Bộ trưởng Đức tức giận với chiến lược vaccine của châu Âu
Bộ trưởng Tài chính Scholz cho biết “rất tức giận” khi nhiều vaccine Covid-19 không được đặt hàng vào năm 2020 do quyết định của Ủy ban châu Âu.
Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) tới nay mới chỉ tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên cho chưa đầy 4% dân số, thấp hơn tỷ lệ 11% ở Mỹ và gần 17% ở Anh, theo thống kê của Our World in Data. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen bị chỉ trích vì việc triển khai chậm chạp chương trình tiêm chủng của EU.
“Tôi rất tức giận về một số quyết định được đưa ra năm ngoái”, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz nói trên kênh BBC ngày 6/2. “Tôi đã nghĩ rằng có cơ hội đặt mua nhiều loại vaccine hơn”.
Khi được hỏi về trách nhiệm của von der Leyen với tình trạng chậm triển khai vaccine Covid-19, Bộ trưởng Scholz nói “bất cứ ai cũng cần phải được một bài học và điều này đúng với châu Âu, tôi nghĩ EU rất mạnh”.
Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz trong phiên họp của hạ viện Đức tại Berlin, tháng 12/2020. Ảnh: Reuters .
Scholz là đảng viên Dân chủ Xã hội và von der Leyen thuộc đảng Dân chủ Cơ đốc giáo, cùng nhau phục vụ trong liên minh cầm quyền của Đức tới năm 2019, khi von der Leyen thôi làm phó lãnh đạo liên minh để đảm nhận chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu.
Trong bài viết đăng trên tờ Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung hôm 31/1, von der Leyen cho biết “thật sai lầm” khi nói việc ký các hợp đồng sớm hơn sẽ đẩy nhanh hơn tiến trình giao vaccine của các hãng sản xuất.
“Điểm nghẽn nằm ở chỗ khác. Việc sản xuất một loại vaccine mới là một quá trình vô cùng phức tạp”, von der Leyen viết và cho biết “trong số hàng trăm thành phần cần thiết cho vaccine, những thứ quan trọng đang thiếu hụt trên toàn thế giới”.
Video đang HOT
Von der Leyen mô tả cuộc chiến chống lại Covid-19 “không phải cuộc đua nước rút mà là marathon”, đồng thời bày tỏ lo lắng về các biến chủng nCoV mới. “Chúng ta ngay hôm nay cần chuẩn bị cho kịch bản mà vaccine hiện tại không đủ khả năng ức chế virus”, von der Leyen viết.
Covid-19 bùng phát hồi tháng 12/2019, xuất hiện tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 106 triệu ca nhiễm, hơn 2,3 triệu ca tử vong và gần 78 triệu người đã bình phục. Đức là vùng dịch lớn thứ 10 thế giới với gần 2,3 triệu ca nhiễm và gần 62.000 ca tử vong.
Hơn 100 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu, Anh lo biến chủng kháng vaccine
Toàn cầu ghi nhận hơn 100 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 2,1 triệu người chết, Anh muốn siết chặt biên giới vì lo ngại các biến chủng nguy hiểm.
Thế giới ghi nhận 100.226.950 ca nhiễm và 2.147.944 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 508.857 và 10.279 ca trong 24 giờ qua. 72.208.427 người đã bình phục, theo trang cập nhật thời gian thực Worldometers.
Anh hôm nay ghi nhận thêm 592 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 98.531, cao nhất ở châu Âu. Nước này báo cáo 3.669.658 ca nhiễm, tăng 22.195 ca so với hôm qua.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 25/1 cho biết đang xem xét các quy định thắt chặn phong tỏa biên giới vì nguy cơ xuất hiện các chủng nCoV "kháng vaccine". Những biến chủng này có thể kéo dài cuộc chiến với Covid-19 hơn dự kiến, khi nhiều nhà khoa học lo ngại chúng có khả năng gây tử vong cao hơn và vaccine có hiệu quả thấp hơn so với nguyên bản.
"Chúng ta phải nhìn nhận rằng có những mối đe dọa về lý thuyết rằng các biến chủng kháng vaccine đang dần xuất hiện. Caanfa phải kiểm soát điều đó. Chúng tôi muốn bảo vệ cư dân và đất nước khỏi các trường hợp tái nhiễm từ nước ngoài, chúng ta cần một giải pháp", Johnson nói.
Người dân Anh đi giữa các biển hiệu kêu gọi phòng chống Covid-19 ở London hôm 25/1. Ảnh: AFP .
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 145.715 ca nhiễm và 1.815 ca tử vong, đưa tổng số người nhiễm lên 25.828.054 và 431.042 người chết. Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Mỹ khi ca nhiễm mới hàng ngày liên tục vượt 100.000 người.
Tổng thống Joe Biden hôm 25/1 cho biết ông có thể nâng mục tiêu số người được tiêm vaccine trong 100 ngày từ 100 triệu lên 150 triệu, thêm rằng nhiều khả năng giới chức sẽ có khả năng cung cấp một triệu liều vaccine Covid-19 mỗi ngày trong vòng ba tuần tới.
