Bộ trưởng đã nhận sai, xử lý trách nhiệm thế nào?
Nhìn thấy rõ “lỗi điều hành, sao không quy được trách nhiệm cho Bộ trưởng nào cụ thể? Bộ trưởng làm sai, đã phải nhận lỗi, Chính phủ có chế tài xử lý trách nhiệm thế nào? Bộ trưởng nhận trách nhiệm xong, nhiệm kỳ sau chất vấn lại… vẫn thế?…
Đó là hàng loạt câu hỏi các đại biểu Quốc hội đặt ra tại phiên chất vấn Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chiều 15/6. Ông Bình là người được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ủy quyền đăng đàn để giải trình rõ hơn về những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ liên quan đến công tác của các Bộ trưởng đã được chất vấn trước đó.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) băn khoăn về việc xác định trách nhiệm các Bộ trưởng qua các phiên chất vấn. Theo đó, có rất nhiều vấn đề nhìn thấy rõ “lỗi” điều hành mà không quy được trách nhiệm cụ thể do Bộ trường này hay tư lệnh kia. Đại biểu muốn biết giải pháp của Chính phủ để các Bộ trưởng – Tư lệnh ngành “đóng tốt vai” của mình.
Đề cập đến tư duy nhiệm kỳ, đại biểu Mai Hoa cũng nhận xét, câu chuyện này đang tồn tại ở nhiều ngành, nhiều cấp dẫn tới cắt khúc trong quản lý, phân tán nguồn lực đầu tư… “Làm sao để hạn chế, tiến tới bỏ tư duy nhiệm kỳ trong các ngành, cấp” – nữ đại biểu tỉnh Đồng Tháp chất vấn.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: “Bộ trưởng nhận trách nhiệm xong vẫn không có chuyển biến gì, thậm chí nhiệm kỳ sau chất vấn vẫn thế”.
Tiếp nối ý kiến này, Phó Bí thư Thành ủy – Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng nhận xét, qua phiên chất vấn kỳ này, có đại biểu cho rằng Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực này, lĩnh vực khác đã làm rất tốt nhưng cũng còn nhiều việc các Bộ trưởng “lỏng tay” và ở những vấn đề tồn tại đó, Bộ trưởng đã thẳng thắn nhận trách nhiệm.
Bà Tâm đặt câu hỏi: “Chính phủ có chế tài xử lý trách nhiệm với những Bộ trưởng có sai, đã phải nhận lỗi thể nào làm gương để tránh tình trạng, có Bộ trưởng sau khi nhận trách nhiệm đã hành động để tạo sự chuyển biến trong lĩnh vực điều hành nhưng cũng có Bộ trưởng nhận trách nhiệm xong… vẫn thế, thậm chí nhiều nhiệm kỳ sau chất vấn lại vẫn vậy?”.
Video đang HOT
Loạt câu hỏi đặt ra về việc quy trách nhiệm, xử lý trách nhiệm với các tư lệnh ngành, hầu hết, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chưa kịp trả lời.
Ông chỉ nói khái quát, về việc phân định trách nhiệm của Bộ trưởng hay lãnh đạo địa phương trong những tình huống nhất định, nguyên tắc là một việc chỉ giao cho một cơ quan để tránh chồng chéo. Chính phủ cũng tăng cường việc phân cấp cho địa phương để Bộ, ngành không ôm đồm việc, dành thời gian tập trung xây dựng thể chế, thực hiện giám sát.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Phó Thủ tướng dành thời gian trả lời về việc khắc phục tư duy nhiệm kỳ.
“Người cán bộ phải hết lòng, hết sức phục vụ, chịu trách nhiệm trước nhân dân, hành động theo lương tâm. Ai có tư duy nhiệm kỳ thì người đó không xứng đáng với vị trí của mình, với kỳ vọng của người dân. Chính phủ phục vụ, kiến tạo đòi hỏi cán bộ, lãnh đạo các ngành các cấp phải hành động trên tinh thần đó” – Phó Thủ tướng nói.
Theo Phó Thủ tướng, những trường hợp cán bộ đại biểu đề cập như vậy là không xứng đáng. Để những người không xứng đáng lọt vào hệ thống có thể xuất phát từ khâu tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm chưa đúng chuẩn. Việc này cần rút kinh nghiệm.
“Còn tư duy nhiệm kỳ có thể nói cũng rất tinh vi, có thể vì lợi ích nhóm, có thể vì để lấy phiếu, vì mục đích nhắm tới nhiệm kỳ sau hoặc có thể cán bộ thấy hết nhiệm kỳ rồi thì không quyết tâm, nỗ lực trong công việc. Chính phủ sẽ tăng cường xây dựng thể chế, kiểm tra để kịp thời phát hiện sai phạm và xử lý nghiêm minh” – Phó Thủ tướng trả lời.
P.Thảo
Theo Dantri
Gặp Đại biểu 3 lần giơ biển xin tranh luận với Bộ trưởng
Tại phiên chất vấn của Quốc hội đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường (ngày 13.6), Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) có đến 3 lần tranh luận lại Bộ trưởng. Bên hàng lang Quốc hội, ông có chia sẻ nhanh với Dân Việt.
