Bộ trưởng Bộ Y tế: Không làm chặt chẽ, chuyện gì cũng có thể xảy ra
Chiều 7/12, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 đã họp triển khai công tác phòng chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp. Ban chỉ đạo thống nhất mục tiêu, tuyệt đối không để lây lan trong khu vực cách ly, lây lan ra cộng đồng.
Nhận định về tình hình dịch trong nước, Bộ Y tế cho biết, hôm nay là ngày thứ 6 liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Tất cả các trường hợp F1, F2 của các ca nhiễm tại TPHCM đã có kết quả âm tính với SAR-CoV-2.
Tuy nhiên, trên các chuyến bay giải cứu và đón chuyên gia, lao động kỹ thuật cao từ nước ngoài vẫn ghi nhận những ca nhiễm mới. Tại các tỉnh biên giới vẫn phát hiện các trường hợp nhập cảnh bất hợp pháp không thực hiện cách ly, phòng chống COVID-19 theo quy định. Do đó, nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập luôn thường trực, trong khi thời điểm cuối năm, dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại, về nước của người dân rất lớn.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bày tỏ lo ngại: Không làm chặt chẽ, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Tất cả các bộ, ngành phải tăng cường kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực quản lý của mình. Đây là thời kỳ cao điểm. Mọi vi phạm phải xử lý nghiêm.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng dù cần tiếp tục theo dõi nhưng có thể nói đến nay tình huống lây nhiễm COVID-19 ở TPHCM cơ bản được kiểm soát. Phó Thủ tướng ghi nhận, biểu dương nỗ lực của TPHCM, Bộ Y tế, các lực lượng chức năng đã vào cuộc rất nhanh, sau 48 tiếng kể từ khi phát hiện ca nhiễm, đã xác định được toàn bộ các ca F1, F2, chủ động lấy mẫu, khoanh vùng, cách ly. Đây là tiến bộ lớn về khả năng dập dịch của chúng ta.
Tuy nhiên, từ vụ việc lây nhiễm ở TPHCM, chúng ta cần xem xét, phân tích kỹ nguyên nhân do đâu để có giải pháp thật thiết thực, hiệu quả, tránh trường hợp tương tự xảy ra. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên thế giới, cả số ca nhiễm mới và tử vong đều tăng cao, trong khi khả năng tiếp cận vắc-xin nhanh nhất cũng phải cuối sang năm, vì vậy, chúng ta phải tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng ngừa. Đặc biệt là mùa đông đã đến, đất nước sắp diễn ra nhiều sự kiện chính trị- xã hội lớn, dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán…
Phó Thủ tướng nêu rõ: “Chúng ta đã xác định các nguy cơ nguồn bệnh chủ yếu là từ người nhập cảnh (hợp pháp, trái phép), cộng đồng, thực phẩm nhập khẩu từ nước có dịch. Để thực hiện mục tiêu kép, chúng ta vừa chống dịch, vừa phải đón chuyên gia, lao động, kỹ thuật và phục vụ các dự án phát triển kinh tế-xã hội, đón bà con người Việt ở các vùng dịch, vì vậy, nguồn bệnh từ người nhập cảnh hợp pháp là nguy hiểm nhất…
Tất cả các biện pháp phòng chống dịch đã hết sức đầy đủ, được tập huấn trực tiếp, quán triệt tỉ mỉ đến tận các cấp chính quyền địa phương. Vì vậy, chính quyền địa phương các cấp phải phát huy chủ động, trách nhiệm của với sự tham mưu của ngành y tế, phối hợp chặt chẽ của ngành công an”.
Thông báo về tiến độ nghiên cứu, sản xuất vắc – xin phòng chống COVID-19 trong nước, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện các đơn vị đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ. Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu, thử nghiệm đảm bảo đúng yêu cầu đề ra về tiến độ, chất lượng, an toàn…
Song song với hướng đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất trong nước, Bộ Y tế cũng đang triển khai đàm phán với các đối tác nước ngoài. Các thành viên Ban Chỉ đạo thống nhất đề nghị các bộ ngành liên quan, ủng hộ, tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục để tạo điều kiện tốt nhất để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước.
Video đang HOT
Quý II năm 2022, Việt Nam mới có thể cung ứng rộng rãi vắcxin COVID-19
Dự kiến, ngày 10/12, đơn vị NANOGEN phối hợp với Học viện Quân y sẽ chính thức tuyển tình nguyện viên tham gia vào giai đoạn 1 thử nghiệm vắc xin COVID-19 của Việt Nam.
