Bộ trưởng Bộ Y tế: Trong tháng 7 sẽ có 8,7 triệu liều vắc xin COVID-19 về Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong tháng 7/2021, sẽ có 8,7 triệu liều vắc xin COVID-19 về Việt Nam và sẽ ưu tiên cho TP.HCM, các tỉnh lân cận có dịch; ưu tiên lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế;
Sáng 8/7, trước diễn biến nhanh, phức tạp của dịch COVID-19 tại TP. HCM, sau khi đồng ý với đề xuất của Thành phố áp dụng 16/CT-TTg ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp trực tuyến Chính phủ với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh để bàn, thống nhất nhận thức, quan điểm, giải pháp và kêu gọi nhân dân thành phố vào cuộc cùng hệ thống chính trị để tổ chức phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, lãnh đạo chủ chốt, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cùng với các TP.HCM với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhân dân thành phố đã nỗ lực nhiều và bằng cố gắng, các biện pháp theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các quy định đã ban hành đã đạt kết quả nhất định.
Thủ tướng đánh giá cao cố gắng của TP.HCM, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Tuy nhiên đến nay dịch COVID-19 tại thành phố vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, khó kiểm soát.
Theo đề nghị của Thành phố, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý quyết định áp dụng biện pháp mạnh hơn, thực hiện Chỉ thị 16 giãn cách TP.HCM 15 ngày để ngăn chặn, khống chế, đẩy lùi dịch bệnh tại TP.HCM.
Thủ tướng nhấn mạnh, thực hiện giãn cách xã hội nhưng làm sao cuộc sống của nhân dân không bị đảo lộn, bảo đảm an ninh trật tự, đặt sức khoẻ, tính mạng của nhân dân lên trên hết. TP.HCM phải ưu tiên cho phòng, chống dịch COVID-19.
Video đang HOT
“Cuộc họp nhằm thống nhất nhận thức, giải pháp, kêu gọi nhân dân đồng tình hưởng ứng, cùng với hệ thống chính trị các cấp để thực hiện bằng được mục tiêu, đặt sức khoẻ, tính mạng của người dân lên trên hết để chúng ta hành động. Chúng ta họp trên tinh thần khẩn trương, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền phải thực hiện cho tốt, việc chống dịch không có tiền lệ, nhưng vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không cầu toàn, nóng vội, nhưng phải hiệu quả”- Thủ tướng nêu rõ.
Báo cáo tình hình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhìn nhận, việc phòng chống dịch tại TP.HCM không chỉ đơn thuần cho Thành phố mà còn quyết định thành công trong phòng chống dịch của cả nước, nhất là các địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Bộ Y tế sẽ cử lực lượng (khoảng 10.000 cán bộ y tế) giúp Thành phố lấy mẫu, xét nghiệm, điều trị… và thiết lập 24 đoàn công tác hỗ trợ.
Trong tháng 7/2021, sẽ có 8,7 triệu liều vắc xin về Việt Nam và sẽ ưu tiên cho TP.HCM, các tỉnh lân cận có dịch; ưu tiên lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế
Bộ trưởng khuyến nghị TPHCM áp dụng 3 hình thức giãn cách: Toàn Thành phố áp dụng theo Chỉ thị 16; một số khu vực nguy cơ cao thực hiện phong tỏa; khu vực vùng lõi áp dụng cơ chế như cách ly tập trung.
Với vùng lõi nên tiến hành xét nghiệm 3 ngày/lần, với khu vực nguy cơ cao thì 5 đến 7 ngày/lần, với khu vực khác thì tầm soát, lấy mẫu gộp (Bộ Y tế khuyến nghị lấy mẫu gộp 5), lấy mẫu theo hộ gia đình.
