Bộ trưởng Đức phản bác đề nghị ‘không thực tế’ của ông Trump
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã bác bỏ yêu cầu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khi đề nghị các thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng lên tương đương 5% tổng thu nhập quốc dân (GDP).
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck phát biểu tại phiên họp Hạ viện ở Berlin. Ảnh: AFP/ TTXVN
Nội dung trên đã được Bộ trưởng Kinh tế Đức đề cập trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng truyền thông Funke, được công bố vào ngày 9/1.
Bộ trưởng Kinh tế Đức phát biểu: “Những gì ông Donald Trump đề xuất là không thực tế. Chúng ta sẽ không đạt được 5%”. Hiện nay, mục tiêu chi tiêu quốc phòng của NATO là 2% GDP – một chuẩn mực mà nhiều quốc gia thành viên, bao gồm cả Đức, đã phải căng mình để có thể đáp ứng được”.
Trước đó vào ngày 7/1, Tổng thống đắc cử Mỹ đã nhấn mạnh đến sự chênh lệch trong chi tiêu quốc phòng giữa các thành viên NATO. Phát biểu với các phóng viên, ông Trump cho biết Mỹ đang chi nhiều hơn hàng tỷ USD so với châu Âu và lập luận rằng các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đều có thể đủ khả năng tăng ngân sách quốc phòng của họ lên mức tương đương 5% GDP.
Ông Habeck là nhân vật có quan điểm ủng hộ tăng chi tiêu quốc phòng khi đã nhấn mạnh rằng châu Âu cần đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng trong bối cảnh tình hình an ninh đang thay đổi. Mặc dù vậy, ông cho rằng mục tiêu này chỉ nên ở mức 3,5% GDP.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Habeck đang là chính trị gia đang chạy nước rút cho tư cách là ứng cử viên của đảng Xanh vào vị trí thủ tướng trong cuộc bầu cử bất thường vào tháng 2/2025. Ông đã đề xuất cần tăng chi tiêu quốc phòng thông qua các quỹ quốc phòng đặc biệt hoặc cải cách trần nợ hiện tại mà không phải cắt giảm ngân sách.
Video đang HOT
Tuy vậy, ông Habeck cũng nhận định rằng việc tăng như vậy chỉ là tạm thời. Ông cho biết: “Nếu chúng ta đạt được trạng thái an ninh phù hợp cho nước Đức trong vài năm, thì chúng ta sẽ lại có thể cắt giảm chi tiêu”.
Đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 5% GDP của ông Trump đã trở thành một chủ đề tranh luận không chi ở Đức mà còn tại nhiều quốc gia khác khắp châu Âu. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thẳng thừng bác bỏ ý tưởng này và nói rằng công dân EU không nên tăng gánh nặng tài chính.
Ông Friedrich Merz, lãnh đạo đảng đối lập Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Đức, cũng bác bỏ mục tiêu trên của ông Trump khi nói rằng tỷ lệ phần trăm chính xác không quan trọng bằng việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu quốc phòng của Đức. Phát biểu với đài truyền hình Bayerischer Rundfunk vào ngày 8/1, ông Friedrich Merz nói rằng: “2, 3 hoặc 5% về cơ bản là không liên quan. Yếu tố quyết định là chúng ta phải làm những gì cần thiết để tự bảo vệ”.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte gần đây cũng đã đưa ra đề nghị các thành viên của liên minh quân sự này nên hướng tới mục tiêu tăng chi tiêu quốc phòng lên ít nhất 4% GDP. Tuy nhiên, ông Mark Rutte cũng thừa nhận rằng ngay cả như vậy cũng không đủ để thực hiện hiện đại hóa toàn diện.
Nền kinh tế đầu tàu châu Âu vật lộn với cuộc suy thoái tiếp theo
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thừa nhận rằng nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) đang hoạt động kém.
Chính phủ Đức đã cắt giảm dự báo và dự kiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ suy thoái trong năm thứ 2 liên tiếp khi hy vọng về sự phục hồi nhờ tiêu dùng thúc đẩy đã tiêu tan, truyền thông địa phương đưa tin.
