Bộ trưởng Công thương: Đủ xăng dầu cung ứng đến hết tháng 3
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định nguồn xăng dầu dự trữ đủ để cung cấp cho thị trường đến hết tháng 3.
Tại buổi làm việc với các đầu mối xăng dầu chiều 22/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định với nguồn dự trữ trong nước còn dồi dào và nguồn nhập khẩu được bổ sung liên tục gấp 3 lần bình thường từ đầu tháng 2 đến nay đủ cung ứng cho thị trường đến hết tháng 3.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định với nguồn dự trữ trong nước còn dồi dào và nguồn nhập khẩu được bổ sung liên tục gấp 3 lần bình thường từ đầu tháng 2 đến nay thì xăng dầu trong nước đủ cung ứng cho thị trường đến hết tháng 3. (Ảnh minh họa)
” Với mức 3,7 – 3,8 triệu tấn hiện có trong nước, từ nguồn xăng dầu dự trữ, từ nguồn cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là từ nguồn nhập khẩu tăng gấp 3 lần bình thường trong thời gian từ đầu tháng 2 đến nay, chúng ta có đủ lượng xăng dầu cung ra thị trường trong nước đến hết tháng 3. Khẳng định với nhân dân là chúng ta đủ lượng xăng dầu đến hết tháng 3.
Video đang HOT
Vụ Thị trường trong nước và Hiệp hội xăng dầu sẽ tham mưu cho Bộ để có thể phân bổ trong những ngày tới, đảm bảo không thiếu xăng dầu trên địa bàn cả nước đến hết tháng 3″ – Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Công thương cho biết từ cuối tháng 3 trở đi, Bộ sẽ quyết định điều hành theo kịch bản. Theo đó, lượng xăng dầu sản xuất trong nước thiếu hụt bao nhiêu sẽ được bù đắp vào bấy nhiêu từ nguồn nhập khẩu cộng với 20% gia tăng để đáp ứng cho nhu cầu phục hồi kinh tế.
Đồng thời, Bộ trưởng yêu cầu từ tháng 3, doanh nghiệp nhập khẩu, tư nhân phân phối, bản lẻ xăng dầu đều phải khai báo rõ số lượng xăng dầu nhập khẩu và bán ra trên cổng thông tin của doanh nghiệp và Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương cũng đã công bố kịch bản điều hành và giao chỉ tiêu đến từng doanh nghiệp trong 33 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, đảm bảo xăng dầu không thiếu trong mọi tình huống.
Bộ trưởng Koichi Haguida: Nhật Bản luôn coi Việt Nam là đối tác hàng đầu ở châu Á
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, bên lề chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ngày 25/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Koichi Haguida.
Chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Minh Phu Seafood Corp, Khu công nghiệp Nam Sông Hậu (Hậu Giang). Công ty đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 81,52 triệu USD, chiếm 19,1% tổng giá trị (2019). Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao việc kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng trở lại, với tốc độ tăng trưởng lên tới 6,4% trong 10 tháng đầu năm 2021 so với mức giảm gần 1% của cả năm 2020; cán cân thương mại Việt-Nhật vẫn được duy trì một cách cân bằng, với nhiều sản phẩm có tính bổ trợ cho nhau. Để tiếp tục duy trì cân bằng cán cân thương mại, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Bộ trưởng Hagiuda quan tâm và hỗ trợ kết nối để hàng Việt Nam tham gia nhiều hơn vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Về phần mình, Bộ trưởng Haguida khẳng định Chính phủ và Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản luôn coi Việt Nam là đối tác hàng đầu ở khu vực châu Á và trên thế giới. Bộ trưởng Haguida cho biết trong thời gian qua, các doanh nghiệp Nhật Bản, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất ô tô, đã gặp phải những tác động tiêu cực do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bộ trưởng Haguida mong muốn Bộ Công Thương tiếp tục đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam khắc phục khó khăn, đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng phục vụ tốt nhất các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết Chính phủ Việt Nam đã áp dụng chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Khi phát hiện ca mắc COVID-19, các nhà máy, cơ sở sản xuất không phải cách ly toàn bộ hoặc áp dụng mô hình "Ba tại chỗ" mà chỉ khoanh vùng, cách ly ở phạm vi nhỏ nhất. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, bảo hiểm, lao động để hỗ trợ phục hồi sau dịch COVID-19. Các biện pháp này đã và đang giúp doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm các nhà đầu tư Nhật Bản, phục hồi mạnh mẽ.
Về vấn đề chuyển dịch năng lượng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết Việt Nam cam kết thực hiện chuyển dịch năng lượng nhằm trung hòa carbon vào năm 2050. Đây cũng là nội dung quan trọng trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio vào ngày 24/11. Ngoài ra, Nhật Bản cũng là nước đi đầu trong quá trình chuyển dịch năng lượng ở châu Á với sáng kiến chuyển dịch năng lượng châu Á, cam kết hỗ trợ 10 tỷ USD cho các nước ASEAN để thực hiện mục tiêu trung hòa carbon. Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị hai bên trao đổi cụ thể nhằm tiến tới ký kết bản ghi nhớ để cụ thể hóa hỗ trợ của Nhật Bản cho quá trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam.
Đáp lại, Bộ trưởng Haguida đánh giá cao cam kết trung hòa carbon của Chính phủ Việt Nam, coi Việt Nam là nước đi đầu trong ASEAN về chuyển dịch năng lượng. Bộ trưởng cũng nhất trí hai bên sẽ sớm bàn bạc thống nhất lộ trình cụ thể để hỗ trợ Việt Nam chuyển dịch năng lượng thành công.
Về phát triển công nghiệp và kinh tế số, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết Việt Nam đang thực hiện chiến lược chuyển đổi số cũng như tập trung phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp hỗ trợ. Việt Nam coi Nhật Bản là nước phát triển hàng đầu, có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực trên. Bộ trưởng đề nghị Nhật Bản dành thêm các gói hỗ trợ ODA mới cho Việt Nam để phát triển hạ tầng kinh tế số cả phần cứng và phần mềm, hỗ trợ phát triển công nghiệp nền tảng và công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.
Bộ trưởng Haguida nhất trí với đề nghị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và nhấn mạnh Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi số. Trong lĩnh vực công nghiệp, Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp cho Việt Nam thông qua chuyển giao công nghệ, bao gồm xây dựng, triển khai hiệu quả Sáng kiến "Đối tác hợp tác đổi mới công nghệ Việt - Nhật".
Về hợp tác trong khuôn khổ đa phương, hai bộ trưởng cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ nổi lên, căng thẳng thương mại gia tăng, thương mại toàn cầu suy giảm, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam với Nhật Bản và một số các thị trường thành viên CPTPP vẫn tăng trưởng tích cực. Việt Nam khẳng định sẽ nỗ lực phối hợp với phía Nhật Bản thúc đẩy các thành viên còn lại sớm hoàn tất phê chuẩn và thực thi CPTPP (bao gồm Brunei, Chile và Malaysia) để hiệp định này có thể sớm mang lại lợi ích đầy đủ cho tất cả các nước thành viên.
Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Haguida nhất trí khẳng định quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian sắp tới sẽ ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, tiếp tục góp phần quan trọng vào sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai quốc gia.
'5/548 cửa hàng xăng dầu tại TP.HCM ngưng hoạt động: chỉ chiếm khoảng 2%' Theo phó giám đốc Sở Công thương Nguyễn Nguyên Phương, nửa đầu tháng 2, tổng lượng nhập khẩu xăng dầu về TP.HCM rất lớn, với 800.000 mét khối, bình thường hằng tháng chỉ khoảng 500.000 mét khối. Người dân đổ xăng tại một cửa hàng ở quận Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: NHẬT THỊNH Thông tin tại họp báo chiều 21-2, ông Nguyễn...