn phí cho trẻ tàn tật có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Nội. Suốt 16 năm lớp học đặc biệt này tồn tại, nhiều phụ huynh đòi đóng tiền cho con đi học, nhưng bà đều từ chối. Mà bà vẫn dành dụm số tiền lương hưu ít ỏi, tiền con cái biếu hàng tháng để mua bim bim, bút chì, vở… cho học sinh của mình. Cứ đến thứ 6 hàng tuần, cuối giờ học bà đều phát bim bim để động viên các em đến lớp, cố gắng học tập.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao đổi với cụ Hồ Hương Nam.
Xúc động trước cuộc viếng thăm bất ngờ của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, cụ Hồ Hương Nam bày tỏ mong muốn Bộ trưởng cùng các địa phương cố gắng nhân rộng những lớp học tình thương, lớp học miễn phí để trẻ tàn tật có cơ hội được phục hồi chức năng, trí tuệ, biết hòa nhập với xã hội. Theo cụ Nam, đây cũng là một trong những giải pháp để giảm nỗi bất hạnh mà trẻ và gia đình phải gánh chịu.
Lắng nghe tâm tư của cụ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận mong cụ giữ gìn sức khỏe để luôn là chỗ dựa cho con cháu và các học trò ở lớp học tình thương. Người đứng đầu ngành giáo dục cũng hứa sẽ quan tâm đề xuất với lãnh đạo Đảng và Nhà nước có thêm chính sách đối với trẻ khuyết tật.
Video đang HOT
Bộ trưởng tặng hoa và quà cho cụ Hồ Hương Nam.
Chia sẻ với PV Dân trí ngay sau chuyến thăm hỏi “đặc biệt” này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bộc bạch: “Đây là một nhà giáo đã nghỉ hưu rất tâm huyết với sự nghiệp trồng người, có một tấm lòng rất phúc hậu, thương yêu và muốn chia sẻ thiệt thòi với các cháu nhằm hòa nhập với cộng đồng. Đây là một truyền thống của nhà giáo Việt Nam, cũng là truyền thống của dân tộc coi trọng và quan tâm đến những người bị thiếu thốn, thiệt thòi”.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng nhấn mạnh, những tấm gương như cụ Nam có nguồn lan tỏa rất lớn và cũng là lời nhắc nhở đối với các nhà giáo đang làm nhiệm vụ trong khi chưa đến tuổi nghỉ hưu, cũng như là trách nhiệm của những người lãnh đạo trong ngành.
Nguyễn Hùng
Theo Dantri
Chủ tịch Quốc hội 'xoay' Bộ trưởng GD-ĐT
"Đồng bào ta chưa yên tâm về chất lượng giáo dục, Bộ trưởng có yên tâm không, đến bao giờ mới có nền giáo dục đào tạo yên tâm?"
Chất vấn Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Vũ Luận chiều 22/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu ra thực trạng nước ta đang hội nhập quốc tế, hiện khoảng 4 triệu đồng bào Việt ở nước ngoài nhưng đời con cháu ngày càng "mù chữ Việt" nghiêm trọng.
Mấy đời Bộ trưởng thì làm được?
"Đây là điều đáng lo lắng, nói là chúng ta hội nhập quốc tế, phát triển văn hóa nhưng kiều bào không biết tiếng, tôi đi nước ngoài tiếp xúc càng thấy đời thứ 2-3 ngày càng phát triển, càng đông nhưng không biết biết chữ Việt. Bộ trưởng có chấm dứt được tình hình này không? Bằng cách nào? Mấy đời Bộ trưởng thì làm được? Bộ trưởng đưa ra quyết sách gì để thúc đẩy tình hình này?"
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng (trái) chất vấn Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận
Chủ tịch tiếp tục chất vấn: "Đồng chí có nói đồng bào ta chưa yên tâm về chất lượng giáo dục thời kỳ đổi mới, vậy đến 2016 hết nhiệm kỳ thì hàng năm chất lượng giáo dục đào tạo của ta có chuyển biến theo hướng tích cực thêm không? Liệu đồng bào ta có yên tâm hơn không? Bộ trưởng có yên tâm hơn không? Đến bao giờ chúng ta có nền giáo dục đào tạo yên tâm?"