Thực hiện phân lập virus của nhóm khoa học nữ tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Nếu thuận lợi, phải đến quý II/2022, Việt Nam mới có thể cung ứng rộng rãi vắcxin COVID-19; do đó vẫn phải triển khai quyết liệt, thực hiện nghiêm tất cả các biện pháp phòng, chống dịch; không thể trông cậy quá nhiều vào vắcxin COVID-19.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, chiều 7/12, tại Trụ sở Chính phủ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp
Tại cuộc họp, ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho biết tính đến ngày 7/12, thế giới ghi nhận gần 67 triệu ca mắc COVID-19; hơn 1,5 triệu ca tử vong tại 220 quốc gia, vùng lãnh thổ. Riêng tuần đầu tiên tháng 12/2020, thế giới ghi nhận 3,8 triệu ca nhiễm mới, khoảng 70.000 ca tử vong.
Mỹ là quốc gia có số mắc cao nhất thế giới (gần 15 triệu ca mắc, gần 288.000 ca tử vong); sau đó là Ấn Độ (hơn 9,6 triệu ca mắc, hơn 140.000 ca tử vong); Brazil (6,6 triệu ca nhiễm, hơn 176.600 ca tử vong)...
Tại châu Âu, Chính phủ một số quốc gia Đức, Italy, Anh, Hungary, Hà Lan... phê duyệt các biện pháp nhằm giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh như hạn chế tụ tập đông người, bán phong tỏa đất nước, bắt buộc đeo khẩu trang tại địa điểm công cộng...
Khu vực châu Á, một số quốc gia có số lượng ca mắc COVID-19 cao sau Ấn Độ như Iran (hơn 1 triệu ca mắc, hơn 50.000 ca tử vong); Thổ Nhĩ Kỳ (798.000 ca mắc, hơn 14.700 ca tử vong); Nhật Bản (ghi nhận trên 2.000 ca mắc/ngày)...
Indonesia trở thành vùng dịch lớn nhất khu vực Đông Nam Á (gần 576.000 ca mắc, hơn 17.700 ca tử vong); tiếp theo là Philippines (gần 440.000 ca mắc, hơn 8.500 ca tử vong)... Vừa qua, Campuchia ghi nhận ca lây nhiễm đầu tiên trong cộng đồng.
Tính đến ngày 7/12, Việt Nam có 6 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Đến nay, Việt Nam ghi nhận 1.367 ca mắc, 35 ca tử vong. Liên quan đến tình hình dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ 29/11 đến nay đã ghi nhận 4 ca mắc (bệnh nhân 1342, 1347, 1348, 1349).
Tổng số mẫu đã lấy để xét nghiệm (861 ca tiếp xúc gần, 1.400 ca và rà soát 1.002 người đã đến các địa điểm nguy cơ) đều cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Nhận định tình hình dịch bệnh, ông Đặng Quang Tấn nêu rõ, nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập luôn thường trực từ các chuyến bay giải cứu công dân về nước cũng như trường hợp nhập cảnh bất hợp pháp, không thực hiện cách ly theo quy định.
Nỗ lực đẩy mạnh tiến độ sản xuất vắcxin COVID-19
Trong bối cảnh dịch COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp; trong nước vẫn phát hiện các ca nhập cảnh bất hợp pháp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị Ban Chỉ đạo yêu cầu các lực lượng liên quan, tăng cường biện pháp quản lý khu vực biên giới, kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, các địa phương, bộ, ngành và toàn xã hội tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo; quản lý chặt chẽ việc thực hiện cách ly tại nhà, các cơ sở lưu trú, khách sạn...; xử lý nghiêm trường hợp phạm quy định phòng, chống dịch bệnh.
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu, sản xuất vắcxin, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết: Bộ Y tế phối hợp với các đơn vị, "chạy đua với thời gian" để nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vắcxin COVID-19.
Chủng virus corona mới (nCoV) được Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương nuôi cấy và phân lập thành công. (Ảnh: TTXVN phát)
Hiện Việt Nam có 4 đơn vị tham gia nghiên cứu, sản xuất vắcxin COVID-19, gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vắcxin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH); Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắcxin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC); Viện Vắcxin và Sinh phẩm y tế (IVAC) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược Nanogen (NANOGEN).
Trong số đó, 3 đơn vị (IVAC, VABIOTECH, NANOGEN) đã hoàn thiện quy trình sản xuất quy mô phòng thí nghiệm và hiện đang đánh giá tính an toàn, tính miễn dịch của vắcxin trên động vật.
Dự kiến, ngày 10/12, đơn vị NANOGEN phối hợp với Học viện Quân y sẽ chính thức tuyển tình nguyện viên tham gia vào giai đoạn 1 thử nghiệm vắcxin COVID-19 của Việt Nam.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị Bộ Y tế tiếp tục nỗ lực, khẩn trương thúc đẩy tối đa việc nghiên cứu, sản xuất vắcxin COVID-19.
