Bộ trưởng Công an: Tổng kiểm tra số vụ án tạm đình chỉ điều tra
Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót trong việc tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm (ảnh quochoi.vn).
Sáng 30.10, tại phiên chất vấn của Quốc hội, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) đã đặt câu hỏi tới Bộ trưởng Bộ Công an và Viện trưởng Viện KSND Tối cao.
“Theo báo cáo của Chính phủ năm 2018, số lượng các vụ án, bị can được tạm đình chỉ điều tra vẫn chiếm số lượng rất lớn và ngày càng gia tăng, hơn 12.000 vụ và hơn 2.000 bị can, tăng 4% về số vụ và 6,7% về số bị can. Trong đó, có một số vụ sắp hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự, tiềm ẩn nguy cơ bỏ lọt tội phạm. Những vụ án và số bị can này bị đặt trong tình trạng treo lơ lửng về địa vị pháp lý. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng điều tra. Nguyên nhân chủ quan của tình trạng này là gì? Giải pháp đột phá gì để khắc phục tình trạng trên?”, đại biểu Phương Hoa đặt vấn đề.
Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho hay, trong báo cáo số lượng bị can tạm đình chỉ là hơn 2.400 bị can, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước. Số đình chỉ điều tra là gần 2.350 bị can, tăng 20% số bị can so với cùng kỳ năm trước. “Chủ yếu do chúng ta thực hiện Bộ luật Hình sự 2015, trong đó, 1.179 bị can đình chỉ do người bị hại rút đơn, 362 bị can đình chỉ do người bị hại hoặc đại diện người bị hại tự nguyện hòa giải…”, Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Thượng tướng Tô Lâm cho biết thêm, có 18 bị can đình chỉ do không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm, 6 trường hợp hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện hành vi phạm tội. “Đối với các trường hợp này, chúng ta phải kiểm tra, đánh giá cụ thể mới xác định vấn đề oan sai và bồi thường thiệt hại”, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh.
Video đang HOT
Về giải pháp, Bộ trưởng Tô Lâm cho hay, ngành Công an sẽ tập trung nâng cao hiệu quả của công tác điều tra trong thời gian tới, Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Bộ luật tố tụng hình sự 2013, Bộ luật Hình sự 2015; Luật thi hành tạm giam, tạm giữ.
Đồng thời tăng cường tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ điều tra các cấp; Thực hiện có hiệu quả các dự án, đề án nhằm trang bị cho lực lượng điều tra hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt là bố trí các phòng hỏi cung có ghi âm, ghi hình để kiểm soát các hoạt động…
Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh thêm việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót trong việc tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm. Trước mắt là triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổng kiểm tra các vụ tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra trong toàn quốc. Bên cạnh đó là việc tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực trong hoạt động điều tra; các giải pháp chống bức cung, nhục hình và các vi phạm khác có liên quan.
Viện trưởng Viện KSND Tối cao Lê Minh Trí (ảnh quochoi.vn).
Trả lời bổ sung, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí cho rằng, quá trình tạm đình chỉ hoặc đình chỉ cũng có mặt tích cực. “Trong đấu tranh với tội phạm, có những việc chúng ta không khởi tố, không bắt thì cũng không điều tra được. Ví dụ tội phạm ma túy, tham nhũng, các tội cướp, giết, hiếp, ngay cả tội đánh bài, nếu chần chừ không làm thì không được. Nhưng khi làm thì quá trình phân loại, rà soát sẽ có những việc chúng ta thấy không đủ yếu tố, chúng ta đình chỉ hoặc tạm đình chỉ để bảo đảm ngăn chặn oan sai”- ông Trí cho biết.
Ông nói thêm: “Viện trưởng VKSNDTC năm 2017 đã yêu cầu 63 Viện trưởng của 63 tỉnh, thành rà soát lại các vụ việc tạm đình chỉ để cái nào trong thời hiệu thì tiếp tục xem xét, phục hồi điều tra trong thời hạn cho phép. Cái nào không đủ điều kiện thì cũng phải kết thúc nó để bảo đảm trách nhiệm của kiểm sát trong quá trình kiểm sát việc điều tra, truy tố”.
Theo Danviet
Bộ trưởng Công an trả lời chất vấn về tội phạm kinh tế, chức vụ
Kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 26 (tháng 8/2018) của UB Thường vụ Quốc hội thể hiện, có 2 nhóm vấn đề được chọn là chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số của Bộ trưởng - Chủ nhiệm UB Dân tộc và tình hình an ninh, công tác đấu tranh chống tội phạm của Bộ trưởng Công an.
Hai nhóm vấn đề được chọn dựa trên cơ sở nguồn thông tin phục vụ hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 5; tổng hợp đề xuất nhóm vấn đề chất vấn của đoàn đại biểu Quốc hội gửi đến UB Thường vụ Quốc hội, ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước và dư luận xã hội từ kỳ họp thứ 5 đến nay.
Nhóm vấn đề thứ nhất là việc thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục-đào tạo, y tế...), hạ tầng xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.
Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng - Chủ nhiệm UB Dân tộc Đỗ Văn Chiến.
Tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan: Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải; Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Thượng tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại phiên họp 26 của UB Thường vụ Quốc hội
Nhóm vấn đề thứ hai là công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp. Công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; tội phạm kinh tế; tội phạm về chức vụ; tội phạm sử dụng công nghệ cao; tội phạm ma túy. Công tác quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Công an.
Tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan: Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các phiên chất vấn sẽ diễn ra trong một ngày 13/8.
Phiên chất vấn được phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc hội, Đài truyền hình Việt Nam để cử tri và đồng bào cả nước theo dõi, giám sát. Hoạt động này cũng được kết nối truyền hình trực tuyến với 62 đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm sẽ trả lời chất vấn trước TVQH Theo dự kiến, tại phiên họp 26 của Uỷ ban TVQH sẽ có nội dung chất vấn 2 Bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng Bộ Công an - Thượng tướng Tô Lâm. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm là một trong 2 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 26 của Uỷ ban TVQH Theo chương trình...