"Nếu chúng ta đeo khẩu trang từ nay đến hết tháng 4, các chuyên gia cho rằng sẽ có 50.000 người được cứu sống", Biden nói.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 9.036 ca nhiễm và 116 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.677.710 và 153.624.
Thủ tướng Narendra Modi hôm 22/1 cho biết Ấn Độ sẽ hoàn toàn tự chủ về nguồn cung cấp vaccine Covid-19 trong bối cảnh quốc gia này đã tiêm vaccine cho hơn một triệu dân trong vòng một tuần kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới.
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đã đặt mục tiêu tiêm vaccine Covid-19 cho khoảng 300 triệu trong số 1,3 tỷ dân trước tháng 7, tương đương gần như toàn bộ dân số Mỹ.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 583 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 217.664. Số người nhiễm nCoV tăng 26.793 ca trong 24 giờ qua, lên 8.871.393.
Thẩm phán Tòa án Tối cao Brazil Ricardo Lewandowski đã phê chuẩn mở cuộc điều tra nhằm vào Bộ trưởng Y tế Eduardo Pazuello, liên quan đến cách xử lý đại dịch ở thành phố miền bắc Manaus. Tổng công tố Augusto Aras sẽ có 60 ngày để điều tra, trong khi Bộ trưởng Pazuello có 5 ngày để khai báo với cảnh sát liên bang.
Manaus nằm tại bang Amazonas, là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt bùng phát dịch thứ hai. Hệ thống y tế khẩn cấp của thành phố gần như sụp đổ, không có nguồn cung oxy cho bệnh nhân, buộc chính phủ huy động bình oxy từ khắp cả nước để cứu các bệnh nhân. Đây cũng là nơi xuất hiện biến chủng nCoV mới với những đặc điểm tương đồng các chủng siêu lây nhiễm ở Anh và Nam Phi.
Nga , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 19.290 ca nhiễm nCoV và 456 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.738.690 và 69.918. Đây là lần đầu tiên Nga ghi nhận dưới 20.000 ca nhiễm mỗi ngày kể từ ngày 11/11/2020.
Giới chức Nga cho biết 1,5 triệu công dân đã được tiêm vaccine, sau khi chiến dịch tiêm chủng đại trà được khởi động từ 18/1. Trước đó nước này đã bắt đầu tiêm cho nhóm nguy cơ cao, bao gồm nhân viên y tế, giáo viên và người cao tuổi. Chính quyền đánh giá đỉnh dịch thứ hai có thể đã qua và thông báo mở lại tất cả trường học từ tuần tới.
Nga đã nộp đơn đăng ký xin cấp phép sử dụng Sputnik V tại Liên minh châu Âu và dự kiến được xem xét vào tháng 2. Sputnik V đã được phê duyệt ở Argentina, Belarus, Serbia và một số nước khác.
Pháp , vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 4.240 ca nhiễm và 445 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.057.857 và 73.494. Chính phủ Pháp đã áp đặt một số biện pháp kiểm soát biên giới mới, có hiệu lực từ ngày 24/1, như một phần trong nỗ lực ngăn chặn Covid-19 lây lan và tránh các lệnh phong tỏa toàn quốc.
Sau khi khởi động chiến dịch tiêm chủng được đánh giá khá muộn, các cơ quan y tế Pháp thông báo một triệu người dân đã được tiêm vaccine tính tới ngày 23/1. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm, nhập viện và tử vong do nCoV tăng cao đã dấy lên lo ngại quốc gia này có thể đối mặt làn sóng Covid-19 lần ba nghiêm trọng hơn.
Đức là vùng dịch lớn thứ 10 thế giới với 2.154.369 ca nhiễm và 53.402 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 6.597 và 625 ca so với một ngày trước đó. Tốc độ lây lan của nCoV tại Đức gần đây đã chậm lại, nhưng số ca tử vong cao hơn mức tăng tuần trước.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn hôm 24/1 xác nhận nước này sẽ mua 200.000 liều thuốc kháng thể để điều trị Covid-19. Đây được cho là phương pháp đã giúp cựu tổng thống Mỹ Donald hồi phục sau khi nhiễm nCoV.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 999.256 ca nhiễm, tăng 9.994, trong đó 28.132 người chết, tăng 297.
Quốc gia đông dân thứ tư thế giới đối mặt với thách thức khổng lồ là tiêm chủng cho 181,5 triệu người, tức 2/3 dân số. Chính quyền cho hay sẽ ưu tiên 1,5 triệu nhân viên y tế và 17,4 triệu công chức trong vòng đầu tiên dự kiến kéo dài tới tháng 4. Phần cư dân còn lại sẽ được tiêm vaccine đến tháng 3/2021.
Philippines báo cáo 514.996 ca nhiễm và 10.292 ca tử vong, tăng lần lượt 1.581 và 50 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuần trước khẳng định sẽ không ngăn cản người dân tiêm vaccine Covid-19 do Pfizer phát triển, bất chấp lo ngại về những ca tử vong tại Na Uy. Ông cũng bảo vệ thỏa thuận mua vaccine CoronaVac do tập đoàn Sinovac của Trung Quốc sản xuất.
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19: Tình hình dịch bệnh ngày 7/1 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 7/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 87.799.708 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.894.534 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 63.277.842 người. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 trên tình nguyện viên tại...