Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Đổi mới mạnh mẽ giáo dục nghề nghiệp!
“Năm 2020, một trong những trọng tâm của ngành sẽ là tiếp tục đột phá, đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hình thành thị trường lao động hiện đại, thông suốt, hội nhập”.
Nhân viên làm việc tại Công ty Global Cybersoft Việt Nam trong Công viên phần mềm Quang Trung, Q.12, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Bộ trưởng Bộ Lao động – thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi cùng Tuổi Trẻ ngày đầu năm mới 2020.
Nhiều giải pháp “đột phá”
* Bộ trưởng có thể cho biết năm 2020 ngành lao động sẽ tập trung, ưu tiên vào những lĩnh vực gì?
- Năm 2020, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động trên nhiều phương diện, toàn ngành LĐ-TB&XH sẽ tập trung triển khai toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành; triển khai thể chế hóa các nghị quyết của trung ương về cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội, xây dựng các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động để bộ luật kịp thời đi vào cuộc sống.
Trong đó tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo các mục tiêu an sinh xã hội.
Bộ tiếp tục phương châm hành động “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả” với 5 trọng tâm chỉ đạo điều hành là: Tập trung cho công tác xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống luật pháp về lao động, người có công và xã hội bảo đảm tính đồng bộ, hiện đại, khả thi và hội nhập quốc tế.
Đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với thị trường lao động; tăng nhanh tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ để nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam… Thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của thị trường lao động, bảo đảm đồng bộ với các loại thị trường khác trong nền kinh tế thị trường.
Triển khai đồng bộ các giải pháp xây dưng môi trương sông an toan, thân thiện và lành mạnh để thưc hiên ngay cang tôt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Cuối cùng là đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng tốt hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ về lao động, người có công và xã hội.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung – Ảnh: TRỌNG GIÁP
* Vậy Bộ LĐ-TB&XH có giải pháp gì cho việc “đột phá” để đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao?
- Về mục tiêu tổng thể trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, chúng tôi đã đề ra 15 giải pháp cơ bản, quan trọng để hoàn thành trong năm 2020. Công tác giáo dục nghề nghiệp cần gắn kết với doanh nghiệp, với nhu cầu của thị trường, đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đây là nền tảng, điều kiện cốt lõi đảm bảo cho người lao động có việc làm bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.
Riêng về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sẽ có những chương trình để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp; chuyển giao các bộ chương trình, giáo trình tiêu chuẩn quốc tế; đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn; kết nối đồng bộ giữa đào tạo với giải quyết việc làm trong nước và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…
Phải làm tốt hơn năm 2019
Video đang HOT
* Năm 2020 cũng là năm của “mùa đại hội”. Bộ trưởng nghĩ sao khi người dân cũng như các doanh nghiệp lo ngại các cơ quan, nhất là người đứng đầu, sẽ có tình trạng “nằm im” chờ đại hội?
- Năm 2020 là năm có rất nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, là năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020, đồng thời cũng là năm triển khai đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Ngành LĐ-TB&XH coi đây là thời cơ để phát triển tốt các lĩnh vực công tác của ngành và để làm tốt hơn công tác an sinh xã hội.
Từ trung ương tới địa phương sẽ tiếp tục kiên định các giải pháp vừa quyết liệt vừa linh hoạt với nhiều đổi mới, sáng tạo. Từ đó làm tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn, góp phần ổn định lòng dân, phát huy đại đoàn kết dân tộc.
Chắc chắn sẽ không có tình trạng “nằm im” chờ đại hội, mà ngược lại, phải làm tốt hơn năm 2019. Tôi cho rằng ở nơi nào các cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức càng dành nhiều sự quan tâm, chăm sóc người dân, quyết liệt trong hành động để làm tốt công tác an sinh xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển thì ở đó sẽ có được sự ổn định trong dư luận. Từ đó người ứng cử ở đấy sẽ đón nhận được nhiều tình cảm, sự tín nhiệm của cử tri và nhân dân.
* Lĩnh vực của bộ có liên quan từ trẻ em đến người già, từ dạy nghề, việc làm đến bảo hiểm xã hội, từ người lao động đến doanh nghiệp, từ người nghèo đến các gia đình chính sách, người có công… Năm 2020, cá nhân bộ trưởng có thông điệp gì với các đối tượng nêu trên?
