Bộ trưởng Bộ Y tế: “Mong y bác sĩ luôn cố gắng dù còn nhiều khó khăn”
“Mong các y bác sĩ luôn cố gắng, mặc dù còn nhiều khó khăn những chúng ta cùng vượt qua” – Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ, động viên khi tới thăm và làm việc với Bệnh viện dã chiến số 6 (TPHCM).
Sáng 16/8, ông Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế, cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đã tới thăm và có buổi làm việc với Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 6 (khu dân cư Bình Khánh, TP Thủ Đức), nhằm kiểm tra công tác điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 tại đây.
Cùng đi với Bộ trưởng có ông Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế, lãnh đạo các đơn vị liên quan.
Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long dẫn đầu tới thăm và làm việc tại Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 6 (Ảnh: Hải Long).
Trong buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các y bác sĩ bệnh viện trong công tác điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 tại đây, biểu dương các y bác sĩ, nhân viên có nhiều sáng kiến hay trong các biện pháp điều trị.
Video đang HOT
“Bệnh viện phải liên tục kết nối và kết hợp chặt chẽ với các bệnh viện tuyến trên để có hiệu quả cao trong việc phối hợp điều trị các bệnh nhân Covid-19. Quan trọng nhất là phải đảm bảo được nguồn oxy cho bệnh nhân liên tục” – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Tiến sĩ, bác sĩ Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi Chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp, Giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 6, cho biết hiện bệnh viện có khoảng 4.000 giường, đang tiếp nhận điều trị cho hơn 2.000 bệnh nhân.
Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 6 – bác sĩ Phan Minh Hoàng báo cáo với Bộ trưởng về công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân (Ảnh: Hải Long).
Bệnh viện đang hoạt động ở tầng thứ 2 trong 5 tháp điều trị Covid-19, đơn vị luôn sẵn sàng nhận tất cả các bệnh nhân có triệu chứng nặng, có bệnh nền từ các bệnh viện tuyến trên đưa xuống. Tuy nhiên, những bệnh nhận này đa số là suy hô hấp, rất cần oxy. Hiện bệnh viện có 300 đầu oxy nhưng luôn trong tình trạng quá tải liên tục. Thời gian tới, bệnh viện sẽ cố gắng để có thể tăng từ 300 bình lên 500 bình oxy để đáp ứng cho bệnh nhân – Giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 6 báo cáo.
Trong buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã gửi lời hỏi thăm, động viên các nhân viên y tế tại bệnh viện.
Hiện 300 bình oxy của bệnh viện luôn quá tải (Ảnh: Hải Long).
“Mong các y bác sĩ luôn cố gắng, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta cùng vượt qua. Nơi ăn, chốn nghỉ của đội ngũ nhân viên y tế phải cố gắng đảm bảo” – ông Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Trước đó, chiều 15/8, sau khi kết thúc phiên họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, ông Nguyễn Thanh Long cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đã vào TPHCM để tiếp tục phối hợp với địa phương thực hiện công tác phòng chống dịch.
Đây là lần thứ 2 trong tháng 8, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cùng các lãnh đạo chủ chốt các đơn vị của Bộ Y tế có mặt tại TPHCM, đi kiểm tra và làm việc với nhiều đơn vị y tế đang tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế đàm phán mua vắc xin do 4 hiệp hội đề xuất
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức ngay việc đàm phán với đối tác để mua và cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo đề xuất của 4 hiệp hội.
Vừa qua, 4 hiệp hội gồm: Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA) có văn bản kiến nghị "Chính phủ đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin hoặc hỗ trợ doanh nghiệp mua vắc xin khẩn trương và hợp pháp để tiêm miễn phí cho người lao động của các ngành hàng xuất khẩu".
Người dân Sài Gòn "chong đèn", tiêm vắc xin vào ban đêm (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Theo văn bản của 4 hiệp hội, trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại và trở nên nghiêm trọng tại các nhà máy, khu công nghiệp, đặc biệt tại khu vực phía Nam, 4 hiệp hội kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện nhanh nhất và nhiều nhất lượng vắc xin để tiêm cho người lao động tại các nhà máy, khu công nghiệp của 4 ngành hàng xuất khẩu để tiếp tục vừa duy trì sản xuất vừa chống dịch.
Đồng thời, đề nghị Chính phủ hỗ trợ các hiệp hội được mua vắc xin từ nguồn cung tự tìm kiếm để tiêm miễn phí cho người lao động.
Các hiệp hội cho biết đã chủ động tìm nguồn cung vắc xin từ một tập đoàn tại UAE và kiến nghị Chính phủ và Bộ Y tế chủ trì đàm với đối tác hoặc chỉ định đơn vị nhập khẩu Việt Nam có đủ điều kiện triển khai thủ tục nhập khẩu, ưu tiên hỗ trợ các hiệp hội thực hiện việc tiêm chủng cho người lao động. Mọi chi phí để triển khai các hoạt động trên sẽ do các doanh nghiệp của các hiệp hội ngành hàng trực tiếp chịu trách nhiệm.
Xét kiến nghị trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức ngay việc đàm phán với đối tác để mua và cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Phân loại bệnh nhân COVID-19 để giảm gánh nặng điều trị Đối mặt với lượng bệnh nhân COVID-19 tăng liên tục thời gian qua, việc phân loại nguy cơ tốt sẽ giúp hệ thống y tế tránh áp lực quá tải, lúng túng trong điều trị. Mô hình tháp bốn tầng điều trị bệnh nhân (BN) COVID-19 ở các địa phương đang phát huy hiệu quả rất tốt trong việc phân loại BN COVID-19....