TPHCM chuẩn bị 50.000 giường điều trị, bố trí riêng các khu điều trị tập trung cho bệnh nhân không có triệu chứng (chiếm khoảng 70% tổng số ca nhiễm). Tất cả các bệnh viện trên toàn Thành phố sẵn sàng điều trị bệnh nhân nặng. Khu cuối cùng là điều trị bệnh nhân nguy kịch, gồm BV Chợ Rẫy, BV nhiệt đới TPHCM, BV 115, BV Nhân dân Gia Định.
Bộ trưởng cho biết, trong tháng 7/2021, sẽ có 8,7 triệu liều vắc xin về Việt Nam và sẽ ưu tiên cho TP.HCM, các tỉnh lân cận có dịch; ưu tiên lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế; ưu tiên người trên 65 tuổi và có bệnh lý nền. Việc tiêm chia thành nhiều điểm nhỏ và chia theo khung giờ thay vì tập trung điểm lớn; bố trí 30 xe tiêm chủng lưu động cho một số khu vực dân cư.
Đề nghị thúc đẩy cung ứng vắc xin ngừa COVID-19 cho Việt Nam càng nhanh càng tốt
Tại buổi làm việc với đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) hôm nay 9-6, Bộ Y tế đề nghị thúc đẩy cung ứng vắc xin cho Việt Nam càng sớm càng tốt.
Tại buổi làm việc với bà Rana Flowers, trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã đề nghị UNICEF - đối tác thực hiện chương trình - tăng cường trao đổi với COVAX để đẩy nhanh tiến trình cung ứng vắc xin cho Việt Nam.
Theo ông Long, Việt Nam đang đối mặt với đợt dịch thứ 4 với sự xuất hiện của biến chủng virus mới (chủng xuất hiện lần đầu tại Ấn Độ), với đặc điểm lây lan nhanh và tiến triển nặng cũng nhanh hơn các chủng trước đây.
Trong khi đó, dù Bộ Y tế đã nỗ lực tiếp cận vắc xin để từ nay đến cuối năm tiêm đủ cho 70% dân số, đảm bảo miễn dịch cộng đồng, nhưng vắc xin đang về rất chậm.
Trong số vắc xin Việt Nam đã tiếp cận được, Chương trình COVAX cam kết cung ứng 38,9 triệu liều, nhưng đến nay mới có khoảng 2,5 triệu liều về đến Việt Nam. "Đề nghị UNICEF tăng cường thúc đẩy để vắc xin về Việt Nam nhanh nhất", ông Long nói.
Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online , ngoài 38,9 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 do COVAX hỗ trợ, từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ Australia, UNICEF và các tổ chức liên quan đã đặt mua 1.910 tủ lạnh công suất lớn bảo quản vắc xin, số này sẽ về Việt Nam trong tháng 7-2021, cùng 5 triệu bơm kim tiêm.
Về vắc xin, đại diện UNICEF cho biết đợt vắc xin của COVAX gần nhất sẽ về Việt Nam trong tháng 7 tới. Theo ông Long, Bộ Y tế cam kết vắc xin về bao nhiêu sẽ tiêm hết, và "chúng tôi cam kết người dân Việt Nam được sử dụng vắc xin công bằng, hiệu quả".
Cho đến nay, mới có khoảng 1,37 triệu người Việt Nam được tiêm chủng ngừa COVID-19, trong đó có trên 42.100 người được tiêm đủ 2 mũi. Tỷ lệ tiêm ngừa đạt khoảng 2% số có chỉ định (từ 18 tuổi trở lên), là tỷ lệ thấp so với các nước trong khu vực. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu khẩn trương triển khai chiến lược vắc xin.
VIDEO: Việt Nam đã làm thế nào để có 120 triệu liều vaccine COVID-19 trong năm 2021? Bộ Y tế tiếp tục đưa ra các chính sách khuyến khích, động viên nhiều hơn các địa phương, doanh nghiệp tham gia vào quá trình tìm kiếm vaccine phòng COVID-19. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, hiện nay nhu cầu vaccine trên toàn cầu rất lớn, Việt Nam đang nỗ lực tiếp cận các nguồn vaccine phòng COVID-19 để...