Bộ trưởng Đức: Mô hình kinh doanh phụ thuộc khí đốt của Nga đã sụp đổ
Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức Robert Habeck cho rằng nước này đã bắt đầu phải chấp nhận thực tế khó khăn sau nhiều năm sử dụng năng lượng giá rẻ của Nga.
Bộ trưởng Robert Habeck. Ảnh: Getty Images
Phát biểu tại cuộc họp ngày 15/8, Bộ trưởng Robert Habeck tuyên bố mô hình kinh doanh của Đức dựa vào nguồn năng lượng giá rẻ nhập khẩu từ Nga sẽ không bao giờ quay trở lại.
Những bình luận của ông Habeck được đưa ra sau khi ông công bố về một loại thuế khí đốt tự nhiên đặc biệt, nhằm phân bổ lại tác động của tình trạng thiếu hụt năng lượng giữa các công ty và người dân nói chung.
“Đức đã phát triển một mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên nguồn khí đốt giá rẻ của Nga. Mô hình này đã thất bại và nó sẽ không quay trở lại, ông Habeck nói với các phóng viên tại Berlin.
Theo ông Habeck, vì nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu bị gián đoạn nên Đức cần phải giải cứu các công ty đang gặp khó khăn với tư cách là nền kinh tế quốc gia. Nếu không, thị trường năng lượng Đức sẽ sụp đổ, cùng với nó là phần lớn của thị trường năng lượng châu Âu.
Hôm 15/8, hiệp hội các nhà khai thác đường ống dẫn khí đốt ở Đức đã quyết định áp đặt mức thuế 2,4 cent cho mỗi kilowatt giờ, có hiệu lực từ tháng 10/2022 đến tháng 4/2023. Theo ước tính của hãng tin Reuters, mức thuế này tương đương với việc một hộ gia đình cần nộp 600 USD mỗi năm.
Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức thông báo cho đến nay đã có 12 công ty nhập khẩu khí đốt nộp đơn xin cứu trợ và sẽ được giải ngân khoảng 34,7 tỷ USD.
Đức lâu nay vẫn phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga để cung cấp nhiên liệu cho ngành sản xuất nội địa. Mô hình này liên tiếp chịu tác động trong vài năm qua do bị ảnh hưởng bởi chương trình nghị sự chống biến đổi khí hậu, cũng như các gói cấm vận nhằm vào Moskva liên quan đến tình hình tại Ukraine.
Nga cam kết hoàn thành tất cả các hợp đồng khí đốt còn tồn đọng, nhưng Đức lại không thực hiện các cam kết dài hạn, một phần do lo ngại về môi trường. Động thái trên đã khiến Berlin phải chịu mức giá tăng chóng mặt trên thị trường giao ngay.
Video đang HOT
Nước Đức trong cuộc 'săn lùng' lao động
Từ ngành công nghiệp nặng, chăm sóc sức khỏe đến các dịch vụ hộ gia đình, nền kinh tế Đức đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động.
Tất cả các khu vực trong thị trường lao động ở Đức đều đang quảng cáo tìm lao động có tay nghề. Ảnh: DW
Nếu bạn muốn ra ngoài ăn hàng ở Đức vào những ngày này, có thể không mất phí đặt, nhưng cũng có thể sẽ không có nhân viên bếp hoặc bàn phục vụ bạn.
Đó chỉ là một trong số rất nhiều ngành ở Đức đang thiếu người làm. Các chuyến tàu và máy bay đến trễ hoặc bị hủy chuyến do thiếu nhân lực ở các nhà ga và sân bay.
Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các Phòng thương mại và Công nghiệp Đức, khoảng 56% các công ty cho biết họ đang thiếu nhân sự. Những người được thăm dò ý kiến cho biết họ coi sự thiếu hụt này là một trong những rủi ro lớn nhất mà công ty đối mặt.
Cơ quan Việc làm Liên bang Đức đã ghi nhận thiếu hụt lao động trong 148 lĩnh vực việc làm, và 122 lĩnh vực khác có nguy cơ. Có thể mất 8 tháng để một viện dưỡng lão lấp được một vị trí khuyết. Với các công ty xây dựng, thời gian chờ đợi là 6 tháng. Trên toàn nước Đức, có hơn 1,7 triệu việc làm đang chờ đón người lao động.
Các ngành phục vụ ở Đức đang chật vật tìm người làm. Ảnh: DW
Markus Winter, giám đốc công ty môi giới việc làm IDS ở bang Baden- Wrttemberg, miền nam Đức cho biết: "Cách đây 5 - 10 năm, chúng tôi phải chạy quảng cáo cho dịch vụ [cung cấp lao động] của mình. Bây giờ chúng tôi đang chạy quảng cáo trên tất cả các phương tiện truyền thông để thu hút người làm".
IDS sử dụng 750 nhân viên và đang tìm cách lấp đầy 20 vị trí việc làm, bao gồm thợ khóa, thợ sơn và người điều khiển các máy móc hạng nặng.
Ông Winter nói: "Đây không còn là khó khăn chỉ trong các lĩnh vực chuyên môn nữa mà là vấn đề nhân sự nói chung". Theo ông, lao động phổ thông ở Đức cũng thiếu, và những lĩnh vực thực sự cần thiết cho ngành công nghiệp mà thiếu lao động phổ thông thì cũng không hoạt động được.
Logistics là lĩnh vực xảy ra thiếu hụt lao động đặc biệt nghiêm trọng. Ảnh: DW
Thế hệ Baby Boomer nghỉ hưu
Xu hướng chung về tình trạng thiếu hụt nhân lực về cơ bản có thể dự đoán được. Herbert Brcker, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Việc làm (IAB) ở Nuremberg, cho biết: "Chúng tôi thấy mình đang ở trong một tình huống khá gay go mà chúng tôi đã thấy cách đây khá lâu".
Nước Đức mất đi khoảng 350.000 người trong độ tuổi lao động mỗi năm do thế hệ Baby Boomer (sinh ra trong những năm sau Thế chiến thứ 2) nghỉ hưu và không có đủ người trẻ để lấp chỗ trống của họ.
Theo các chuyên gia lao động, thị trường lao động Đức sẽ thiếu 7 triệu lao động vào năm 2035.
Mặc dù nước Đức từng dựa vào nguồn lao động từ các nước khác trong Liên minh châu Âu để bù đắp cho thiếu hụt trong nước, ông Brcker cho rằng nguồn lao động cũng đang bắt đầu cạn kiệt. "Thu nhập ở các nước EU khác đang bắt đầu tăng lên và họ cũng đang chứng kiến những thay đổi về nhân khẩu học. Về cơ bản, bữa tiệc đã kết thúc", vị giáo sư nói.
Luật lao động mờ nhạt
Một đạo luật được thông qua vào năm 2020 được cho là sẽ khuyến khích 400.000 lao động nước ngoài mà Đức cần đến hàng năm và ở lại Đức. Nhưng trong năm đầu tiên, Đức chỉ thu hút được 30.000 lao động.
Chính phủ Đức đang tìm cách cải cách luật đó và dự kiến công bố những nội dung chính vào tháng 9 tới.
Những thay đổi được đề xuất bao gồm mở cửa thị trường lao động cho những người có hợp đồng, ngay cả khi họ thiếu chứng chỉ được công nhận cho công việc. Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser và Bộ trưởng Lao động Hubertus Heil cho biết các nhà tuyển dụng Đức sau đó có thể giúp công nhân của họ được đào tạo kỹ năng cần thiết.
Ông Winter, giám đốc IDS, cho biết các công ty đang thuê những công nhân chưa qua đào tạo và sau đó giúp họ học hỏi trong công việc. Con số lao động như vậy chiếm khoảng 20%.
Các nhà tuyển dụng bị nghi ngờ
Lao động có tay nghề thiếu ở tất cả các lĩnh vực của ngành công nghiệp Đức. Ảnh: DW
Luật sư Bettina Offer cho biết, ngay cả khi có hợp đồng trong tay, việc bắt đầu quá trình xin thị thực tại đại sứ quán Đức có thể rất khó khăn.
Bà Offer nói: "Tôi thường xuyên thấy các nhà chức trách nghi ngờ rằng chủ lao động của tôi chỉ muốn buôn lậu người nước ngoài, thay vì hiểu rằng họ đang tìm kiếm công nhân". Bà gọi thái độ tại các văn phòng nhập cư của Đức là "phòng thủ ".
"Tôi luôn gặp vấn đề là bạn phải đấu tranh với tư duy coi một người nước ngoài không ở lại Đức là một người nước ngoài tốt và điều đó không đúng. Chúng ta cần thay đổi mô hình. Mỗi công nhân đến với chúng ta đều một chiến thắng cho đất nước", bà Offer nói.
Cơ hội cho người tị nạn
Những người sử dụng lao động như ông Winter cũng đang hy vọng vào một cuộc cải cách các quy định về tị nạn. Ông cho rằng những cản trở với người tị nạn vẫn quá cao, công ty của ông chỉ tuyển được khoảng 300 người từ nhóm tị nạn kể từ năm 2016.
"Tôi có thể nói với bạn từ kinh nghiệm của riêng tôi rằng việc đó không hề dễ dàng. 2/3 số người thậm chí đã không vượt qua được với chúng tôi trong lần thử đầu tiên của họ. Ở đây cũng vậy, cần phải thay đổi cái gì đó", ông Winter nói.
Dự trữ khí đốt của Đức sẽ cạn kiệt trong 1 đến 2 tháng tới Đức chỉ có đủ dự trữ khí đốt trong một hoặc hai tháng trong trường hợp dòng chảy khí đốt từ Nga bị ngưng hoàn toàn. Hệ thống đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 cung cấp khí đốt từ Nga sang Đức. Ảnh: DPA/TTXVN "Nếu như chúng ta không nhận thêm khí đốt từ Nga và trải qua mùa Đông lạnh...