Bộ trưởng Công an nói gì về phương án bỏ quản lý bằng sổ hộ khẩu
Sáng ngày 6.11, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Tô Lâm cho rằng, việc đơn giản hoá thủ tục hành chính là để phục vụ nhân dân nhưng chắc chắn phải có quản lý.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm (ảnh Quốc hội).
Báo chí đã đặt câu hỏi với Bộ trưởng Tô Lâm về việc Chính phủ đồng ý với phương án bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng “sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân sẽ được thực hiện thế nào?
Thượng tướng Tô Lâm cho biết, Nhà nước phải theo nguyên tắc. Chúng ta sẽ có biện pháp, sẽ có cách quản lý để đảm bảo đơn giản hóa thủ tục cho người dân. Về giấy tờ của công dân cơ quan chức năng sẽ đơn giản hoá thủ tục, nhưng không phải bỏ giấy tờ là bỏ quản lý.
“Chúng tôi sẽ tổ chức họp báo để thông tin đầy đủ và trả lời tất cả những câu hỏi về vấn đề này. Chiều nay hoặc chiều mai, Bộ Công an sẽ mời đại diện các cơ quan báo chí đến, có gì cần tìm hiểu, có thắc mắc thì sẽ trả lời hết”, Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Cũng bên hành lang Quốc hội, trả lời báo chí về chủ đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho biết: Giữa yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt giấy tờ với yêu cầu phải quản lý chặt chẽ xã hội không mâu thuẫn với nhau. Đây là một quá trình đã chuẩn bị chu đáo, bỏ quản lý bằng sổ hộ khẩu là hoàn toàn hợp lý.
Cơ sở dữ liệu quốc gia hiện đã được hoàn tất toàn bộ. Giờ đang triển khai chủ trương làm căn cước công dân, hiện Hà Nội đang triển khai việc này, riêng các tỉnh sau khi có chủ trương của Bộ Công an sẽ đồng loạt triển khai ngay. Hiện trong cơ sở dữ liệu quốc gia đã rất đầy đủ thông tin của công dân nên khi quyết định bỏ các giấy tờ đó không có vấn đề gì”, đại biểu Cầu nói.
Trả lời câu hỏi việc bỏ quản lý bằng sổ hộ khẩu, cơ quan chức năng có áp lực gì trong quản lý xã hội, đại biểu Cầu cho biết: Không có áp lực gì lớn cả. Hiện cuộc cách mạng 4.0 phát triển rất mạnh, trong đó có việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dân cư đang phát triển rất mạnh.
“Tôi nhận thức rằng trong tất cả các vấn đề quản lý xã hội thì quản lý con người là khó nhất. Tuy nhiên khi chúng ta có công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin thì việc quản lý sẽ dễ dàng hơn chứ không đến mức người dân đi ra đường phải mang theo mình rất nhiều giấy tờ để cùng một lúc phải kiểm tra mà chỉ cần tích hợp tất cả các dữ liệu lại và kiểm tra thì hệ thống máy có thể xác định được ngay”, đại biểu Cầu nói.
Video đang HOT
Đại biểu Cầu cho biết thêm, chủ trương bỏ quản lý bằng sổ hộ khẩu là rất hợp lý. Một là bỏ bớt giấy tờ thủ tục cho dân để hoạt động nhanh chóng, hiệu quả. Hai là không ảnh hưởng gì đến vấn đề quản lý của nhà nước. Dân các tỉnh đổ về thành phố đều kiểm soát được không vướng mắc. Thứ ba là tiết kiệm được rất nhiều kinh phí cho dân, cho nhà nước, từ tiền công làm sổ hộ khẩu, giấy để in sổ…
“Khi mà chuyển đổi bỏ cái cũ sang cái mới bao giờ cũng cần có thời gian nhưng với quyết tâm của Chính phủ và Bộ Công an thì việc này chắc chắn sẽ được triển khai sớm, để cho vấn đề quản lý xã hội một cách hiện đại, hiệu quả. Nếu triển khai được việc này thì sẽ rất tốt”, đại biểu Cầu nói.
Theo Danviet
Bỏ hộ khẩu, bỏ nỗi khổ cho dân
Mà sổ hộ khẩu, nói cho cùng, là gì cơ chứ? Những đứa trẻ sinh ra đâu có quyền chọn địa phương.
Hai tuần trước, cán bộ tổ dân phố đến bấm chuông, bảo tôi rằng cần đem sổ hộ khẩu ra khai báo nhân khẩu vì đang có một đợt tổng kiểm tra dân số.
Trong tờ khai với cơ quan bảo hiểm của con trai tôi, có một mục bắt buộc là số sổ hậu khẩu.
Mỗi lần như thế, lại một lần lục lọi ngăn kéo đựng giấy tờ của gia đình, đem một cuốn sổ bìa xanh cũ kỹ, chữ nghĩa cực kỳ mờ nhòe, dấu má cũng cực kỳ mờ nhòe.
Làm thế nào khác được, thời gian mà, kể cả giữ gìn cẩn thận thì mực cũng cứ tự mờ. Cuốn sổ ấy là để bảo đảm cho việc những công dân có tên trong sổ hộ khẩu được xác thực nơi cư trú.
Có thể việc đem sổ hộ khẩu ra trình công an tại tổ dân phố là bước đầu tiến hành lấy thông tin để sổ tạm trú sẽ thay thế số hộ khẩu theo Nghị quyết 112 mà Chính phủ vừa ban hành.
Việc bỏ hổ khẩu là hợp lòng dân
Bộ Công an đã được Chính phủ giao nghiên cứu phương án quản lý cư trú thông qua mã số định danh thay vì sổ hộ khẩu. Cán bộ tổ dân phố chắc chắn cũng hiểu về điều đó một cách mù mờ.
Và nói chung cho đến giờ, dường như tất cả mọi người cũng đều hiểu một cách mù mờ, rằng chúng ta sẽ bỏ sổ hộ khẩu.
Mỗi lần cần đến việc chứng minh mình là ai và ở đâu, khỏi cần phải lục ngăn kéo lấy cái cuốn số màu xanh chữ nghĩa dấu má nhòe mờ ấy ra, chỉ đưa một tấm thẻ như chứng minh thư là đủ.
Một số người nói rằng, với những người sinh ra là có tên trong số hộ khẩu Thủ đô, hay ở các đô thị lớn, thì việc này chẳng có gì qua mức quan trọng, sổ tạm trú hay sổ hộ khẩu cũng chỉ cất vào ngăn kéo để những lúc cần thì đem ra.
Mặc dù những lúc cần ấy kể ra cũng nhiều, xưa nay sổ hộ khẩu phải đem ra để chứng minh tất cả mọi thứ trên đòi (trừ khi chẳng cần chứng minh gì cả), từ lúc sinh ra đến lúc mất đi.
Đi học cần, lấy chồng lấy vợ cần, mua bán nhà đất cần, bảo hiểm lao động cần, bảo hiểm y tế cần...
Nó phiền, đương nhiên, nhưng việc đỡ phiền thì không phải điều gì lớn lao quá. Cứ đỡ phiền là mừng, cứ giản đơn được cách thủ tục hành chính, nói gọn là đỡ bị hành bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Thế thôi!
Nhưng không chỉ là chuyện đỡ phiền, nó sẽ là một cuộc cách mạng về hành chính với những người đang khổ sở vì chưa có hộ khẩu ở Hà Nội các thành phố lớn.
Chỉ những người trong cuộc mới hiểu khi cần bất cứ một việc gì, xin học cho con, mua nhà, đăng ký kết hôn..., những việc mà đời người chẳng thể trốn tránh, thì việc không có sổ hộ khẩu khiến giá trị của họ bị đánh giá thấp hẳn đi thế nào, đồng nghĩa với việc tốn kém, chạy vạy, nhũn nhặn và chịu đựng thế nào.
Mà sổ hộ khẩu, nói cho cùng, là gì cơ chứ? Những đứa trẻ sinh ra đâu có quyền chọn địa phương.
Và để sau này chúng có tên trong một cuốn sổ hộ khẩu, cha mẹ chúng phải bươn chải nhọc nhằn có khi mất cả thời gian của cả một phần cuộc đời, vì một cái quyền mà lẽ ra ai cũng như ai phải được hưởng.
Tới đây, nhiều người dân sẽ không bị gây khó vì cuốn sổ hộ khẩu?
Nên việc nhà chức trách bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký bằng sổ hộ khẩu để thay thế bằng quản lý thông qua mã số định danh cá nhân, bỏ các loại giấy tờ kiểu như giấy chuyển hộ khẩu, bỏ giấy chứng minh các mối quan hệ gia đình, giấy khai sinh với trẻ em đăng ký thường trú thì với những ai chưa có hộ khẩu ở nơi họ muốn, đó là bỏ nỗi khổ cho dân.
Bỏ sổ hộ khẩu, cũng là bãi bỏ nhiều nhóm thủ tục liên quan, như tách sổ hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú, xóa đăng ký tạm trú, xác nhận việc đăng ký thường trú, gia hạn tạm trú (thực hiện tại các cấp huyện và xã) và vô số những việc khác, đỡ mất rất nhiều công sức, thời gian của cả công dân cũng như nhân viên hành chính.
Việc giải quyết thủ tục sổ hộ khẩu sẽ thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, theo quy định tại Luật Cư trú và Luật sửa đổi bổ sung Luật cư trú.
Tất cả những động tác ấy theo tôi không chỉ là giảm bớt thủ tục hành chính, nó đem lại cho mỗi cá nhân cái cảm giác được tôn trọng hơn, được cảm thấy sự bình đẳng chính đáng của bất cứ ai sinh ra trong cùng một quốc gia.
Còn có gì đó nữa giống như tự do, có thể đi đâu và làm gì mình muốn, không phải bám lấy một chỗ và khư khư giữ tên trong sổ hộ khẩu.
Những lằng nhằng nơi công sở đơn giản thay thế bằng một tấm thẻ. Thật dễ chịu!
Giờ chỉ còn chờ đến thời điểm hoàn thành và vận hành của Cơ sỏ dữ liệu quốc gia về dân cư!
Theo Danviet
ĐB Dương Trung Quốc: Vụ Đồng Tâm hết ngôn ngữ sao mà phải gọi dân đầu thú? "Cần nhìn nhận vụ việc Đồng Tâm như một sự khủng hoảng niềm tin chứ không nên nhìn thuần túy là vụ án hình sự", Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đã phát biểu như vậy tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội của Quốc hội sáng 2.11. ĐBQH Dương Trung Quốc. (Ảnh: Đàm Duy) Mở...