Bộ trưởng Bộ Y tế: “Sẽ bỏ khai báo y tế nội địa”
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện Cục Y tế Dự phòng đang xây dựng các hướng dẫn để bỏ khai báo y tế phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.
Sáng 26/4, phát biểu tại hội nghị trực tuyến quán triệt việc “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng COVID-19 và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của Tổ công tác triển khai Đề án 06, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ vừa giao cơ quan chức năng phổ biến việc bỏ khai báo y tế nội địa. Tuy nhiên, hiện chưa rõ vào thời điểm nào có thể bỏ khai báo y tế.
Theo GS Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế cũng đã giao Cục Y tế Dự phòng và sẽ có văn bản hướng dẫn gửi tới các địa phương về vấn đề này. Qua đây, Việt Nam cũng sẽ từng bước tiến tới bình thường hóa sau dịch COVID-19.
“Việt Nam không còn áp dụng truy vết dịch tễ và đang trở lại cuộc sống bình thường, vì vậy không còn áp dụng khai báo y tế nội địa”, ông Long cho biết.
Trước đó, khai báo y tế là một trong 5 nguyên tắc phòng, chống dịch Covid-19 được Việt Nam áp dụng trong 2 năm qua (5K). Ngoài khai báo y tế, 5K còn bao gồm khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách và không tụ tập.
Video đang HOT
Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng chia sẻ, hiện nay chúng ta đã tổ chức thành công Chiến dịch tiêm chủng. Tuy nhiên thời gian gần đây tốc độ tiêm chủng đang chậm lại. Việc tiêm mũi 1, mũi 2 với người lớn cơ bản đã hoàn thành 100% nhưng việc tiêm mũi 3 hiện đang chậm. Trong khi không có tình trạng thiếu vaccine tại các địa phương. Vì vậy, Bộ trưởng Long đề nghị các địa phương triển khai nhanh Chiến dịch tiêm chủng vaccine, phải hoàn thành tiêm mũi 3, hoàn thành việc tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý II.
“Hiện nay tốc độ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi rất chậm, được khoảng gần 1 triệu mũi tiêm mặc dù đã triển khai hơn nửa tháng. “Chúng ta còn rất ít thời gian nên cần phải đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.
1,3 triệu người Việt Nam đã có hộ chiếu vaccine; Cách nào để kiểm tra?
Theo thống kê của Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế đến nay gần 1 triệu người Việt Nam đã có hộ chiếu vaccine phòng COVID-19.
Những người đã tiêm chủng vaccine làm cách nào để kiểm tra?
Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, cập nhật đến hết ngày 20/4 gần 1 triệu người Việt Nam đã có hộ chiếu vaccine. Con số này tăng gấp đôi so với thống kê cách đó 5 ngày.
Theo ông Nguyễn Bá Hùng- Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu y tế, Cục Công nghệ thông tin: Hộ chiếu vaccine điện tử là chứng nhận tiêm chủng COVID-19 điện tử do Bộ Y tế cấp cho người dân, sử dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức y tế thế giới và Liên minh Châu Âu ban hành hiện đang được sử dụng tại 62 quốc gia và trong thời gian tới sẽ có thêm các quốc gia khác sử dụng.
Thời hạn của hộ chiếu vaccine điện tử là 12 tháng kể từ ngày cấp, đây là giải pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin. Khi hết hạn, hệ thống sẽ tự động tạo mã QR mới.
Hộ chiếu vaccine điện tử được hiển thị trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử và PC-COVID.
Người dân đã tiêm chủng, khai báo chính xác thông tin và đã được các cơ sở tiêm chủng nhập dữ liệu lên hệ thống tiêm chủng, xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được cấp hộ chiếu vaccine mà không phải thực hiện thủ tục gì thêm. Quá trình này được thực hiện do các cơ sở tiêm chủng, Cục Y tế dự phòng là đầu mối để ký số.
Hộ chiếu vaccine điện tử được hiển thị trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử và PC-COVID. Người dân vào 2 ứng dụng này để tra cứu.
Do đó, với người dân chưa được cấp hộ chiếu vaccine do thiếu, sai thông tin cần liên hệ với cơ sở tiêm chủng để được bổ sung, cập nhật hoặc phản ánh trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 https://tiemchungcovid19.gov.vn. Ngoài ra, người dân có thể gọi điện đến tổng đài của Bộ Y tế theo số 19009095 để phản ánh hoặc tư vấn các vấn đề liên quan đến hộ chiếu vaccine.
Liên quan đến việc ký xác nhận hộ chiếu vaccine, Bộ Y tế vừa có văn bản về việc "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và triển khai ký xác nhận hộ chiếu vaccine. Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành rà soát, xác thực, bổ sung thông tin sai lệch, còn thiếu của người dân tiêm chủng trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, hoàn thành trước ngày 30/04/2022.
Đối với các địa phương, Bộ Y tế đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố giao Tổ công tác Đề án 06 của các tỉnh, thành phố chủ trì chỉ đạo thực hiện "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng COVID-19 theo Công văn số 1495/BYT-CNTT ngày 24/03/2022 về việc đôn đốc, bổ sung, xác thực thông tin tiêm chủng COVID-19 phục vụ kết nối với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Thời gian hoàn thành trước ngày 05/05/2022.
Bộ Y tế cũng nêu rõ, người đứng đầu các cơ sở tiêm chủng chịu trách nhiệm nếu thông tin tiêm chủng của người dân bị sai sót không được cập nhật kịp thời, ảnh hưởng đến việc cấp hộ chiếu vaccine, phục vụ cho việc đi lại, giao thương quốc tế.
Cập nhật đến ngày 20/4 cả nước đã tiêm hơn 210,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Tỷ lệ bao phủ mũi 1 và mũi 2 của người trên 18 tuổi là 100%; mũi 3 là 52,9%; tỷ lệ bao phủ mũi 1 và mũi 2 của trẻ từ 12- 17 tuổi lần lượt là 100% và 95,8%.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên 192.523.174 liều: Mũi 1: 71.414.390 liều; Mũi 2: 70.042.589 liều; Mũi bổ sung: 15.072.843 liều; Mũi 3: 35.993.352 liều.
Đã có hơn 88.800 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi (mũi 1). Trong những ngày đầu triển khai ghi nhận một số trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm, chủ yếu là sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, đau đầu, mệt mỏi... Không ghi nhận trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vaccine phòng COVID-19 ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi.
Liên quan đến tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ, mới đây Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu bắt buộc 100% các cơ sở tiêm chủng triển khai tiêm, nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác và thực hiện ký số chứng nhận trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, hoàn thành ngay trong ngày khi tiêm cho trẻ. Việc này để thuận tiện cho việc ký chứng nhận hộ chiếu vaccine điện tử cho trẻ.
Từ hôm nay (8/4), dịch vụ karaoke, massage ở Hà Nội được mở cửa trở lại Từ 0h ngày 8/4, các quán bar, karaoke, massage, trò chơi điện tử và Internet ở Hà Nội đã được hoạt động trở lại và phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch. Căn cứ vào tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành, các đơn vị, tổ chức...