- Các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ giao cho ngành LĐ-TB&XH thực hiện đều có sự liên quan mật thiết tới đời sống của nhân dân cả hiện tại và tương lai, như nhà báo đã đề cập.
Với vai trò quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực như vậy, tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành LĐ-TB&XH đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực phát huy tối đa khả năng của mình trong những năm qua với mục tiêu phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp.
Những kết quả trên đã góp phần quan trọng trong việc ổn định tình hình phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, là động lực, là nguồn cổ vũ động viên mạnh mẽ trong việc phát triển đất nước. Đồng thời để có được kết quả như vậy không thể không kể đến một yếu tố rất quan trọng, đó chính là “niềm tin, sự đồng hành và chia sẻ” của cử tri và nhân dân đối với chúng tôi suốt quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực thi chính sách trong thời gian qua.
Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục kiên định mục tiêu “Nhà nước kiến tạo phát triển”. Chúng tôi sẽ chủ động đổi mới và sáng tạo để phục vụ người dân, doanh nghiệp, vì sự ổn định xã hội, đem lại sự hài lòng của người dân đối với Đảng và Nhà nước.
“Lĩnh vực giải quyết tồn đọng việc xác nhận, công nhận người có công với cách mạng được triển khai quyết liệt, hơn 3 năm đã rà soát trên 6.000 hồ sơ tồn đọng. Qua đó, ngành đã xác nhận, công nhận trên 2.000 liệt sĩ, hơn 2.600 thương binh, trong đó có những liệt sĩ hi sinh đã hơn 70 năm.
Hiện nay, ngành LĐ-TB&XH tiếp tục mở rộng phạm vi xử lý đến cấp huyện, cấp xã và trong nhân dân. Đến thời điểm này có 8 địa phương đã giải quyết xong hồ sơ tồn đọng, 14 địa phương không có tồn đọng…” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Chính sách chăm lo cho người nghèo luôn được chính quyền các cấp quan tâm. Trong ảnh: bà Trần Thị Kim Duyên, tổ trưởng khu phố, thăm một gia đình nghèo ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNG
Năm 2019, ngành LĐ-TB&XH đã hoàn thành tốt 3 mục tiêu đột phá về: xây dựng thể chế, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và phát triển thị trường lao động. Ngoài ra, ngành LĐ-TB&XH cũng đã ưu tiên giải quyết tốt tồn đọng trong công tác xác nhận người có công với cách mạng và tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Và trong năm qua, ngành cũng hoàn thành cả 3 chỉ tiêu do ngành làm thường trực, góp phần cùng cả nước hoàn thành 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2019.
Cụ thể, đó là tỉ lệ thất nghiệp của người lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị khoảng 3,12% (so với chỉ tiêu 4%); tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 62%, trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt 24%; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 1,3% (so với cuối năm 2018), riêng các huyện nghèo giảm gần 5%.
Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là điểm sáng được quốc tế ghi nhận đã hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ. Theo tiêu chí của Liên Hiệp Quốc, tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam chỉ còn 1,45%.
Theo tuoitre
Cần tháo gỡ vướng mắc về chế độ giáo viên thể dục
Một số trường dự bị đại học rơi vào tình trạng lúng túng, vướng mắc trong việc thực hiện chế độ đối với giáo viên thể dục, gây nhiều băn khoăn, bất đồng.
Hiện nay, chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục cho giáo viên thể dục trên cả nước đang thực hiện theo Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg ban hành ngày 16/11/2012 do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân ký.
Quyết định này "Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao" tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, các trường chuyên biệt, trung tâm giáo dục thường xuyên.
Một tiết dạy học thể dục ngoài trời (Ảnh minh họa: sggp.org.vn).
Điều 3, 4 của Quyết định đã nêu rõ các chế độ giáo viên thể dục thể thao trong các nhà trường được hưởng như sau:
"Điều 3. Chế độ bồi dưỡng
Chế độ bồi dưỡng được chi trả bằng tiền và được tính bằng 01% mức lương tối thiểu chung cho 01 tiết giảng thực hành...
Điều 4. Chế độ trang phục
1. Đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao dạy chuyên trách môn thể dục, thể thao được cấp 02 bộ quần áo thể thao dài tay/năm, 02 đôi giày thể thao/năm, 04 đôi tất thể thao/năm, 04 áo thể thao ngắn tay/năm.
2. Đối với giáo viên, giảng viên dạy kiêm nhiệm (giáo viên dạy môn học khác dạy kiêm nhiệm môn thể dục, thể thao) được cấp 01 bộ quần áo thể thao dài tay/năm, 01 đôi giày thể thao/năm, 02 đôi tất thể thao/năm, 02 áo thể thao ngắn tay/năm...".
Trường dự bị đại học theo quy định trong Luật Giáo dục thuộc loại trường chuyên biệt, nên từ khi Quyết định 51 ra đời, giáo viên thể dục của trường là đối tượng nằm trong phạm vi điều chỉnh của quy định này.
Thế nhưng, từ năm học 2017-2018, theo Thông tư số 26/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 30/12/2016, có hiệu lực từ ngày 15/02/2017 và thay thế các quy định về tuyển chọn, tổ chức bồi dưỡng và xét tuyển vào học trình độ đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học tại Thông tư số 25/2010/TT-BGDĐT ngày 13/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn Thể dục đã không còn được dạy ở trường dự bị đại học nữa.
Các trường dự bị đại học bèn phân công nhóm cựu giáo viên thể dục hướng dẫn học sinh "rèn luyện sức khỏe" - mỗi lớp 1 tiết/ tuần.
Trong quy định hiện hành, các tiết dạy thể dục được phân thành 3 loại: tiết lý thuyết, tiết thực hành và tiết kiểm tra.
Ở hệ dự bị đại học, Bộ đã quy định môn Thể dục có tỷ lệ số tiết thực hành chiếm khoảng 70%, còn 30% dành cho lý thuyết và kiểm tra.
Theo Thông tư 26 thì tiết rèn luyện sức khỏe sẽ được hướng dẫn mỗi tuần 1 tiết/ lớp, Bộ không ban hành lịch trình rèn luyện sức khỏe, mà giáo viên thể dục ở trường tự soạn lịch trình hướng dẫn học sinh rèn luyện sức khỏe.
Do đó có trường, giáo viên thể dục khi soạn lại lịch trình rèn luyện sức khỏe, đã tự ý thay đổi tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành-kiểm tra, tính hẳn toàn bộ 100% số tiết rèn luyện sức khỏe đều là tiết thực hành, không có tiết lý thuyết và kiểm tra nào, để hưởng toàn bộ chế độ bồi dưỡng tiết giảng thực hành, chưa phù hợp quy định.
Ngoài ra, thời gian gần đây do tuyển sinh hệ dự bị đại học bị suy giảm, số lớp học cũng bị giảm theo, cá biệt có trường tuyển sinh chỉ đạt chưa đến 50% chỉ tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo giao, dẫn đến tình trạng giáo viên thiếu tiết dạy trầm trọng.
Ở một số trường dự bị đại học, giáo viên thể dục thực dạy hằng năm chỉ đạt khoảng 25% định mức do Bộ quy định (336 tiết/giáo viên/năm học), nhưng tất cả giáo viên thể dục đều vẫn được hưởng đầy đủ chế độ trang phục, trong lúc ở các cơ sở giáo dục phổ thông, nếu giáo viên thể dục dạy 50 định mức thì không được hưởng chế độ trang phục này.
Bên cạnh đó, nhiều giáo viên hiện đã chuyển sang làm trưởng, phó các phòng chức năng hoặc dạy thêm môn khác, tức là trở thành giáo viên kiêm nhiệm chứ không còn là giáo viên chuyên trách như trước, nhưng nhiều năm nay nhà trường vẫn phải thanh toán đầy đủ chế độ trang phục như giáo viên chuyên trách thực thụ, trái với quy định.
Do sự thay đổi của chương trình chuyên môn ở trường dự bị đại học từ năm 2017 theo Thông tư 26 như trên, một số trường dự bị đại học rơi vào tình trạng lúng túng, gặp khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chế độ đối với giáo viên thể dục, gây nhiều băn khoăn, bất đồng trong nội bộ.
Trước tình hình vướng mắc ở các trường dự bị đại học như nêu trên, để kịp thời tháo gỡ, thiết nghĩ Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cấp quản lý cần thiết có sự điều chỉnh về mặt văn bản quy định, bổ sung cho Quyết định 51 và Công văn số 1384/BGDĐT-CTHSSV ngày 5/3/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Quyết định 51 cho phù hợp với thực tiễn; cụ thể cần làm rõ các điểm sau:
- Cần xác định rõ "Rèn luyện sức khỏe" ở hệ thống 4 trường dự bị đại họctrên toàn quốc hiện nay (01 tiết/ tuần/ lớp x 28 tuần = 28 tiết/ lớp/ năm học) là phân môn hướng dẫn học sinh luyện tập, bổ trợ sức khỏe hay là môn học chính khóa về thể dục, thể thao, giáo dục thể chất?
Đồng thời, nếu là môn học chính khóa thì cần sớm xây dựng quy định kiểm tra đánh giá định kỳ một cách bài bản, cụ thể từng học kỳ, từng năm học như 9 môn học văn hóa chính khóa đã được quy định trong Thông tư 26, chứ không để tình trạng mỗi trường tự kiểm tra tùy tiện, đại khái qua loa như hiện tại.
- Sớm ban hành chương trình "Rèn luyện sức khỏe" dành cho hệ dự bị đại học, chấm dứt tình trạng các trường tự ý vẽ ra lịch trình bát nháo, không dựa trên một căn cứ thống nhất nào, tùy tiện mỗi trường một kiểu như hiện nay.
- Cần sớm quy định, cụ thể hóa thêm cho rõ ràng về đối tượng giáo viên thể dục ở trường dự bị đại học hiện là trưởng, phó phòng chức năng khi kiêm thêm việc hướng dẫn học sinh rèn luyện sức khỏe, thì có còn là giáo viên chuyên trách không hay đã chuyển sang đối tượng giáo viên kiêm nhiệm theo Quyết định 51?
- Cần quy định, nếu giáo viên thể dục thực hiện đủ định mức tiết dạy mỗi năm học theo quy định hiện hành thì được hưởng đầy đủ chế độ trang phục; còn nếu thực hiện chỉ được từ 1/5 đến 1/2 định mức tiết dạy hằng năm, thì có nên được hưởng chế độ trợ cấp trang phục theo tỷ lệ tương ứng hay cắt giảm chế độ trang phục?
Quyết định số 51/2012/QĐ - TTg quy định bồi dưỡng, trợ cấp trang phục đã thể hiện sự ưu ái của nhà nước dành riêng cho đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục thể thao trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đây là chủ trương, quyết định đúng đắn, phù hợp với hoạt động của giáo viên thể dục - đối tượng nhà giáo mang tính đặc thù.
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện thì đến nay một số điểm trong Quyết định 51 theo thời gian đã trở nên không còn phù hợp với thực tiễn ở các trường dự bị đại học.
Mong rằng các cấp hữu quan cần sớm điều chỉnh, bổ sung kịp thời, nhằm tạo nên hành lang pháp lý cho các trường dự bị đại học có căn cứ khắc phục, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn hiện tại đang gặp phải, thực hiện đúng, đảm bảo đầy đủ ý nghĩa quy định ưu đãi của nhà nước đối với giáo viên thể dục, đồng thời cũng tránh được tình trạng một chế độ tốt đẹp bị lạm dụng, lãng phí khi thực hiện chưa phù hợp với quy định.
Tài liệu tham khảo:
//giaoduc.net.vn/tieu-diem/giao-vien-the-duc-dang-duoc-huong-mot-luc-nhieu-che-do-quyen-loi-khac-nhau-post182740.gd
Đỗ Thành Dương
Theo giaoduc.net
Trường đại học hạn chế dần đào tạo cao đẳng Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị về trường ĐH không được đào tạo CĐ, TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT, khẳng định, đây là chuyện lớn, chứ chẳng phải không quản lý được thì cấm. TS Hoàng Ngọc Vinh Thưa ông, tháng 7/2019, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN)...