Với phần chất vấn này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, nước ta đã có đề án dạy tiếng nước ngoài (khoảng 50 tỷ, triển khai khoảng 5 năm nay và đã hết dự án), theo đó, Bộ trưởng Luận cũng đề nghị Quốc hội quan tâm cho tiếp tục đề án này.
Về chuyển biến chất lượng giáo dục đào tạo, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu ngành giáo dục, Bộ trưởng Luận cũng hứa với Chủ tịch Quốc hội và ĐBQH sẽ mang hết trí tuệ quyết tâm nghị lực của mình cùng tòan ngành, toàn dân triển khai hoạt động đổi mới GD&ĐT. "Hy vọng chất lượng sẽ từng bước thay đổi theo hướng tiến bộ".
Chưa "ưng" câu trả lời này, Chủ tịch Quốc hội tái chất vấn: "Bao giờ chấm dứt việc các thế hệ đồng bào nước ngòai không biết tiếng Việt? Bao giờ đồng bào ta yên tâm và chất lượng giáo dục của nước ta?"
Bộ trưởng Luận nhìn nhận: "Dạy và học tiếng Việt còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện, trước hết là môi trường sống của các cháu, Bộ GD&ĐT sẽ sử dụng mọi công cụ truyền thông để đưa tiếng Việt đến cho các cháu. Còn khẳng định tất cả các cháu Việt Nam ở nước ngòai, nhất là thế hệ thứ 3-4 biết tiếng Việt hết thì không đủ điều kiện để trả năm nào giải quyết hết!
"Tất cả chúng tôi quyết tâm triển khai, chúng tôi sẽ có phương án dựa vào thế hệ người Việt các thế hệ trước đây để triển khai mạnh mẽ quyết liệt" - Bộ trưởng Luận nói.
Sẽ nhân rộng mô hình trường thực nghiệm
Cũng trong phiên chất vấn, các ĐBQH "xoay" Bộ trưởng Luận về việc triển khai mở rộng mô hình trường thực nghiệm.
Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, trường thực nghiệm có sứ mạng thực nghiệm, thử nghiệm nhiều mô hình giáo dục khác nhau, trong đó có mô hình của GS Hồ Ngọc Đại. Đây là trường thuộc Viện nghiên cứu khoa học dùng để nghiên cứu ứng dụng như công nghệ mới.
"Tôi thấy mô hình này tốt. Tôi tìm hiểu thì nhiều tỉnh, nhất là ở các tỉnh biên giới phía bắc tôi nghe lãnh đạo địa phương nói tốt về chương trình này nên chúng tôi quyết định cho áp dụng. Việc gì có lợi thì làm, hiện chương trình được triển khai ở 35 tỉnh, cả miền núi và đồng bằng. Chúng tôi sẽ tổng kết mô hình này cho chính quy hóa, chắc chắn sẽ được áp dụng".
Trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định) về học giả bằng thật - Bộ trưởng Luận nhấn mạnh "chính là cách tuyển dụng của ta quá coi nặng bằng cấp mà không chú ý đến kỹ năng người học. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài thì bằng cấp chỉ là điều kiện và họ sẽ thi tay nghề thực. Chúng tôi rất muốn hệ thống tuyển dụng của nhà nước ta không coi nhẹ bằng cấp nhưng không coi đó là điều kiện duy nhất" - Bộ trưởng Luận nói.
Theo vietbao
Tông xe kinh hoàng trên cầu vượt thép, 1 người bị thương nặng Một vụ tai nạn kinh hoàng giữa ô tô 7 chỗ và xe máy tay ga ngay giữa cầu vượt thép Hoàng Hoa Thám khiến một thanh niên bị thương nặng, giao thông qua cầu bị phong tỏa, kẹt xe nghiêm trọng. Chiếc xe máy biến dạng, phần đầu vỡ nát Vụ tai nạn xảy ra lúc 21h, ngày 3-11, ngay giữa cầu...