Bộ trưởng đang nói, người điều hành có nên ngắt lời vì hết giờ?
Tại một số phiên thảo luận của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, khi Bộ trưởng đang nêu ý kiến giải trình, tiếp thu bỗng bị chủ tọa ngắt vì hết giờ, điều này có nên hay không?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng giài trình trước Quốc hội (Ảnh Quốc hội).
Cụ thể tại phiên họp ngày 15.11, khi Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh giải trình trước Quốc hội về dự án Luật cạnh tranh (sửa đổi), chủ tọa đã ngắt lời Bộ trưởng vì hết giờ. Tại phiên thảo luận ngày 22.11, khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đang giải trình cũng bị chủ tọa ngắt vì lý do tương tự, chưa kể tại các phiên họp Quốc hội thảo luận về kinh tế – xã hội, có một số Bộ trưởng tham gia giải trình.
Tại buổi họp báo sau khi bế mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, báo chí đã đặt câu hỏi với ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội: Việc các Bộ trưởng đang nói có nên ngắt lời vì hết giờ, việc ngắt như vậy khiến Bộ trưởng không trình bày hết các ý?
Video đang HOT
Ông Phúc cho biết, theo quy định nội quy kỳ họp Quốc hội làm việc có giờ, sáng từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút, chiều từ 14 giờ đến 17 giờ. “Trong quá trình làm cũng cần rút kinh nghiệm, các vị Bộ trưởng khi trả lời, giải trình cần cố gắng nói ngắn gọn, nếu không nhiều khi chủ tọa sẽ ngắt lời Bộ trưởng. Thông thường khi giải trình về dự án Luật hay vấn đề gì đại biểu Quốc hội cho ý kiến, Bộ trưởng cũng chỉ có khoảng 10 – 15 phút. Khi giải trình anh phải lựa chọn nội dung, vấn đề để tập trung nói tránh dàn trải, kéo dài thời gian”, ông Phúc nói.
Nhìn nhận về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (người có 4 nhiệm kỳ liên tục làm đại biểu Quốc hội) cho rằng, để không bị ngắt, người nói phải nghiêm túc thực hiện đúng quy định về thời gian, đã chủ động nói thì phải biết ngừng ở chỗ nào vì có đồng hồ ở phía trước.
Đại biểu Quốc cũng cho rằng, nếu trường hợp Bộ trưởng đang giải trình mà bị chủ tọa ngắt, báo chí, người dự họp nhìn vào có thể thấy có gì đó phản cảm, họ có thể đặt vấn đề liệu có sự thiếu tôn trọng. “Nhưng đặt vấn đề tôn trọng người đang nói cũng phải đặt vấn tôn trọng gần 500 đại biểu đang nghe. Tốt nhất người giải trình nên căn giờ để phát biểu và dừng lại đúng lúc”, đại biểu Quốc nói.
Theo đại biểu Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội, vấn đề là cách trả lời của các Bộ trưởng để phù hợp với thời gian và không bị ngắt. Khi Bộ trưởng phát biểu tiếp thu, giải trình phải có sự tổng hợp trên cơ sở ý kiến các đại biểu phát biểu.
“Cần chọn vấn đề trọng tâm, không nên nói những gì đã nêu trong hồ sơ, tài liệu. Chọn vấn đề mà các đại biểu thảo luận có nhiều ý kiến khác nhau hoặc nhiều ý kiến tranh luận để phân tích, giải trình. Trong trường hợp cần thiết, nếu thấy có nhiều vấn đề cần tiếp thu giải trình, nhất là những vấn đề được các đại biểu đưa ra tranh luận, chủ tọa có thể thêm giờ cho Bộ trưởng nói để các đại biểu rõ. Thực tế có một số phiên họp người điều hành đã làm như vậy, nhiều buổi Quốc hội phải kéo dài thêm thời gian làm việc”, đại biểu Hồng nói.
Theo Danviet
Bộ trưởng, trưởng ngành nào sẽ lên "ghế nóng" tuần tới?
9h25 phút, ngày 9.11, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã gặp gỡ báo chí để cung cấp thông tin về những Bộ trưởng, trưởng ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội vào tuần tới.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc (ảnh PV).
Theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc sau khi lựa chọn Quốc hội đã đưa đưa ra 4 nhóm vấn đề là tài chính, ngân hàng, thông tin truyền thông và Tòa án để chất vấn.
Ở nhóm vấn đề về công tác quản lý thuế trong đó tập trung vào nhóm giải quyết nợ đọng thuế, thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế, trượt giá, hải quan, đảm bảo nền tài chính an toàn, bền vững, các nhóm giải pháp giải quyết nợ công an toàn. Nhóm lĩnh vực này người trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. Bên cạnh đó Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phụ trách về lĩnh vực này sẽ báo cáo thêm. Các Bộ trưởng Bộ KH-ĐT và các Bộ trưởng khác có liên quan cũng sẽ trả lời bổ sung.
Ở nhóm vấn đề thứ hai liên quan đến điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo hỗ trợ sản xuất, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hoạt động của các ngân hàng yếu kém đã được Nhà nước xử lý, các giải pháp an toàn cho cả hệ thống ngân hàng. Trách nhiệm trả lời chính trong lĩnh vực này là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Lê Minh Hưng. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ báo cáo thêm. Bên cạnh đó Bộ trưởng Bộ KH-ĐT và Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời thêm các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.
Nhóm vấn đề thứ ba là việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử; công tác Nhà nước về quản lý báo chí, truyền thông, hệ thống dịch vụ truyền thông, xã hội hóa các chương trình phát thanh, truyền hình, các giải pháp kiểm soát, hạn chế thông tin xấu, độc, phản cảm trên mạng xã hội. Nhóm này người trả lời là Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phụ trách vấn đề sẽ trả lời thêm. Các Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Giáo dục Đào tạo, Công an, Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ trả lời những câu hỏi liên quan.
Ở nhóm vấn đề thứ tư là giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử, nhất là công tác xét xử về dân sự, hành chính; việc nâng cao trình độ năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Nhóm vấn đề này sẽ do Chánh án TADN Tối cao Nguyễn Hòa Bình sẽ trả lời. Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình sẽ trả lời thêm. Bên cạnh đó Viện trưởng Viện KSND Tối cao, các Bộ trưởng Bộ Công an, Nội vụ, Tư pháp sẽ trả lời bổ sung những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.
Sau khi 4 Bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn, thời gian còn lại nửa buổi sẽ dành cho Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trả lời những nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Theo lịch phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra 3 ngày từ 16 đến 18.11.
Theo Danviet
Tổng Thư ký Quốc hội lý giải vì sao không chất vấn 2 Bộ trưởng Y tế, Giao thông Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng Thư ký Quốc hội - cho biết, lý do không chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT tại kỳ họp thứ 4 vì Thường vụ Quốc hội đã giám sát và đưa ra Nghị quyết về vấn đề BOT và Bộ trưởng Bộ GTVT vừa nhậm chức. Sáng 9/11, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng Thư ký Quốc...