Bộ trưởng Công an Tô Lâm: “Cái gì cũng giả” làm mất lòng tin
Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, việc “cái gì cũng giả” khiến không ai biết đâu là ranh giới chuẩn mực của xã hội, không dám tin ai cả.
Thượng tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an
Chiều 26/7, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình – Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (BCĐ 138) và Trưởng ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) chủ trì Hội nghị sơ kết trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng của hai Ban chỉ đạo.
Báo cáo tóm tắt tình hình và kết quả thực hiện công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người 6 tháng đầu năm 2018, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết, thời gian qua lực lượng Công an đã xác lập mới hơn 2.000 chuyên án, khám phá và kết thúc 900 chuyên án; khám phá hơn 20.500 vụ phạm pháp hình sự và triệt phá trên 1.000 băng, nhóm tội phạm.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng đã bắt, vận động đầu thú và thanh loại hơn 2.600 đối tượng truy nã.
Về tội phạm hình sự, tội phạm giết người, giết người cướp tài sản tuy giảm về số vụ nhưng vẫn xảy ra nhiều vụ với tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Hoạt động của các băng nhóm tội phạm hình sự sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để giết người, đe doạ giết người, cố ý gây thương tích, cướp, cưỡng đoạt tài sản chủ yếu liên quan đến hoạt động bảo kê, “tín dụng đen”, cầm đồ, siết nợ, đòi nợ thuê.
Đặc biệt, lợi dụng việc Quốc hội xem xét, cho ý kiến về Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, người dân ở một số địa phương bị xúi giục, kích động, tụ tập đông người, đập phá tài sản tại trụ sở của cơ quan nhà nước, gây phức tạp về an ninh, trật tự. Tình hình an ninh, trật tự tại các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh đáng báo động. Tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản diễn ra nhiều với hành vi manh động, liều lĩnh, nhiều vụ đối tượng dùng hung khí tấn công nạn nhân để chiếm đoạt tài sản…
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm bày tỏ nỗi lo lắng về tình trạng gian lận thương mại, hàng giả, buôn lậu không chỉ ảnh hưởng đến trật tự xã hội mà còn đến cả vấn đề an ninh quốc gia. “Vấn đề này ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với chế độ, gây mất trật tự khi cái gì cũng thấy giả” – Thượng tướng Tô Lâm nói
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Bộ Công an, việc “cái gì cũng giả” khiến không ai biết đâu là ranh giới chuẩn mực của xã hội, không dám tin ai cả. “Hàng hóa giả, buôn bán giả, học hành giả, chứng chỉ giả thì đây là vấn đề ảnh hưởng đến niềm tin của xã hội” – Bộ trưởng Công an nhấn mạnh.
Trong khi đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết, có tình trạng doanh nghiệp Việt Nam tiếp tay cho các đối tượng nước ngoài mang hàng giả vào Việt Nam. Các đối tượng đặt hàng từ phía Trung Quốc từ bóng đèn, phích nước, quần áo… nhưng lại dán mác Việt Nam, hướng dẫn sử dụng cũng đều ghi Việt Nam để trà trộn với hàng trong nước.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban 389), trong 6 tháng vừa qua, tình trạng sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng hóa không có nguồn gốc xuất xử, hàng giả, hàng kém chất lượng như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hàng bách hóa tiêu dùng diễn ra nhiều nơi.
Đáng chú ý nổi lên tình trạng sản xuất, tiêu thụ thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ ăn, nước uống giả, kém chất lượng, gây bức xúc đối với quần chúng nhân dân như vụ công ty TSC tại Hà Nội, vụ công ty Vinaca tại Hải Phòng.
Bấm xem>>Theo Anh Thư (Báo Giao thông)
Tụ tập gây rối ở Bình Thuận: Họ đang hủy hoại tài sản của chính mình
Liên quan đến vụ việc người dân ở tỉnh Bình Thuận tập trung đông người, tuần hành để bày tỏ, thể hiện chính kiến, quan điểm của mình trong mấy ngày vừa qua, trao đổi với Dân Việt, luật sư Vũ Thái Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH YouMe cho rằng, người dân cần phải tỉnh táo, tránh bị kẻ xấu lợi dụng.
Luật sư Vũ Thái Hà lo ngại người dân đang hủy hoại tài sản của chính mình khi gây rối, tụ tập đông người.
PV: Quan điểm của ông trước vụ vụ người dân tụ tập đông người, xuống đường tuần hành, có biểu hiện gây rối, đốt phá trụ sở, xe cộ tại Bình Thuận mấy ngày vừa qua?
Luật sư Vũ Thái Hà: Tôi cho rằng, đây là một sự việc đáng buồn. Nó không còn là việc thể hiện ý kiến về vấn đề mà người dân đang quan tâm, lòng yêu nước của nhân dân đã bị một số kẻ xấu lợi dụng.
Những hành động tấn công, đánh đập, đốt phá, hủy hoại tài sản không chỉ gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, về kinh tế cho đất nước mà còn tạo nên hình ảnh một Việt Nam bất ổn, hủy hoại đi những nỗ lực, những thành quả mà chính Nhà nước và nhân dân ta đã và đang nỗ lực thực hiện nhằm xây dựng một đất nước hòa bình, dân chủ và văn minh.
