Bộ trưởng Đinh La Thăng lệnh Vietnam Airlines giảm giá bay TP.HCM Côn Đảo
Ngày 20/1, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam và Vietnam Airlines sẽ họp triển khai chỉ đạo của Bộ trưởng.
Mới đây, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng vừa có Công văn số 552/BGTVT-VT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) xem xét có phương án giảm giá vé máy bay hợp lý tuyến TP.Hồ Chí Minh – Côn Đảo.
Công văn nêu rõ, Bộ GTVT nhận được văn bản của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị giảm giá vé máy bay tuyến TP.Hồ Chí Minh – Côn Đảo. Xem xét thực tế, Bộ GTVT nhận thấy tuyến đường bay TP.Hồ Chí Minh – Côn Đảo ngắn hơn các tuyến bay còn lại như: TP.Hồ Chí Minh – Phú Quốc, TP.Hồ Chí Minh – Nha Trang, TP.Hồ Chí Minh – Pleiku nhưng giá vé phổ thông lại như nhau (1.450.000 đồng/lượt chưa bao gồm thuế, phí).
Vì vậy, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam và Vietnam Airlines lập tức xem xét có phương án giảm giá vé tuyến TP.Hồ Chí Minh – Côn Đảo.
Hiện chỉ có Vasco khai thác các chuyến bay từ TP HCM đi Côn Đảo bằng máy bay ATR 72.
Dự kiến, trong ngày hôm nay (ngày 20/1), lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam và Vietnam Airlines sẽ họp triển khai chỉ đạo của Bộ trưởng.
Video đang HOT
Trước đó, theo thông tin đã đưa trên tờ Tuổi trẻ vào ngày 30/12/2013, ông Nguyễn Văn Hiến, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có văn bản gửi Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đề nghị giảm giá vé máy bay tuyến TP.Hồ Chí Minh – Côn Đảo.
Được biết, kiến nghị này dựa trên phản ảnh của cử tri huyện Côn Đảo.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng với giá vé máy bay như hiện nay (1.655.000 đồng/vé) không chỉ hạn chế khách du lịch đến với Côn Đảo mà còn ảnh hưởng đến đi lại của người dân sinh sống trên đảo, gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư phát triển Côn Đảo
Theo Giáo Dục
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Vinashin đã giảm nợ 13.152 tỉ đồng
Trong báo cáo vừa gửi tới các đại biểu Quốc hội về kết quả thực hiện nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại 3 kỳ họp gần đây, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho biết, Vinashin đã giảm nợ gốc và lãi vay được 13.152 tỉ đồng.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng - Ảnh: Ngọc Thắng
Một trong 7 nội dung (nội dung thứ 7) được Bộ trưởng nêu trong báo cáo là công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa (CPH) và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trong đó có nội dung tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Gần 1/3 lao động của Vinashin đang không có việc
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, Bộ đã trình và được Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2012 - 2015 của Vinashin và các Tổng công ty: Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Vinalines; đã phê duyệt và triển khai Đề án tái cấu trúc các tổng công ty thuộc Bộ, với 15 doanh nghiệp (DN).
Riêng với Vinashin, Bộ trưởng cho hay thực hiện kết luận của Bộ Chính trị và quyết định của Thủ tướng, ngày 21.10.2013, Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định thành lập Vinashin trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của tập đoàn này. Theo đó, đã sắp xếp được 52 DN trong tổng số 236 DN không giữ lại trong mô hình tập đoàn; trong đó, rút vốn 15 đơn vị, giải thể 14 đơn vị, chuyển nhượng phần góp vốn, bán tài sản 15 đơn vị, sáp nhập 4 đơn vị, bàn giao, chuyển chủ sở hữu, quyền đại diện vốn 4 đơn vị...
Về lao động, tại thời điểm năm 2009, tập đoàn có khoảng 70.000 lao động, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo tập đoàn căn cứ yêu cầu sản xuất, kinh doanh, rà soát, cơ cấu lại lao động, vì vậy, số lao động giảm dần theo từng năm: Năm 2010, lao động bình quân là 46.532 người; 2011 là 36.402 người; đến 31.12.2012, tổng số lao động của tập đoàn là 28.533 người; đến 31.8.2013 chỉ còn 25.306 người, trong đó, số người có việc làm là 17.367 người (chiếm 68,63%), không có việc làm là 7.939 người (chiếm 31,37%).
"Việc tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng so với yêu cầu đề ra còn nhiều hạn chế. Tái cơ cấu tập đoàn còn chậm, nhất là tái cơ cấu tài chính và sản xuất, kinh doanh của tập đoàn vẫn còn nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu do thị trường đóng tàu thế giới tiếp tục suy giảm mạnh, xấu hơn dự báo; căn cứ pháp lý, cơ chế chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ để thực hiện tái cơ cấu một tập đoàn kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản. Ngoài ra, nguồn tài chính để tái cơ cấu, nhất là để xử lý nợ của tập đoàn rất hạn hẹp; chưa có kinh nghiệm thực hiện tái cơ cấu một tập đoàn kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản, có nhiều đơn vị thành viên, hoạt động rộng trên nhiều lĩnh vực, cả trong và ngoài nước, nên phải vừa làm, vừa thăm dò, vừa rút kinh nghiệm". (Ông Đinh La Thăng báo cáo)
Theo Bộ trưởng, hiện Vinashin tiếp tục thực hiện tái cơ cấu lao động, theo hướng giữ lại công ty mẹ - tập đoàn và 8 đơn vị thành viên khoảng 8.000 người, lao động tiếp tục làm việc tại các DN không giữ lại trong mô hình khoảng 6.000 người. Lao động dự kiến cắt giảm, giải quyết chế độ cùng quá trình tái cơ cấu DN còn khoảng 14.000; trong đó, theo lộ trình giai đoạn 1 sẽ cắt giảm khoảng 8.000 lao động hiện không có việc làm, giai đoạn 2 sẽ cắt giảm số còn lại cùng với quá trình tái cơ cấu DN.
Giảm nợ hơn 13.000 tỉ đồng
Với nội dung tái cơ cấu tài chính, Bộ trưởng Đinh La Thăng báo cáo đối với các khoản nợ các tổ chức tín dụng trong nước, đến nay Vinashin, Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) và các tổ chức tín dụng đã hoàn thành việc tái cơ cấu đợt 1 theo hình thức phát hành trái phiếu hoán đổi nợ, kỳ hạn 10 năm, lãi suất 8,9%/năm. Theo đó, Vinashin giảm nợ gốc và lãi được 13.152 tỉ đồng. Khoản nợ này sau tái cơ cấu còn 3.462 tỉ đồng, sẽ trả một lần sau 10 năm (2023).
Đối với khoản nợ tập đoàn này vay các tổ chức tín dụng nước ngoài 600 triệu USD, ngày 10.10.2013, tập đoàn và DATC đã hoàn thành việc phát hành trái phiếu DN có bảo lãnh của Chính phủ trên thị trường Singapore, theo phương án này tổng mệnh giá phát hành tính đến ngày 10.10.2013 là 626.799.000 USD, tương đương 13.163 tỉ đồng, lãi suất đơn 1%/năm, thời hạn 12 năm, lãi và gốc được thanh toán toàn bộ một lần vào ngày đáo hạn (năm 2025).
"Với phương án này quy về giá trị hiện tại thuần tương đương khoảng 48% nợ gốc, giảm được 25% nghĩa vụ nợ so với phương án phải thanh toán ngay toàn bộ khoản nợ nếu không thực hiện tái cơ cấu", Bộ trưởng Đinh La Thăng giải thích.
Với khoản nợ bắt buộc với các chủ tàu do hủy hợp đồng và các khoản vay khác, trong đó, nghĩa vụ nợ có thể đàm phán giảm nợ với các chủ nợ nước ngoài, con số nêu tại báo cáo là 135,1 triệu USD, đến nay, Vinashin đã hoàn thành cơ cấu nợ tương đương 112 triệu USD với điều kiện mua lại nợ bình quân khoảng 30% khoản nợ gốc. Theo Bộ trưởng, như vậy đã giảm được khoảng 85 triệu USD, tương đương 1.704 tỉ đồng.
Ông Thăng cũng khẳng định sau tái cơ cấu tài chính, các khoản nợ của tập đoàn này cơ bản sẽ được giảm nợ, xóa lãi, giảm lãi suất, một số khoản nợ sẽ được tập đoàn thực hiện mua lại nợ. Số nợ còn lại cơ bản được kéo dài, gia hạn thời gian trả nợ đến 2023 và 2025. Theo tính toán, tổng các nguồn thu cơ bản đáp ứng được kế hoạch trả nợ của tập đoàn.
Về tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh, theo ông Thăng, trong 9 tháng đầu năm 2010, Tập đoàn chỉ bàn giao được 22 tàu, sản xuất gần như đình trệ...; năm 2013, dự kiến Vinashin bàn giao 39 tàu trị giá 146 triệu USD, có 19 tàu xuất khẩu trị giá 79 triệu USD.
Theo TNO
Lãnh đạo Bộ GTVT phải đi máy bay giá rẻ Nếu phải đi công tác bằng máy bay, lãnh đạo cũng như cán bộ thuộc Bộ GTVT phải mua vé hàng không giá rẻ. Người đi công tác phải sắp xếp, bố trí lịch để có thể mua vé hàng không giá rẻ (Ảnh minh họa) Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa gửi công văn yêu cầu các...