Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi người dân không nên quá lo lắng về dịch Zika
Liên quan 2 ca bệnh Zika tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên quá lo lắng về dịch này vì bệnh nhẹ hơn các siêu vi khác.
Liên quan 2 ca bệnh Zika đầu tiên tại Việt Nam, trong đó 1 ca tại TP HCM, chiều 5/4, Bộ trưởng Bộ Y tế cùng một số chuyên gia đã làm việc với lãnh đạo TP HCM để chuẩn bị cho công tác ứng phó với diễn biến mới của dịch bệnh này.
Báo cáo với Bộ trưởng Bộ Y tế, Viện Pasteur TP HCM cho biết, ngay sau khi phát hiện bệnh nhân đầu tiên đã giám sát 9 trường hợp bị sốt (chiếm 7%) trong tổng số 134 hộ gia đình trong khu vực gần nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm của 3 bệnh nhân đều âm tính với Zika.
Sáng nay (5/4), Bộ Y tế đã công bố hai trường hợp người Việt Nam đầu tiên mắc virus Zika.
Kết quả khảo sát của Viện Pasteur TP HCM cho thấy tại nơi sinh sống và nơi làm việc của bệnh nhân đều phát hiện muỗi truyền bệnh. Đây là những nơi có nguy cơ cao lây truyền bệnh Zika cho cộng đồng. Về nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện ca bệnh Zika, Viện Pasteur TP HCM cho rằng, có khả năng bệnh nhân nhiễm bệnh qua véc tơ truyền bệnh tại nơi sinh sống, hoặc tại nơi làm việc; tuy nhiên không loại trừ nguồn bệnh từ người chồng.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM cho biết về một số biện pháp phòng ngừa sự lây lan virus Zika cho người dân thành phố: “Sau khi phát hiện có muỗi và lăng quăng tại khu vực xung quanh nhà bệnh nhân thì Viện Pasteur thành phố đã phối hợp với y tế trên địa bàn để làm các xét nghiệm Zika đối với côn trùng.
Nhiễm virus Zika có chết người?
VOV.VN -Bệnh này thường tự khỏi và có tới 80% bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng. Do vậy, người dân không nên quá lo lắng.
Điều này có nghĩa là trong bán kính 200m, sau một ngày phát hiện bệnh nhân thì véc tơ truyền bệnh là muỗi và lăng quăng đã được quản lí tốt hơn. Đối với tòa nhà, đã phun hóa chất diệt muỗi tại tầng hầm. Tuy nhiên điều đáng chú ý là khu vực Thảo Cầm Viên là nơi có mật độ muỗi và lăng quăng cao nên cần có biện pháp kiểm soát”.
Video đang HOT
Lãnh đạo Sở Y tế TP HCM cho biết, thành phố đã có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các tình huống xuất hiện virus Zika. Ngoài việc thực hiện giám sát trọng điểm tại 30 cơ sở y tế thì các cơ sở điều trị cũng sẵn sàng về nhân lực, thuốc men. Ngay trong buổi chiều hôm nay, TP HCM thực hiện phun xịt hóa chất diệt muỗi ở nơi cư trú của bệnh nhân mắc virus Zika tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2 trong vòng bán kính 200m. Còn ở nơi làm việc của bệnh nhân này tại Quận 1, việc phun hóa chất được thực hiện dọc đường Lê Duẩn.
Cũng ngay trong chiều nay, Sở Y tế thành phố đã ban hành khẩn Kế hoạch phòng chống Zika. Trong đó, khuyến cáo các hãng hàng không chủ động phun hóa chất diệt muỗi trên máy bay trước khi đến sân bay Tân Sơn Nhất đối với các chuyến bay đến từ vùng dịch Zika, hoặc trên máy bay có hành khách trở về từ vùng dịch. Sở Y tế thành phố cũng chỉ đạo các bệnh viện có khoa sản thực hiện truyền thông cho thai phụ về bệnh gây ra do virus Zika, đồng thời giám sát, phát hiện tật đầu nhỏ qua chẩn đoán tiền sản và qua thăm khám sơ sinh, gửi mẫu xét nghiệm về Viện Pasteur TP HCM.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có mặt tại TP HCM để chỉ đạo chống dịch Zika tại ổ dịch này.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao việc chuẩn bị ứng phó của TP HCM. Bộ trưởng cho rằng, trong khi các nước láng giềng như Lào, Campuchia hay Trung Quốc đều có ca bệnh Zika thì việc đến giờ này tại Việt Nam mới xuất hiện ca bệnh Zika là một nỗ lực rất lớn của ngành y tế và của các địa phương.
Bộ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên quá lo lắng về dịch Zika vì bệnh nhẹ hơn các siêu vi khác. Riêng những thai phụ đang mang thai 3 tháng đầu thì nên hạn chế tối đa bị muỗi đốt. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi người dân không nên hoang mang; đồng thời cả ngành y tế, chính quyền địa phương và người dân cũng không chủ quan trước dịch bệnh này.
Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ: “Người dân không nên hoang mang. Nên có niềm tin vào sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, của các bộ, ngành cũng như sự chuẩn bị của ngành y tế. Kể cả hệ thống phòng thí nghiệm và phác đồ điều trị đã sẵn sàng. Với sự quyết liệt của chính quyền và ý thức của người dân chúng ta cũng không đáng ngại lắm về virus Zika. Tuy nhiên, nếu chính quyền chủ quan, người dân chủ quan thì dịch vẫn có thể xảy ra”./.
Hiếu Hiền
Theo_VOV
Bộ trưởng Y tế thị sát nơi thai phụ nhiễm Zika ở TP.HCM
Trưa nay, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến nơi làm việc và nơi cư trú của ca bệnh đầu tiên có kết quả dương tính với virus Zika tại TP.HCM.
Khó lây từ nơi làm việc
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, trường hợp mắc virus Zika tại TP.HCM là một nữ bệnh nhân 33 tuổi, đang mang thai 8 tuần tuổi. Thêm nữa, bệnh nhân này đang làm việc tại tòa nhà PetroVietNam (Lê Duẩn, Q.1), có chồng làm ở Malaysia, ngụ tại phường Thạnh Mỹ Lợi - quận 2.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đến tòa nhà PetroVietNam, nơi làm việc của nữ bệnh nhân dương tính với virus Zika đầu tiên tại TP.HCM
Tại buổi làm việc, đại điện đơn vị quản lý tòa nhà Petro cho biết, ngay khi biết tin, đã thực hiện các biện pháp khử trùng, diệt khuẩn, diệt loăng quăng tại tất cả các khu vực trong tòa nhà.
"Sáng nay, đại diện Viện Pasteur TP.HCM đã đến để kiểm tra và không phát hiện loăng quăng. Chúng tôi mới biết trường hợp nữ bệnh nhân mắc virus Zika đang làm việc trong tòa nhà. Hiện tòa nhà có 20 công ty thuê làm văn phòng với khoảng 1.200 nhân viên, trong đó có nhiều người nước ngoài đến làm việc" - đại điện đơn vị quản lý tòa nhà Petro cho biết.
GS.TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM chia sẻ, thành phố đã tổ chức 30 điểm giám sát cộng đồng để kịp xử lý các ca bệnh nhẹ liên quan đến virus Zika. Việc phát hiện sớm trường hợp dương tính với virus Zika, sẽ giúp tổ chức giám sát, kiểm tra chặt chẽ đối với những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tại địa phương.
Ông Lân nhận định, bệnh nhân này rất khó bị lây truyền từ nơi làm việc. Tòa nhà Petro nằm giữa trung tâm TP và đã thực hiện đúng các biện pháp khử khuẩn do ngành y tế khuyến cáo. Như vậy, ngành y tế cho rằng, khả năng lây bệnh từ muỗi và nơi cư trú, do khu vực này cũng đã từng là ổ của sốt xuất huyết, loăng quăng, dù đã xử lý xong.
Cảnh báo chồng bệnh nhân nhiễm virus Zika
Ngay sau khi nghe báo cáo của địa phương về công tác phòng dịch virus Zika, Bộ trưởng Tiến khẳng định, do bệnh nhân có chồng làm việc tại Malaysia, mới về nhà và vừa quay trở lại nơi làm việc, và đây cũng là quốc gia đã có sự xuất hiện của virus Zika, nên cũng có thể đã bị lây từ đây.
Kiểm tra lăng quăng tại các bể nước ở địa phương nơi cư trú của nữ bệnh nhân
Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị gia đình nên thông báo cho chồng của nữ bệnh nhân này đi kiểm tra virus Zika ở Malaysia.
Đồng thời, người đứng đầu ngành y tế cũng yêu cầu y tế địa phương cần tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ sức khỏe của thai phụ này, phòng ngừa hội chứng đầu nhỏ, teo não.
Ngay sau khi làm việc với quản lý tòa nhà PetroVietNam, Bộ trưởng Tiến cùng đoàn công tác cũng đã đến địa phương nơi người phụ nữ cư trú.
Bộ trưởng cùng đoàn công tác thị sát nơi cư trú của nữ bệnh nhân
Tại đây, Bộ trưởng Tiến chỉ đạo địa phương phải thực hiện ngay các biện pháp diệt loăng quăng, diệt muỗi, thực hiện đúng các phác đồ phòng bệnh, điều trị mà Bộ Y tế đã ban hành.
Đại diện UBND phường Thạnh Mỹ Lợi cho biết, sẽ tổ chức họp dân ngay trong ngày để phổ biến các kiến thức về virus này và thực hiện các biện pháp phun khử trùng, phát quang bụi rậm.
Theo dự kiến, chiều cùng ngày, Bộ trưởng Tiến sẽ có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP.HCM về trường hợp dương tính với virus Zika này.
Như Sỹ
Theo_VietNamNet
Bộ trưởng Y tế thị sát nhà bệnh nhân nhiễm Zika ở TP.HCM Sáng nay ngày 5/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn công tác Bộ Y tế đã vào TP. HCM chỉ đạo sau khi có trường hợp nữ bệnh nhân đang mang thai được chuẩn đoán dương tính với virus Zika. Bộ trưởng Tiến đã làm việc với Ban quản lý tòa nhà Petro Vietnam Tower (Số 1 Lê...