Bộ trưởng Công Thương trả lời phỏng vấn TTXVN về Hiệp định TPP
Ngày 5/10, sau khi Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoàn tất quá trình đàm phán hiệp định tại Atlanta, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có cuộc trả lời phỏng vấn của TTXVN về hiệp định lịch sử này.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tại Atlanta (Ảnh: Thanh Tuấn/TTXVN)
Dưới đây là toàn văn bài phỏng vấn:
- Thưa Bộ trưởng, quá trình đàm phán Hiệp định TPP đã hoàn tất, xin Bộ trưởng cho biết về tiến trình thực hiện TPP tiếp theo đối với Việt Nam trong thời gian tới?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Sau khi kết thúc đàm phán, các nước sẽ tiến hành các thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết chính thức và bắt đầu trình các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn Hiệp định. Quá trình này thông thường kéo dài tối thiểu là 18 tháng. Đây cũng là khoảng thời gian để các nước tham gia chuyển bị điều kiện cần thiết để có thể thực hiện được tốt Hiệp định.
Về phía chúng ta, trên cơ sở thỏa thuận chung giữa các nước TPP, Bộ Công Thương và Đoàn đàm phán Chính phủ sẽ công bố chính thức toàn văn của hiệp định TPP cho công chúng tham khảo và phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan triển khai việc rà soát và phê chuẩn hiệp định theo Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế. Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự kiến Hiệp định sẽ được báo cáo Ban chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến chỉ đạo trước khi bắt đầu quá trình phê chuẩn Hiệp định.
Chính phủ đã có các chỉ đạo để các bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ để nhanh chóng hoàn thành dự thảo báo cáo Ban chấp hành Trung ương. Như đã trình bày, thời gian phê chuẩn Hiệp định cũng là thời gian để chúng ta chuẩn bị các công việc cần thiết, trong đó tập trung vào việc điều chính hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường năng lực cạnh tranh để có thể tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức khi Hiệp định TPP có hiệu lực.
- TPP là một hiệp định thương mại tự do đa phương qui mô lớn , vậy x in Bộ trưởng cho biết về tác động của TPP đối với Việt Nam, Việt Nam sẽ được hưởng lợi như thế nào từ Hiệp định này và những lĩnh vực nào sẽ phải chịu tác động tiêu cực?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Hiệp định TPP sẽ đem lại nhiề u lợ i ích cho Việt Nam, thể hiện trên các mặt như sau:
- Về mặt kinh tế, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. X uất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025. Đáng chú ý là việc các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ giúp tạo ra “cú hích” lớn đối với hoạt động xuất khẩu cua nước ta. Các ngành xuất khẩu quan trọng như dệt may, giày dép, thủy sản… nhiều khả năng sẽ có bước phát triển vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này.
Ngoài ra, tham gia TPP sẽ giúp ta có được các cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới hình thành sau khi TPP có hiệu lực. Các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, lại bao gồm các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Thêm vào đó, cam kết trong TPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Video đang HOT
- Về mặt thể chế, cũng như tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia TPP sẽ là cơ hội để ta tiếp tục hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đồng thời giúp ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, việc hoàn thiện và tăng cường công tác bảo hộ quyền SHTT sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có hàm lượng tri thức cao, thí dụ như sản xuất dược phẩm, trong đó có thuốc sinh học (đặc biệt là với vắcxin và một số sản phẩm ta có bước phát triển mạnh trong các năm qua). Thêm vào đó, Hiệp định TPP với các tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy Nhà nước sẽ giúp ta tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; thúc đẩy hoàn thiện bộ máy theo hướng tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương và phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
- Về mặt xã hội, tham gia TPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp ta có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do nhập khẩu từ Hoa Kỳ và các nước TPP chưa có FTA với ta phần lớn là không cạnh tranh trực tiếp, nên nếu có một lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, ta có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh do tham gia TPP. Đặc biệt, do Hiệp định TPP bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp ta tăng trưởng bền vững hơn. Tuy nhiên, tham gia TPP cũng đặt ra một số thách thức nhất định đối với Việt Nam.
- Về kinh tế, thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi. Mặc dù Việt Nam có thế mạnh trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp nhưng sức cạnh tranh của chúng ta trong một số ngành nghề chưa thực sự tốt, ví dụ như chăn nuôi. Dự kiến đây sẽ là ngành gặp nhiều khó khăn nhất khi cam kết TPP có hiệu lực. Đối với các ngành kinh tế khác, cạnh tranh cũng có thể xảy ra nhưng ở mức độ không lớn bởi vì các nền kinh tế TPP hiện nay có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu mang tính bổ sung hơn là mang tính cạnh tranh với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- Về xây dựng pháp luật, thể chế, các tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy Nhà nước sẽ đặt ra những thách thức lớn cho bộ máy quản lý. Tuy nhiên, đây cũng là những tiêu chuẩn mà chúng ta đang hướng đến để xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN, thực sự của dân, do dân và vì dân, với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, kỷ luật, kỷ cương.
- Về mặt xã hội, cạnh tranh tăng lên khi tham gia TPP có thể làm cho một số doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn (thậm chí phá sản), kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Tuy nhiên, do phần lớn các nền kinh tế trong TPP không cạnh tranh trực tiếp với ta, nên ngoại trừ một số ít ngành nông nghiệp, dự kiến tác động này là có tính cục bộ, quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn.
- Việt Nam nhận thấy các lợi ích và cả ảnh hưởng tiêu cực từ TPP, vậy Việt Nam cần phải làm gì để giảm thiểu những tác động tiêu cực nêu trên thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Để giảm thiểu những tác động tiêu cực đó, Việt Nam cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Về nông nghiệp, Việt Nam sẽ phải hết sức nỗ lực, biến thách thức thành cơ hội để đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó đặc biệt coi trọng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học- công nghệ, chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trang trại, đồn điền lớn để giảm chi phí sản xuất, dễ quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như dễ ứng dụng các công nghệ sinh học vào lĩnh vực trồng trọt, canh tác, chăn nuôi, phù hợp với việc xây dựng các chiến lược về nông nghiệp.
- Về thể chế, để thực thi cam kết trong TPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường… Tuy nhiên, như kinh nghiệm gia nhập WTO đã chỉ ra, với sự chuẩn bị nghiêm túc và nỗ lực cao độ, ta có thể thực hiện thành công khối lượng công việc này, nhất là khi ta được quyền thực hiện theo lộ trình.
- Về mặt xã hội, với cơ hội mới có được từ Hiệp định TPP, ta sẽ có điều kiện để tạo công ăn việc làm mới, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành ta thực sự có lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có các các biện pháp trợ giúp để chủ động xử lý kịp thời các tác động tiêu cực có thể xảy ra trong đó có việc tổ chức đào tạo lại đội ngũ lao động. Với thời gian, thu hút đầu tư nước ngoài tăng lên, cơ cấu sản xuất sẽ được điều chỉnh và nhiều việc làm mới sẽ được tạo ra.
- Trên thực tế thì hiện vẫn còn khoảng cách phát triển khá lớn giữa VN và các nước thành viên TPP khác, vậy chúng ta sẽ phải làm gì để thu hẹp khoảng cách này?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Với Việt Nam, chúng ta đã chủ động và tích cực hội nhập từ khá lâu. Chúng ta đã gia nhập ASEAN từ năm 1996, tham gia Hiệp định BTA với Hoa Kỳ năm 2001, Hiệp định BIT với Nhật Bản năm 2003, gia nhập WTO vào năm 2007 và tiếp theo đó là rất nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước trong khu vực và trên thế thế giới. Gần đây nhất, trong năm 2015, chúng ta đã ký kết thêm 2 Hiệp định FTA với Hàn Quốc và Liên minh Á-Âu, kết thúc đàm phán FTA với EU. Như vậy, có thể nói, Việt Nam không còn quá xa lạ với hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù trình độ phát triển của Việt Nam còn một khoảng cách so với một số nước TPP và một số cam kết trong hiệp định này khá mới mẻ đối với chúng ta, như trong các lĩnh vực lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, v.v….
Bên cạnh đó, trên thực tế, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước cũng đang hướng tới một nền hành chính công hiệu quả, minh bạch, dễ dự đoán, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của tất cả các hiệp định quốc tế nên việc ta tham gia Hiệp định TPP là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc và định hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước. Việc tham gia Hiệp định TPP với các tiêu chuẩn cao cũng giúp đẩy nhanh các quá trình xây dựng lại các thực thể kinh tế, đẩy mạnh cơ chế kinh tế theo định hướng thị trường, trong đó có cả vấn đề về cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước. Những chính sách này phù hợp với mục tiêu và tiêu chuẩn của Hiệp định TPP. Vì thế, ta cũng không hoàn toàn quá bị động khi thực thi các tiêu chu ẩ n của TPP.
Đương nhiên, có những tiêu chuẩn cao mà Việt Nam và các nước có trình độ phát triển thấp trong TPP cần thêm thời gian để nâng cao năng lực, sửa đổi pháp luật, thủ tục, quy trình, đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ thực thi. Đối với những lĩnh vực này, Việt Nam sẽ được áp dụng những thời gian chuyển đổi thích hợp, nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ các nước TPP phát triển hơn để đảm bảo đến một thời điểm nào đó, ta có thể sẵn sàng thực thi, áp dụng những tiêu chuẩn ngang bằng các nước TPP phát triển.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo Thanh Tuấn (TTXVN/Vietnam )
Quốc hội giao "chỉ tiêu" vượt tiến độ cho các Bộ trưởng sau chất vấn
Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn nhận nhiệm vụ đến hết năm 2016 phải hoàn thành trồng bù rừng bị mất để làm thủy điện. Bộ trưởng Công Thương được yêu cầu hoàn hoàn thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sớm 2 năm... Quốc hội vừa thông qua những nội dung này.
Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9 vừa được Quốc hội thống nhất thông qua trong phiên họp bế mạc kỳ họp thứ 9. Quốc hội ghi nhận nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn; trả lời và giải quyết hơn 2.100 ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước gửi đến Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
Quốc hội cũng ghi nhận các giải pháp mà 4 Bộ trưởng được chọn đăng đàn đã cam kết trước Quốc hội khi trả lời chất vấn tại kỳ họp này.
Bộ 4 Bộ trưởng được chọn trả lời chất vấn kỳ này được cho là liên quan đến những lĩnh vực quan hệ chặt chẽ với nhau.
Cụ thể, đối với Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, Quốc hội yêu cầu có biện pháp quyết liệt thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Rà soát và bổ sung các chính sách có liên quan để thực hiện tốt hơn việc liên kết giữa nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và ngân hàng.
Vấn đề liên kết "4 nhà" (nhà nước - nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học) được cộng thêm vai trò của ngân hàng (là người đáp ứng vốn cho quá trình sản xuất) trong mối quan hệ này đã được UB Thường vụ Quốc hội giải trình thêm với nhận định, đây là vấn đề quan trọng, cần được quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa, giúp cho người nông dân có điều kiện ổn định sản xuất, nâng cao đời sống.
Quốc hội nhấn mạnh nội dung khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp, công nghiệp bảo quản, chế biến. Xây dựng vùng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho nông, lâm, thủy sản.
Một mục tiêu "cứng" được đặt ra cho Bộ trưởng Phát là đến hết năm 2016, cơ bản hoàn thành việc trồng bù diện tích rừng bị mất khi thực hiện các dự án thủy điện. Sớm có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân ở vùng thường xuyên xảy ra hạn hán; nhất là các giải pháp về khoa học, công nghệ.
Ngoài ra, Bộ trưởng Nông nghiệp còn được nhắc hoàn thiện và tổ chức thực hiện, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân, diêm dân, ngư dân, nhất là ngư dân đánh bắt xa bờ, bảo đảm an toàn, tạo niềm tin và động lực cho người dân bám biển, tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Đối với Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Nghị quyết của Quốc hội đề ra yêu cầu tổ chức hệ thống phân phối, thương mại trong nước một cách khoa học, hiệu quả, đảm bảo thông suốt từ sản xuất, gia công, chế biến, đến lưu thông, tiêu dùng; có biện pháp tích cực, cụ thể đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo chuyển biến rõ nét trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước, thích ứng với yêu cầu phát triển và hội nhập sâu rộng vào thị trường khu vực và thế giới.
Liên quan đến nhiệm vụ điều hành giá các mặt hàng thiết yếu, Quốc hội đặt mục tiêu cho Bộ trưởng Công thương đến 2016 có thị trường thí điểm bán buôn điện cạnh tranh, trước năm 2021 có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Tăng cường quản lý, bảo đảm quy trình vận hành, an toàn hồ, đập.
Theo mục tiêu được Chính phủ phê duyệt trước đó, Bộ công thương cần hoàn thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh vào năm 2023. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, do nhu cầu của nền kinh tế thị trường và những cam kết của Bộ trưởng Bộ Công thương khi trả lời chất vấn tại các kỳ họp trước đây, việc yêu cầu đẩy sớm thời gian lên 2 năm (mốc hoàn thành vào năm 2021) là phù hợp.
Về phần đăng đàn trả lời chất vấn của Bộ trưởng Khoa học - Công nghệ Nguyễn Quân, Quốc hội lưu ý xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích áp dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ trong nước, để nâng cao năng suất lao động, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm; kịp thời ban hành cơ chê, chính sách hô trơ nhà khoa học, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và người dân trong viêc nghiên cứu sáng chế, ứng dụng, sáng kiến cải tiến khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống.
Bộ Khoa học - Công nghệ cần chủ động phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh triển khai Chương trình sản phẩm quốc gia, sản phẩm có chất lượng cao mang thương hiệu Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; xây dựng hàng rào kỹ thuật nhằm hạn chế việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị lạc hậu vào Việt Nam; tăng cường cơ chế quản lý, bảo đảm an toàn thiết bị khoa học, công nghệ, nhất là các thiết bị, vật liệu có chứa chất phóng xạ
Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận được nhắc vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo đúng mục tiêu, yêu cầu; chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai đồng bộ, có hiệu quả việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Bộ trưởng Luận cũng được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện tốt, tổng kết, đánh giá kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015 để tiếp tục hoàn thiện Đề án đổi mới kỳ thi, bảo đảm tổ chức kỳ thi ổn định trong những năm tiếp theo, giảm áp lực cho học sinh, giảm chi phí cho xã hội.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ trưởng Công thương: Dưa hấu "thua trận" - cần trách cơ quan quản lý "Việc ế thừa dưa hấu không thể trách người nông dân được. Có trách là trách các cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó ngành công thương cũng có trách nhiệm" - Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng thẳng thắn đáp lại những "truy vấn" của báo giới bên hành lang Quốc hội. Kinh tế quý I/2015 đã về đích với...