Đối với việc theo dõi sức khỏe 14 ngày tại nơi cư trú sau khi hoàn thành cách ly tập trung, các quy định của Ban Chỉ đạo nêu rõ, chỉ cho phép cách ly tại nhà riêng tại nơi có đủ điều kiện, về cơ bản không được cách ly ở các khu chung cư. Trường hợp cách ly tại nhà riêng, phải thông báo cho những người trong cùng tòa nhà hoặc khu vực lân cận biết thông tin. Chính quyền địa phương phối hợp với các ngành Y tế, Công an ở cơ sở, có trách nhiệm nắm sát thông tin, đảm bảo những người này không vi phạm quy định của Bộ Y tế.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, giám sát thực tế, các chuyên gia, một số thành viên Ban Chỉ đạo nhận định một số nơi có dấu hiệu nới lỏng hoặc thực hiện chưa nghiêm; còn có tình trạng chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung, giám sát y tế người cách ly tại địa phương nói riêng. Trong khi đây lại là nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng; do đó các ý kiến đề nghị kiên quyết ngăn chặn, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh.
* Tăng cường kiểm tra, giám sát
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam biểu dương nỗ lực của Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế, các lực lượng chức năng đã nhanh chóng, chủ động vào cuộc, kịp thời xác định toàn bộ các ca F1, F2..., lấy mẫu xét nghiệm, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Phó Thủ tướng nhận định: "Đây là tiến bộ lớn về khả năng phản ứng, dập dịch. Đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản kiểm soát ca lây nhiễm này. Tuy nhiên, qua sự việc này, cần xem xét lại nguyên nhân, đề ra giải pháp hiệu quả để tránh tình trạng tương tự xảy ra trong cộng đồng".
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng ghi nhận nỗ lực của các viện nghiên cứu, các đơn vị ở trong nước, dưới sự điều phối của Bộ Khoa học và Công nghệ, sự chỉ đạo của Bộ Y tế trong việc đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu vắcxin đồng thời đề nghị tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị thử nghiệm vắcxin COVID-19.
Măc dù tình hình nghiên cứu, sản xuất vắcxin trên thế giới có nhiều dấu hiệu tích cực nhưng với mức chi phí cao, "cung chưa đủ cầu", trong khi đó, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng nêu rõ Việt Nam vẫn tiếp tục tăng cường mạnh mẽ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt trong thời tiết mùa Đông lạnh, các sự kiện chính trị lớn của đất nước sắp diễn ra...
Trước nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào trong nước, Phó Thủ tướng nhấn mạnh hiện đã có các văn bản hướng dẫn về chuyên môn của Bộ Y tế và các ngành khác, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phát huy sự chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương, dưới sự tham mưu của ngành Y tế các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của ngành Công an tổ chức thực hiện các hướng dẫn nêu trên.
Qua vụ việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng đề nghị tiếp tục siết chặt các quy định phòng, chống dịch bệnh trên các chuyến bay tương tự như bệnh viện có người mắc COVID-19; yêu cầu thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung, tiếp tục theo dõi sức khỏe 14 ngày đối với người trở về địa phương từ các khu cách ly tập trung, Phó Thủ tướng nêu rõ: "Nơi nào thực hiện không nghiêm phải chịu trách nhiệm. Việc xảy ra ở Thành phố Hồ Chí Minh có thể xảy ra ở nơi khác nếu chúng ta lơ là".
Trước khuyến cáo của Bộ Y tế về "mùa Đông khốc liệt sắp tới," Phó Thủ tướng đề nghị Trưởng Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố phải có kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra trên địa bàn. Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công Thương... có văn bản đôn đốc, tổ chức kiểm tra các địa phương trong việc thực hiện quy định phòng, chống dịch bệnh tại khu cách ly, trở về cộng đồng sau khi cách ly tập trung, đặc biệt công tác phòng, chống dịch bệnh trong các trường học; các cơ sở như y tế, lưu trú, du lịch, sản xuất...
Phó Thủ tướng cũng đề nghị rà soát nghiêm ngặt việc tuân thủ các quy định của chính quyền các cấp trong việc thực hiện cách ly nhân viên ngoại giao, một số cán bộ kỹ thuật, chuyên gia, thương gia vào Việt Nam ngắn ngày...
Đối tượng nào được tiêm thử nghiệm vaccine Covid-19 của Việt Nam? Ngày 10/12 tới đây, Công ty NANOGEN (một trong 4 đơn vị nghiên cứu sản xuất vaccine tại Việt Nam) phoi hop voi Hoc vien Quan y se chinh thuc tuyen tinh nguyen vien tham gia vao giai đoan 1 thu nghiem vaccine Covid-19 cua Viet Nam. Ảnh minh họa. Thông tin cụ thể hơn, ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục...