Bộ trưởng Bộ Y tế: Việc gia hạn vaccine Pfizer thực hiện theo thông lệ của quốc tế, Việt Nam không tự động
Chiều ngày 1/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Việc gia hạn vaccine phòng COVID-19 Pfizer thực hiện theo thông lệ của quốc tế, Việt Nam không tự động gia hạn
Chiều tối ngày 1/12, Bộ Y tế đã có thông tin báo chí về gia hạn sử dụng của vaccine phòng COVID-19 Pfizer. Theo đó, đối với mỗi loại vaccine, các nhà sản xuất đều thực hiện những nghiên cứu trong thời gian thực tế để đưa ra quyết định về hạn sử dụng.
Việc tăng thời hạn vaccine thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng vaccine
Vaccine phòng COVID-19 Pfizer sau khi được phê duyệt khẩn cấp, nhà xuất tiếp tục nghiên cứu độ ổn định theo Hướng dẫn đối với thuốc mới cũng như sản phẩm sinh học, nghiên cứu được tiến hành trên các dải nhiệt độ bảo quản khác nhau, kết quả cho thấy vaccine đã có độ ổn định, đảm bảo chất lượng, hạn dùng đến 9 tháng, thậm chí dài hơn kể từ ngày sản xuất khi được bảo quản ở -90C đến -60C;
GS.TS. Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, việc gia hạn vaccine Pfizer thực hiện theo thông lệ của quốc tế, Việt Nam không tự động gia hạn.
Sau khi đã đủ cơ sở dữ liệu về hạn sử dụng trong vòng 09 tháng, Nhà sản xuất đã nộp hồ sơ phê duyệt tăng hạn sử dụng lên 9 tháng.
Vào ngày 22/8/2021, Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và ngày 10/9/2021 Cơ quan quản lý dược châu Âu (EMA) đã thông qua hạn sử dụng của vaccine Pfizer từ 6 tháng lên 9 tháng. Ngày 20/9/2021, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã có thư gửi UNICEF thông báo về việc tăng hạn sử dụng vaccine Pfizer từ 6 tháng lên 9 tháng.
Việc gia hạn sử dụng này được áp dụng chung trên toàn cầu trong tiêm chủng cho tất cả các nhóm đối tượng từ 12 tuổi trở lên. Việc gia hạn này cũng đã được kiểm định khắt khe và đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả.
Từ thời điểm FDA và EMA phê duyệt nói trên, các lô vaccine Pfizer đã sản xuất trước đây có hạn sử dụng 6 tháng thì tự động tăng hạn dùng lên 9 tháng. Các quốc gia trên thế giới vẫn giữ nguyên nhãn trên lọ vaccine theo hạn sử dụng của nhà sản xuất và chỉ có thông báo riêng về tăng hạn sử dụng của vaccine lên 9 tháng.
Trong thời gian tới, Nhà sản xuất tiếp tục nghiên cứu và nếu đảm bảo ổn định, chất lượng, Nhà sản xuất sẽ nộp hồ sơ cho các cơ quan thẩm quyền để tăng hạn sử dụng của vaccine đến 12, 18 hoặc 24 tháng.
Dr.Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, vaccine Pfizer-BioNTech là vaccine COVID-19 đầu tiên được WHO phê duyệt vào ngày 31/12/2020 và đưa vào Danh sách Sử dụng khẩn cấp của WHO.
Ngày 8/01/2021, WHO đưa ra khuyến nghị về việc sử dụng và các yêu cầu bảo quản đối với vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 dựa trên dữ liệu khoa học có được vào thời điểm đó. Nhà sản xuất đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển sau giai đoạn phê duyệt ban đầu.
Bộ Y tế: Triển khai tiêm bổ sung, nhắc lại vaccine phòng COVID-19 từ tháng 12/2021
Video đang HOT
Gần 4 triệu liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi tại 37 tỉnh, thành
GS.TS Phan Trọng Lân: 2 lô vaccine 124001 và 123002 phòng COVID-19 của Pfizer đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả
Các cơ quan quản lý vaccine quốc gia đã cập nhật các điều kiện phê duyệt sau khi xem xét các bằng chứng và dữ liệu khoa học mới do nhà sản xuất cung cấp, gồm có: mở rộng nhóm tuổi tiêm từ 12 tuổi trở lên và tăng hạn sử dụng từ 6 tháng lên 9 tháng.
Vào tháng 8 năm 2021, WHO đã phê duyệt các điều kiện cập nhật này, bao gồm việc tăng hạn sử dụng lên 9 tháng áp dụng với tất cả vaccine Pfizer đã được sản xuất kể trước thời điểm tháng 8 năm 2021.
Trong quá trình vận chuyển vaccine từ nhà sản xuất đến Việt Nam, vaccine luôn được bảo quản ở nhiệt độ -90C đến -60C bằng các thiết bị chuyên dụng của nhà sản xuất. Vaccine có thể được bảo quản trong buồng lạnh/tủ lạnh dương từ 2C đến 8C tối đa 1 tháng (31 ngày).
Tất cả các lô vaccine trước khi sử dụng tại Việt Nam đều được Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế đánh giá chất lượng và cấp giấy phép xuất xưởng. Do vậy, việc tăng thời hạn vaccine thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng vaccine.
Mọi vaccine về Việt Nam đều được kiểm định theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới và đảm bảo chất lượng khi sử dụng cho người dân
Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF Việt Nam cho biết, lọ vaccine Pfizer có hạn sử dụng là 9 tháng khi được bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất ở nhiệt độ từ -90C đến -60C; lọ vaccine đã được rã đông có thể được bảo quản ở nhiệt độ từ 2C đến 8C trong tối đa một tháng (31 ngày).
Hiện nay, hệ thống dây chuyền lạnh của chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu bảo quản, vận chuyển và sử dụng vaccine COVID-19.
GS.TS. Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Việc gia hạn vaccine Pfizer thực hiện theo thông lệ của quốc tế, Việt Nam không tự động gia hạn. Mọi vaccine về Việt Nam đều được kiểm định theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới và đảm bảo chất lượng khi sử dụng cho người dân.
Hiện nay, dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc bệnh trên thế giới tăng nhanh, đặc biệt là xuất hiện biến thể mới Omicron, việc tăng tốc độ tiêm, tăng diện bao phủ tiêm chủng và mở rộng đối tượng tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống dịch COVID-19.
Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận gần 29 triệu liều vaccine Pfizer và triển khai tiêm chủng được 23,6 triệu liều vaccine này đảm bảo an toàn. Tất cả các các lô vaccine đều đảm bảo hạn sử dụng. Đối với 02 lô vaccine nêu trên việc bảo quản, sử dụng và tiêm chủng thực hiện như với những lô vaccine đã tiếp nhận và tiêm chủng trước đó.
Bộ Y tế dự kiến tiếp nhận khoảng 63,5 triệu liều trong đó có trên 40 triệu liều vaccine Pfizer
Trong thời gian từ 01/12/2021 đến hết 31/12/2021 tới, Bộ Y tế dự kiến tiếp nhận khoảng 63,5 triệu liều trong đó có trên 40 triệu liều vaccine Pfizer để tiêm cho người trên 18 tuổi và trẻ em, bảo đảm bảo phủ đủ mũi 2 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế sẽ tiếp tục tiếp nhận và cung ứng đủ vaccine để tiêm phòng an toàn cho người dân.
Hà Nội có 8 chuỗi lây nhiễm Covid-19 chưa rõ nguồn lây
Sau 3 đợt giãn cách, nguy cơ dịch bệnh của Hà Nội còn cao và khó lường, thể hiện ở việc lây nhiễm trong cộng đồng chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".
Hà Nội có 11 chuỗi lây nhiễm, trong đó 8 chuỗi chưa rõ nguồn lây
"Hà Nội hiện có 8 chuỗi lây nhiễm chưa rõ nguồn lây", đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu ra trong Cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, diễn ra chiều 5/9. Cuộc họp do Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp (Ảnh: TTXVN).
Cụ thể, cập nhật diễn biến dịch bệnh tại các "điểm nóng" trên cả nước, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin, tại Hà Nội có 11 chuỗi lây nhiễm gồm 3 chuỗi đã xác định được nguồn lây và 8 chuỗi lây nhiễm chưa rõ nguồn lây. Trong đó, ổ dịch phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân; ổ dịch phường Văn Miếu và Văn Chương; ổ dịch Giáp Bát, Hoàng Mai đang là những ổ dịch có diễn biến phức tạp nhất trên địa bàn thành phố.
Trong 7 ngày gần đây số ca mắc Covid-19 mới tại Hà Nội có xu hướng tăng, trung bình mỗi ngày trên 70 ca.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo, cập nhật diễn biến dịch bệnh tại cuộc họp (Ảnh: TTXVN).
Ban chỉ đạo quốc gia nêu mục tiêu, đến 15/9, tại các khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải lấy mẫu xét nghiệm tất cả người dân ít nhất 3 lần (2-3 ngày/lần); các khu vực khác lấy mẫu xét nghiệm tất cả người dân ít nhất một lần (từ 5-7 ngày/lần).
Cùng với đó, cơ quan điều hành chống dịch quán triệt khẩn trương tiêm vắc xin ngay khi được phân bổ, ưu tiên tiêm cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, người dân tại khu vực nguy cơ cao, rất cao, khu vực có mật độ dân cư cao.
Trước đó, tại cuộc họp thông tin về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra vào chiều 3/9, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà nhận định, thực hiện giãn cách thời gian qua là cơ hội để xét nghiệm sàng lọc diện rộng, bóc tách F0, triển khai tiêm chủng. Tuy nhiên, sau gần 3 đợt giãn cách, nguy cơ dịch bệnh của Hà Nội còn cao và khó lường, thể hiện ở việc lây nhiễm trong cộng đồng. Điều này do Hà Nội là trung tâm giao lưu, dân cư cư trú, sinh hoạt đông, là nơi đặt nhiều trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.
Tình hình dịch tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp (Ảnh minh họa).
Về việc thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19, Hà Nội đã kích hoạt 2.000 giường bệnh cho 8 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, trong đó có 500 giường bệnh cho bệnh nhân nặng, nguy kịch, 1.500 giường điều trị cho các bệnh nhân trung bình.
Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng đợt 12. Đáng chú ý, trong đợt tiêm chủng vắc xin lần này, Sở Y tế yêu cầu đối với 80.739 liều vắc xin của Pfizer chỉ thực hiện tiêm mũi một và tiêm cho các đối tượng còn lại tại đợt 11 thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên chưa được tiêm chủng và các đối tượng theo thứ tự sau:
- Người mắc bệnh mạn tính;
- Người trên 65 tuổi;
- Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Với nhóm đối tượng này, sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.
Ổ dịch "nóng" nhất Thủ đô phát hiện hơn 400 F0 chỉ sau 2 tuần
Ổ dịch phức tạp nhất Thủ đô hiện tại là ổ dịch tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Ổ dịch được phát hiện từ ngày 23/8, sau khi 2 mẹ con sống tại ngõ 330 Nguyễn Trãi đi xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh có kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Khu vực phong tỏa tại phường Thanh Xuân Trung.
Từ ngày 26/8, lực lượng chức năng đã tiến hành phong tỏa toàn bộ ngõ 328 và từ số nhà 2B đến hết ngõ 330 đường Nguyễn Trãi. Tính từ khi khởi phát ngày 23/8 đến hết ngày 5/9, chùm ca bệnh liên quan đến "điểm nóng" này đã ghi nhận 463 F0.
TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam nhận định, từ số liệu thu thập được, có thể thấy các F0 được phát hiện tại ổ dịch này chủ yếu gồm những người bán hàng tại chợ Ngã Tư Sở hoặc tại các cửa hàng nhỏ, nhân viên nhà thuốc, nhân viên bán hàng, bảo vệ siêu thị, người hay đi chợ/mua đồ/cắt tóc và cả những người thường xuyên ở nhà nên không rõ nguồn lây. Nhiều người đã có dấu hiệu ho sốt, chứng tỏ chùm ca bệnh này đã lây lan một thời gian. Phân bố tuổi, giới của các ca nhiễm cho thấy đây là một chùm lây lan cộng đồng.
Theo thông tin từ Sở Chỉ huy Phòng, chống dịch quận Thanh Xuân, từ ngày 1/9 đến ngày 3/9, các lực lượng chức năng đã cơ bản hoàn thành việc đưa người dân khu vực phong tỏa phường Thanh Xuân Trung đi cách ly tại 2 điểm cách ly tập trung của thành phố.
Phương án ban đầu, người dân sẽ được đưa đi cách ly tại khu ký túc xá Đại học FPT, dự kiến đáp ứng 1.200 chỗ. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác phòng chống dịch tại khu vực cách ly, quận đã phối hợp Ban Quản lý ký túc xá sắp xếp cho khoảng 900 người cách ly tại đây. Số còn lại được cách ly tập trung tại Trung tâm giáo dục Quốc phòng - An ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây cũng là địa điểm cách ly tập trung của thành phố Hà Nội, cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo đáp ứng sinh hoạt của người dân.
Pfizer cam kết cung ứng bổ sung 20 triệu liều vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 12-18 tuổi Tại cuộc làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long sáng 14/7, phía Pfizer cam kết đảm bảo cung ứng 20 triệu liều vắc xin COVID-19 Pfizer trong quý IV/2021 để Việt Nam kịp thời triển khai tiêm chủng. Sáng ngày 14/7, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế đã có cuộc làm việc trực...