Bộ Kinh tế Đức dự kiến nền kinh tế Đức sẽ giảm 0,2% trong năm nay, thay vì ước tính trước đó là tăng trưởng 0,3%, tờ nhật báo hàng đầu Sddeutsche Zeitung đưa tin hôm 6/10.
"Thay vì tăng tốc, nền kinh tế tiếp tục được đặc trưng bởi sự miễn cưỡng chung của người tiêu dùng trong việc chi tiêu", tờ báo Đức cho biết.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck. Ảnh: Yahoo!Finance
Mặc dù kinh tế Đức phải vật lộn với suy thoái 2 năm liên tiếp, nhưng không phải tất cả đều là màu xám. Chính phủ liên bang dự báo triển vọng lạc quan hơn cho những năm tới, báo Sddeutsche Zeitung cho biết.
Bộ Kinh tế Đức sẽ chính thức công bố dự báo mới nhất cho nền kinh tế số 1 châu Âu vào ngày 9/10, dự kiến tăng trưởng 1,1% vào năm 2025, tăng từ 1% trong dự báo trước đó. Và đến năm 2026, nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng 1,6%.
Sự phục hồi chậm chạp
Vào năm 2023, Đức là nền kinh tế lớn duy nhất suy thoái khi cường quốc Tây Âu phải vật lộn với tác động của sự suy thoái công nghiệp, ít đơn hàng xuất khẩu hơn và giá năng lượng tăng vọt do xung đột Nga-Ukraine.
Kỳ vọng rằng việc lạm phát hạ nhiệt và đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ thúc đẩy sự phục hồi ở Đức trong năm nay dường như ngày càng xa vời trong những tháng gần đây, vì nhu cầu trong và ngoài nước vẫn yếu.
Các viện kinh tế hàng đầu của Đức gần đây cũng đã hạ dự báo của họ, và hiện dự đoán nền kinh tế lớn nhất EU sẽ trì trệ hoặc giảm 0,1% trong năm nay.
Họ thậm chí còn thận trọng hơn trong dự báo của mình cho 2 năm tới, giảm ước tính tăng trưởng của họ cho năm 2025 xuống 0,8% từ mức 1,4% trước đó, và dự đoán tăng trưởng chỉ 1,3% vào năm 2026.
Làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế của Đức, đất nước này cũng đang phải đối mặt với những thách thức như sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Trung Quốc, tình trạng thiếu hụt lao động lành nghề và các vấn đề liên quan đến quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo.
Kế hoạch tăng trưởng
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck hôm 7/10 thừa nhận với hãng thông tấn DPA rằng nền kinh tế của đất nước đang hoạt động kém.
Nhưng ông Habeck nói với tờ Sddeutsche Zeitung rằng "sáng kiến tăng trưởng" do chính phủ liên minh đề xuất sẽ đóng vai trò chính trong việc phục hồi kinh tế.
Các biện pháp mà Berlin dự kiến bao gồm giảm thuế, giảm giá năng lượng cho ngành công nghiệp, tinh giản bộ máy quan liêu, khuyến khích người cao tuổi tiếp tục làm việc và các điều kiện hấp dẫn hơn đối với lao động lành nghề nước ngoài.
Ông Habeck được trích dẫn nói rằng, "Nền kinh tế Đức có thể tăng trưởng mạnh mẽ hơn đáng kể trong 2 năm tới nếu các biện pháp được thực hiện đầy đủ". Đề xuất này vẫn cần được Quốc hội Đức thông qua.
Đức tổ chức họp khẩn để hỗ trợ ngành ô tô Ngày 23/9, Chính phủ Đức tổ chức một cuộc họp khẩn để hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô đang gặp khó khăn của nước này. Công nhân làm việc trên dây chuyền sản xuất xe điện ID 3 tại nhà máy của Tập đoàn sản xuất xe hơi Đức Volkswagen (VW) ở Zwickau, miền Đông Đức ngày 23/4/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN...