Bộ trưởng Công thương: Điện hạt nhân Ninh Thuận chỉ ‘tạm dừng’, không phải ‘hủy bỏ’
Đại biểu Ninh Thuận nói việc kéo dài quy hoạch nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận khiến người dân không ổn định được sản xuất, khó thu hút đầu tư, đề nghị bỏ quy hoạch này.
Trong khi đó, Bộ trưởng Công thương đề nghị giữ quy hoạch này.
“Người dân trải qua thời gian dài chờ đợi”
Thảo luận về công tác quy hoạch tại Quốc hội ngày 30.5, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận, cho hay quy hoạch Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận được xác lập năm 2008, đến năm 2016 Quốc hội khoá XIV có chủ trương dừng đầu tư dự án.
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận). Ảnh GIA HÂN
Theo bà Hương, tới nay, sau gần 14 năm nhưng các vấn đề về quy hoạch làm ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế của người dân vẫn chưa được giải quyết, gây bức xúc cho người dân, làm ảnh hưởng tới thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
Bà Hương cho rằng, việc Quốc hội ra nghị quyết dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã tạo cơ hội để kinh tế – xã hội Ninh Thuận phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, do vấn đề quy hoạch chưa được giải quyết, người dân trong vùng dự án vẫn bị hạn chế quyền sử dụng đất, không được mua bán, không được chuyển nhượng hay thế chấp đất để vay vốn sản xuất; không được xây dựng, cải tạo nhà ở, cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi không được đầu tư hiện bị hư hỏng xuống cấm nghiêm trọng…
“Người dân trải qua thời gian dài chờ đợi, không ổn định được sản xuất, đời sống gặp nhiều khó khăn, bức xúc”, bà Hương nêu.
Từ đó, bà Hương băn khoăn tại báo cáo giám sát về vấn đề này, Ủy ban Kinh tế lại đề nghị Chính phủ xem xét tạm giữ quy hoạch các vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận cho tới khi cấp có thẩm quyền có ý kiến chính thức.
Việc này, theo bà Hương, khiến người dân ở vùng dự án lo lắng về việc kéo dài quy hoạch, nhà đầu tư chiến lược của tỉnh rất lo ngại; gây khó khăn cho cuộc sống người dân, ảnh hưởng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Video đang HOT
Từ đó, Phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Ninh Thuận kiến nghị T.Ư sớm xem xét, cho ý kiến chính thức về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Đại biểu Hương cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm sơ kết việc thực hiện các nghị quyết, giải quyết các vấn đề, vướng mắc được nêu cụ thể tại báo cáo giám sát của Ủy ban Kinh tế và sớm giải quyết kiến nghị của Bộ Công thương về địa điểm xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận… nhằm giúp người dân Ninh Thuận ổn định lại sản xuất, tiếp tục thu hút vốn đầu tư, phát triển bền vững.
Đề nghị dứt điểm xóa bỏ quy hoạch điện hạt nhân ở Ninh Thuận
Nêu ý kiến sau đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa ( TP.HCM) cũng đề nghị Chính phủ “dứt điểm” xóa bỏ quy hoạch dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu tại phiên họp ngày 30.5. Ảnh GIA HÂN
Theo đại biểu Nghĩa, nhiệm kỳ trước đã cân nhắc rất kỹ, tính toán rất kỹ mới có quyết định dừng dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Bước tiếp theo là giải quyết các quyền lợi của bà con ở nơi quy hoạch, bà con được đưa đi đào tạo…
Đại biểu TP.HCM cũng đề nghị tạo ra quy hoạch mới cho Ninh Thuận nhằm tạo điều kiện cho bà con có chuyển động về kinh tế, cuộc sống nâng lên.
Không đồng tình với kiến nghị giữ lại quy hoạch điện hạt nhân tại Ninh Thuận, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh, cá nhân ông đề nghị xóa quy hoạch này.
“Còn trong một số năm tới có làm điện hạt nhân hay không thì làm lại quy hoạch mới. Quy hoạch đó sẽ chọn đặt hạt nhân ở đâu thì sẽ tính sau. Còn hiện tại giải quyết rốt ráo quyền lợi cho bà con tại khu vực dự án điện hạt nhân Ninh Thuân”, ông Nghĩa nói.
Đại biểu TP.HCM cũng cho rằng, hiện năng lực tự chủ trong phát triển điện hạt nhân của Việt Nam còn thấp, phụ thuộc vào nước ngoài rất nhiều nên không nên phát triển điện hạt nhân.
Kiên trì giữ quy hoạch điện hạt nhân tại Ninh Thuận
Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, tới hiện tại, Quốc hội chỉ thông qua nghị quyết “tạm dừng” điện hạt nhân Ninh Thuận chứ không phải “hủy bỏ”, cho nên không có cơ sở để bỏ quy hoạch địa điểm xây dựng Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh GIA HÂN
Mặt khác, theo ông Diên, địa điểm này đã được các đối tác cùng các ngành liên quan nghiên cứu rất kỹ và khẳng định Ninh Thuận là địa điểm phù hợp nhất để phát triển điện hạt nhân.
Bộ trưởng Bộ Công thương khẳng định, vấn đề điện hạt nhân chỉ có cấp có thẩm quyèn mới quyết định được. Tuy nhiên, với tư cách là bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ, Bộ Công thương kiên trì kiến nghị với Chính phủ, báo cáo Quốc hội là chưa nên bỏ quy hoạch điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
“Chờ đến khi nào cấp có thẩm quyền quyết định chúng ta có tiếp tục hay không tiếp tục thì hãy tính”, ông Diên nói.
Ông Diên cũng phân tích, với những cam kết đưa phát thải ròng về 0 tại COP26 thì buộc phải phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, để khai thác nguồn năng lượng này phải có điện nền ổn định. Trong khi đó, điện nền từ nhiệt điện than và thủy điện hiện không còn dư địa phát triển nên “tất yếu đến lúc nào đó phải tính đến điện hạt nhân”.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cũng dẫn chứng 3 năm trước, Mỹ và Đức giảm điện hạt nhân nhưng đến giờ chính 2 quốc gia này phải xây dựng lộ trình để phát triển mạnh hơn điện hạt nhân, làm cơ sở khai thác và phát triển năng lượng tái tạo.
Ninh Thuận đẩy nhanh thi công dự án đường Tân Sơn - Đức Trọng
Dự án đường Tân Sơn - Đức Trọng có tổng chiều dài 62,5 km; trong đó có 45,4 km thuộc địa bàn huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) và 17,1 km nằm trên địa bàn huyện Đức Trọng (Lâm Đồng).
Đây là dự án trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận được thi công bằng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 với kinh phí gần 1.500 tỷ đồng.
Các nhà thầu tập trung thi công điểm đầu tuyến đường Tân Sơn - Đức Trọng.
Việc hoàn thành tuyến đường giao thông huyết mạch nối Ninh Sơn với Đức Trọng mở ra triển vọng mới trong phát triển kinh tế - xã hội giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận. Đồng thời, tận dụng tối đa, phát huy hiệu quả nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Do đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Ninh Thuận (chủ đầu tư dự án) đang tập trung giải quyết rốt ráo những khó khăn, vướng mắc liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng... tập trung thi công, đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành dự án vào năm 2025.
Ông Phạm Minh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Ninh Thuận cho biết, dự án đường Tân Sơn - Đức Trọng được triển khai thi công từ điểm đầu của thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn đến ngã tư Tà Năng, huyện Đức Trọng. Dự án được phân chia thành 2 dự án thành phần; trong đó, dự án thành phần 1 là tuyến đường từ thị trấn Tân Sơn đến xã Ma Nới (huyện Ninh Sơn) với chiều dài hơn 22 km với mức đầu tư trên 486 tỷ đồng.
Các nhà thầu tập trung thi công để thông cống kênh Tây thuộc dự án thành phần 1 đoạn thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn.
Dự án thành phần 2 là đường từ xã Ma Nới đến ngã tư Tà Năng (huyện Đức Trọng) có chiều dài hơn 40 km; trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Ninh Thuận hơn 23 km; đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng thuộc xã Đạ Quynh và xã Tà Năng của huyện Đức Trọng dài hơn 17 km với mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng.
Theo ông Phạm Minh Tân, trong quá trình thi công dự án cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là khâu đền bù, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã chủ động phối hợp với UBND huyện Ninh Sơn cùng tập trung tháo gỡ, giải quyết vướng mắc. Nhờ đó, dự án thi công thuận lợi, đảm bảo tiến độ.
Hiện tại, các đơn vị thi công đang tập trung cao độ để đẩy nhanh tiến độ dự án, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 6/2023. Đối với dự án thành phần 2, hiện chủ đầu tư đang tổ chức lập thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và thực hiện một số thủ tục liên quan để kịp khởi công vào cuối năm 2022 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.
Tại điểm đầu triển khai thi công, dự án đã luôn nhận được sự đồng thuận cao của người dân địa phương có đất thu hồi làm dự án. Người dân ở thị trấn Tân Sơn đang chờ đợi để có con đường khang trang, thuận lợi cho việc đi lại, giao thương hàng hóa giữa hai địa phương.
Các nhà thầu tập trung thi công đẩy nhanh tiến độ dự án thành phần 1 đoạn thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn. Ả
Ông Nguyễn Văn Tú (ở thôn Triệu Phong, xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn) phấn khởi cho hay, gia đình ông có đất nằm trong phạm vị dự án, khi hay tin đất bị thu hồi làm dự án. Tuy nhiên, ông rất đồng thuận với việc áp giá đền bù đất, sẵn lòng tạo điều kiện để dự án triển khai thi công sớm nhất có thể.
Dự án đường Tân Sơn - Đức Trọng sau khi được hoàn thành sẽ tạo kết nối giao thông liên vùng giữa các tỉnh Lâm Đồng - Ninh Thuận - Khánh Hòa. Đặc biệt, trong tương lai sẽ kết nối với tuyến đường ô tô cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 20, Quốc lộ 28B, Quốc lộ 27, Quốc lộ 1, đường Vành đai tỉnh Ninh Thuận... Qua đó, sẽ hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn đảm bảo giao thông được thông suốt, rút ngắn cự ly vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương trong vùng.
Ngoài ra, dự án còn khai thác hiệu quả những vùng đất tiềm năng, tạo quỹ đất dọc theo tuyến đường; tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương lân cận, góp phần từng bước hoàn chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận và địa phương lân cận; tạo điều kiện thuận lợi trong xử lý các tình huống ứng phó với thiên tai...
Hà Giang và Ninh Thuận đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch tại TP Hồ Chí Minh Hai tỉnh Hà Giang, Ninh Thuận đang có nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu du lịch của tỉnh đến với du khách TP Hồ Chí Minh. Du khách thích thú tham quan Hang Rái, tỉnh Ninh Thuận. Tên gọi Hang Rái xuất phát từ việc trước đây nơi này có nhiều loài rái cá sinh sống. Ngày 15/5, trong khuôn khổ Ngày...