Bộ trưởng Bộ Y tế kể chuyện chính tay mình tiêm cho trẻ, sau 30 phút bị ngừng thở
Bộ trưởng Bộ Y tế kể: “Từng chứng kiến trường hợp bệnh nhân do chính tay tôi tiêm, người lớn đưa về, 30 phút sau quay trở lại người đã tím tái, ngừng thở, mạch huyết áp còn 0″.
Bộ trưởng đi khảo sát thực tế tình hình tiêm vắc xin ComBE Five trên địa bàn Hà Nội
Bộ trưởng chia sẻ trong Hội nghị trực tuyến tăng cường xử lý phản ứng sau tiêm chủng ngày 16/1 với sự tham gia của 700 đầu cầu là toàn bộ y tế cơ sở, các nhân viên y tế có liên quan đến hoạt đột tiêm chủng.
Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, cách đây 1 tuần, Bộ trưởng có ký công điện xử lý phản ứng sau tiêm.
“Tiêm chủng là gây ra miễn dịch chủ động nhân tạo, chúng ta đưa vào cơ thể lượng kháng nguyên không đủ gây bệnh nhưng có khả năng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể. Sau đó, khi có kháng thể, nếu gặp vi rút gây bệnh, cơ thể đã có sẵn miễn dịch chủ động để không thể mắc bệnh.
Và khi vào cơ thể, kháng nguyên sinh kháng thể sẽ có phản ứng, nhẹ nhất là sốt. Nếu không có phản ứng đó sẽ khó lòng sinh ra kháng thể chủ động. Với người càng khoẻ mạnh, trẻ bụ bẫm thì phản ứng sốt càng cao, chứng tỏ kháng nguyên sinh kháng thể tốt còn với trẻ yếu thường không đáp ứng tiêm kháng nguyên vào nên gần như không có phản ứng. Và trẻ em bé sốt, quấy khóc, bỏ ăn là phản ứng thông thường hay có nhiều trẻ có phản ứng sưng, đỏ, đau”, Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ.
Theo Bộ trưởng, nhiều người cho rằng tiêm vắc xin dịch vụ có thành phần ho gà vô bào an toàn hơn nhưng kháng nguyên sinh kháng thể không tốt bằng vắc xin có thành phần toàn tế bào. Nhiều trẻ tiêm vắc xin dịch vụ vẫn có nguy cơ mắc bệnh do kháng nguyên sinh kháng thể thấp hơn.
Video đang HOT
“Tổ chức Y tế thế giới đang bàn cãi về hiệu quả vắc xin vô bào và người ta mong muốn quay trở lại dùng vắc xin có thành phần toàn tế bào, nhất là những vùng dịch mạnh”, Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bộ Y tế cho biết, không tiêm chủng, bệnh nhân sẽ mắc bệnh và có thể đối mặt nguy cơ tử vong cao, chi phí điều trị bệnh nhiều, trong khi đó, tiêm chủng đảm bảo phòng bệnh tốt, chi phí lại thấp. Tuy nhiên, nhìn nhận cả về thực tiễn lẫn lý thuyết, tiêm chủng không an toàn tuyệt đối.
“Nếu trẻ tiêm chủng mà không có các phản ứng sốt thì không tốt. Như vậy có nghĩa kháng nguyên hoạt động không tốt, không sinh ra đủ kháng thể để chống lại bệnh tật. Trẻ càng khỏe mạnh, bụ bẫm có thể càng gặp sốt cao sau tiêm chủng. Trẻ yếu bệnh thì có thể lại sốt nhẹ hoặc không sốt, như vậy hiệu quả kháng bệnh cũng không cao”, Bộ trưởng Tiến nói.
“Bản thân tôi từng chứng kiến trường hợp bệnh nhân do chính tay tôi tiêm, người lớn đưa về, 30 phút sau quay trở lại người đã tím tái, ngừng thở, mạch huyết áp còn 0. Vì vậy, không chỉ kháng sinh ComBe Five, kể cả những loại thuốc thông thường đều có phản ứng không mong muốn.
Ngành của chúng ta không muốn đau thương cho các cháu nên thời gian đó, tôi mong chúng ta sẽ giảm tối đa phản ứng đó.
Ngành y đã mời các chuyên gia hàng đầu tập trung lại để ra phác đồ chống sốc ban hành thông tư 51 trước đó, nhưng hiện nay, một số tình huống thực tiễn phát sinh, sắp tới sẽ tiến hành bổ sung trong phác đồ”, Bộ trưởng chia sẻ.
Đánh giá về ComBE Five và 3 trường hợp tử vong bất thường có liên quan đến loại vắc xin này, Bộ trưởng cho biết, các ca có biểu hiện phản ứng không mạnh như Quinvaxem, trẻ sau tiêm chỉ sốt nhẹ, nằm yên nhưng khi bố mẹ phát hiện đưa đi bệnh viện đã chuyển nặng, tử vong.
“Với trường hợp trẻ tử vong, có thể giải thích khả năng một ngày tỉ lệ trẻ tử vong bất thường vào khoảng 20- 30 trẻ do nhiều nguyên nhân như ngạt thở, sặc sữa, nằm nghiêng gây ngạt, suy hô hấp…
“Những trẻ đó có thể trùng hoặc xác suất rơi vào số trẻ tử vong và bị nghi do vắc xin. Hoặc cơ địa trẻ mẫn cảm, phản ứng mạnh hơn với kháng nguyên có trong vắc xin ComBE Five. Chúng ta không loại trừ khả năng, gia đình chưa phát hiện kịp thời, hoặc trẻ không được xử lý sốc nhanh nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.
Để tránh tối đa nguy cơ trẻ phản ứng nặng, tai biến sau tiêm vắc xin, Bộ trưởng cho biết sẽ tập huấn toàn bộ cán bộ nhân viên y tế liên quan, xử lý sốc triệt để theo nghị định ban hành.
Đặc biệt, yêu cầu các cán bộ tỉ mỉ từ những chi tiết nhỏ nhất như tìm hiểu tiền sử sản khoa, tai biến trước đó của trẻ nhỏ, tiền sử bệnh thật, tiền sử dị ứng gia đình. Bộ trưởng cũng khuyến cáo cha mẹ theo dõi sát sao, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu có bất thường.
Theo giadinhmoi
Đã tiêm vaccine hay thuốc vào người chắc chắn có phản ứng
Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ rõ, tất cả các loại vaccine, kể cả thuốc điều trị đã tiêm vào người thì chắc chắn có tỷ lệ phản ứng từ nhẹ cho đến nặng nhưng chúng ta cần đưa trẻ đi tiêm chủng vì tỷ lệ tai biến rất hạn chế.
Tiêm vaccine cho trẻ nhỏ tại Trạm Y tế Phú Nghĩa
Ngày 9-1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn công tác Bộ Y tế đã kiểm tra thực tế công tác tiêm chủng vaccine tại Trạm y tế xã Phú Nghĩa và xã Ngọc Hoà, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện trên địa bàn huyện Chương Mỹ có gần 1.000 trẻ đã được tiêm vaccine ComBE Five với 16% trẻ phản ứng sau tiêm, trong đó có 4 trẻ sốt cao song các trẻ đã được điều trị kịp thời, sức khoẻ đã ổn định. Còn toàn TP Hà Nội đến hết ngày 8-1, có 50% xã, phường của 15/30 quận, huyện triển khai tiêm vaccine ComBe Five cho hơn 5.800 trẻ, trong đó ghi nhận 180 trường hợp trẻ có phản ứng thông thường (sốt, sưng đau tại chỗ tiêm...) và đều trong phạm vi khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế.
Trước một số trường hợp bị phản ứng sau tiêm vaccine ComBe Five, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ rõ, tất cả các loại vaccine, kể cả thuốc điều trị đã tiêm vào người thì chắc chắn có tỷ lệ phản ứng từ nhẹ cho đến nặng. Từ phản ứng tại chỗ như: sốt, quấy khóc, bỏ ăn, cho đến khóc thét, rối loạn trị giác, tím tái... nhưng chúng ta cần đưa trẻ đi tiêm chủng vì tỷ lệ tai biến rất hạn chế.
Đồng thời khẳng định, nhất là trong mùa đông hiện nay, ngành Y tế đang cố gắng hết sức để tỷ lệ các cháu được tiêm chủng đạt cao nhất, nhằm tránh nguy cơ mắc bệnh sởi, ho gà...
Bộ trưởng Bộ Y tế và đoàn công tác kiểm tra công tác tiêm chủng ở huyện Chương Mỹ
Bộ trưởng cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác truyền thông về tiêm chủng để phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng đúng độ tuổi, đúng thời hạn để phòng chống dịch bệnh cho trẻ và tránh được những nguy cơ cho sức khỏe.
"Phụ huynh cần theo dõi trẻ sau tiêm để khi phát hiện có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được theo dõi và xử trí kịp thời"- Bộ trưởng Y tế khuyến cáo.
Đối với cán bộ y tế, ngay trong tuần tới cần tập huấn lại về quy trình tiêm chủng, trong đó lưu ý khâu khám sàng lọc, hỏi tiền sử bệnh của trẻ khi sinh ra, trong gia đình có ai bị dị ứng không, cơ địa mẫn cảm không để làm sao quản lý trẻ tốt nhất trước tiêm chủng. Đồng thời lưu ý tập huấn kỹ lại về quy trình chống sốc cho cán bộ y tế để kịp thời xử trí nếu có tình huống xảy ra.
MINH KHANG
Theo sggp
Bạc Liêu: Bộ trưởng Y tế: "Bố trí giường bệnh làm sao cho bệnh nhân điều trị được thoải mái" Làm việc với Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu), Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao công tác điều phối nhân lực cũng như việc khám chữa bệnh tại Trung tâm sau khi sáp nhập. Bộ trưởng đề nghị Trung tâm chú trọng công tác y tế dự phòng, bố trí giường bệnh để...