ĐBQH Nguyễn Thanh Hồng. (Ảnh: Đàm Duy)
Thưa ông, ông có nhận xét gì về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường?
- Tôi thấy Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã rất cố gắng, mặc dù ông nhận nhiệm vụ Bộ trưởng chưa phải lâu, nhưng nắm bắt tình hình, thực trạng của nông nghiệp, nông thôn và nông dân chắc. Tuy nhiên, những vấn đề mà ĐBQH cũng như cá nhân tôi đặt ra nếu như chỉ dừng lại ở sự cố gắng mà không có giải pháp, không đề ra các chính sách để tháo gỡ khó khăn trong thực hiện lộ trình tái cơ cấu nông nghiệp thì chúng ta sẽ không đạt được mục tiêu đề ra. Và như thế chúng ta sẽ phải tiếp tục những giải pháp mang tính tình thế để xử lý những vấn đề bức xúc, chẳng hạn như "giải cứu" dưa hấu, hành tím, thịt lợn... như thời gian vừa qua.
Không giống như các ĐBQH khác là đặt câu hỏi, ông đã chọn việc giơ biển xin tranh luận với Bộ trưởng, tại sao thưa ông?
- Thực ra tranh luận của tôi cũng chính là câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng. Tuy nhiên ở góc độ tranh luận, tôi cũng như cử tri sẽ được nghe Bộ trưởng, các ĐBQH tranh luận lại để nhìn thấy vấn đề nhiều chiều hơn. Từ đó cũng làm toát lên suy nghĩ của ĐBQH và Bộ trưởng, có những vấn đề còn ý kiến khác, chưa có sự đồng thuận.
Tranh luận của ĐB cũng là kênh để phản biện lại những chính sách, các chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng để làm rõ thêm vấn đề cử tri quan tâm, từ đó làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, cũng như xây dựng pháp luật tốt hơn.
Ông có đến 3 lần tranh luận lại với Bộ trưởng, ông có hài lòng với tranh luận lại người đứng đầu ngành nông nghiệp không?
- Thực tế là chưa thực sự hài lòng, bởi vì quỹ thời gian quá hạn hẹp cho nên khi đưa ra vấn đề tranh luận đã không thể đi tới cùng để xử lý nội dung mà ĐBQH cũng như cử tri quan tâm. Chính Bộ trưởng cũng nói không có thời gian để lý giải một cách đầy đủ nhất. Tôi nghĩ, với mức độ trả lời như Bộ trưởng cũng có thể chấp nhận được.
Tranh luận là cách thức giúp cho vấn đề được đánh giá nhiều chiều, giúp hoạt động của Quốc hội sôi nổi hơn, các ĐBQH nên tranh luận nhiều hơn tại cả các phiên chất vấn cũng như thảo luận, thưa ông?
- Nhiệm vụ của Quốc hội là xây dựng pháp luật, giám sát việc thực thi pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Nếu như chúng ta có cơ hội tranh luận thì một chính sách, một quy định đưa ra sẽ được đánh giá nhiều chiều, đó cũng là cơ sở tốt nhất để Quốc hội thể ý chí, nguyện vọng của người dân, để đưa những chính sách vào cuộc sống. Tôi nghĩ cần phải tiếp tục phát huy việc tranh luận, tuy nhiên cũng phải đề ra quy ước trong tranh luận để đảm bảo vấn đề tranh luận được tập trung, thống nhất, tránh việc đi lệch ra vấn đề tranh luận.
"Tôi nghe Bộ trưởng giải thích và trả lời đại biểu Sơn về các căn cứ để lập quy hoạch phát triển đàn lợn thấy chưa thuyết phục. Xuyên suốt các câu trả lời liên quan đến việc quy hoạch giải cứu đàn lợn, tôi thấy vắng bóng vai trò quản lý nhà nước ở đây. Chúng ta cho rằng người sản xuất tự phát, tôi nghĩ cách trả lời thế này chưa thấy được vai trò của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Giả sử quy hoạch lập vào thời điểm đó có căn cứ, có tiêu chí và phù hợp với giai đoạn đấy, nhưng trong cơ chế thị trường có thể có thay đổi thì vai trò quản lý nhà nước dự báo, định hướng, điều chỉnh, quy hoạch như thế nào? Việc cảnh báo cho sản xuất, có chính sách phù hợp để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm này, tôi thấy vắng bóng". Trích tranh luận của ĐB Nguyễn Thanh Hồng
Theo Danviet
Đề xuất chất vấn Bộ trưởng Y tế về quản lý giá thuốc Một lần nữa, Bộ trưởng Y tế "lọt" danh sách 5 Bộ trưởng được đưa ra xin ý kiến để đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp này của Quốc hội. 4 Bộ trưởng khác là: Nông nghiệp, Kế hoạch - Đầu tư, Văn hoá, Thể thao & Du lịch, Công an. Nhiều kỳ họp gần đây, Bộ trưởng Y tế...