Thật đáng buồn và hổ thẹn khi chúng ta đang tấn công vào chính con em chúng ta, đốt phá, hủy hoại chính tài sản mà chúng ta đóng từng đồng thuế để mua sắm.
Ô tô tại trụ sở Phòng PCCC Bình Thuận ở Phan Rí Cửa bị đốt cháy.
PV: Việc người dân xuống đường tuần hành là quyền của người dân, tuy nhiên khi chưa có luật biểu tình, ranh giới giữa biểu tình và bạo loạn rất mong manh. Theo ông, người dân phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước mà không bị kích động?
Luật sư Vũ Thái Hà: Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình là quyền của công dân được hiến pháp ghi nhận. Tuy nhiên, các quyền này phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật, không được xâm hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp khác được pháp luật bảo vệ.
Việc người dân xuống đường để thể hiện ý kiến về Dự thảo Luật đặc khu hay một dự luật nào đó là nguyện vọng chính đáng. Tuy nhiên, mỗi người dân, khi tham gia bất cứ hoạt động bày tỏ ý kiến của mình hãy tỉnh táo và hãy luôn đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên hàng đầu, tránh để kẻ xấu lợi dụng.
Chúng ta cần tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân để nhân dân hiểu rõ bản chất của việc tuần hành đông người như vậy, tránh bị lợi dụng để biến các buổi tuần hành ôn hòa thành các cuộc bạo loạn. Mỗi người trong số chúng ta hãy thể hiện lòng yêu nước một cách tỉnh táo.
Bên trong trụ sở Phòng cảnh sát PCCC Bình Thuận tại Phan Rí Cửa
PV: Ông đánh giá như thế nào về hành động của một số người khi họ tấn công, ném vật cứng vào cảnh sát, đốt trụ sở chính quyền?
Luật sư Vũ Thái Hà: Việc nhóm hoặc nhiều nhóm người tập hợp để bảy tỏ quan điểm hoặc ủng hộ hoặc phản đối một vấn đề là hoàn toàn bình thường.
Nó sẽ được xem là sự thể hiện chính kiến, bày tỏ quan điểm và sự góp ý của những người tham gia tuần hành đông người và có thể được xem là lòng yêu nước khi nó được thể hiện một cách đúng đắn.
Cá nhân tôi tin rằng, những thành phần có hành vi bạo lực, đập phá, đốt trụ sở của chính quyền chỉ là số ít, và chúng lợi dụng lòng yêu nước của những người khác, lợi dụng mục đích tốt đẹp của cuộc tuần hành để tạo ra sự bất ổn.
Những hành vi này là vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, gây ra những thiệt hại to lớn về vật chất cũng như ảnh hưởng tới các chính sách nhà nước.
Các hành vi xúi giục, kích động và lợi dụng biểu tình để đập phá, đánh đập cần phải được xử lý thật nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Xin cảm ơn ông!
Ngày 13.6, đại tá Đào Trọng Nghĩa - Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận cho biết sẽ xin ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công an về việc khởi tố vụ án.Cũng trong thời gian này, Công an tỉnh Bình Thuận cùng các đơn vị liên quan đã tiến hành khám nghiệm hiện trường để điều tra vụ việc gây rối, đốt xe công vụ tại trụ sở cơ quan nhà nước. Cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra, ghi hình hơn 10 ô tô công vụ bị đốt cháy, đập phá tại trụ sở cảnh sát PCCC ở thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Bắc Bình.Các phòng làm việc, thiết bị chữa cháy bị các đối tượng quá khích phá hoại cũng được cơ quan chức năng kiểm tra, thu thập để phục vụ điều tra. Theo thống kê ban đầu, có 60 ô tô, xe máy bị đốt cháy, phá hỏng và làm 78 cán bộ chiến sĩ công an bị thương.Trong đó, tại thành phố Phan Thiết vào đêm 10.6, có 3 ô tô và hơn 20 xe máy bị thiêu rụi hoàn toàn. Ngoài ra, có 1 ô tô bị đập nát, cổng chính trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận và vọng gác bị đập phá, nhiều đoạn tường rào bị sập; nhiều phòng làm việc của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Nội vụ bị đập phá, đốt cháy.Tài sản bên trong bị đập phá hư hỏng hoặc lấy mất. Các đối tượng quá khích đã làm 44 cán bộ chiến sĩ công an bị thương. Trên quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Tuy Phong và Bắc Bình, các đối tượng quá khích đã thiêu rụi 1 xe chở cảnh sát cơ động, 1 xe cứu thương, 1 ô tô và 1 xe máy của lực lượng công an huyện. Ngoài ra, những người gây rối còn làm 4 cảnh sát cơ động bị thương. Trong ngày 11/6, có 10 ô tô bị các đối tượng quá khích đốt, 16 xe máy bị phá hư hỏng, 30 chiến sĩ cảnh sát cơ động bị thương.
Theo Danviet
Bộ trưởng Công an đến Bình Thuận chỉ đạo xử lý vụ gây rối Qua mức độ, tính chất các vụ gây rối diễn ra ở Bình Thuận thời gian qua, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đánh giá đây là vụ việc nghiêm trọng, người dân chủ yếu bị kẻ xấu lôi kéo kích động nên mới có những hành vi bộc phát. Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã...