Bộ trưởng Bộ Y tế “hiệu triệu” toàn ngành sẵn sàng lên đường hỗ trợ các địa phương chống dịch COVID-19
Thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi mỗi cá nhân, tập thể trong ngành y tế tiếp tục chung sức, đồng lòng với bản lĩnh, kiến thức, y đức của người thầy thuốc sẵn sàng tình nguyện, lên đường tham gia hỗ trợ các địa phương để chống dịch COVID-19
Trong thư gửi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế chiều ngày 12/7, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ những ngày này, cả nước đang dõi theo tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam, nơi mà chính quyền và nhân dân đang trải qua những thời khắc khó khăn để phòng, chống dịch COVID-19.
“Đợt dịch lần này rất phức tạp, diễn biến khó lường, số ca mắc tăng cao, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội và cuộc sống mưu sinh của người dân.
Điều đáng quan ngại là sự xuất hiện của biến thể Delta, có tốc độ lây nhanh và lan ra diện rộng trong thời gian ngắn. Đặc biệt, nhiều ổ dịch được ghi nhận trong các khu công nghiệp, tại các khu chợ dân sinh, chợ đầu mối, và các cụm cư dân đông đúc, do vậy thời gian tới dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc mới”- Bộ trưởng thông tin.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chia sẻ: Dõi theo bước chân của các đồng nghiệp trên mọi nẻo đường của tổ quốc thân yêu, qua các đợt dịch tôi đánh giá rất cao tinh thần quả cảm, xông pha, không ngại gian nguy, tiếp sức cho nhau để làm tròn bổn phận của người thầy thuốc trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, cả hệ thống chính trị cùng toàn dân, toàn quân, trong đó có đội ngũ thầy thuốc, tiếp tục dồn tâm – sức – lực để hỗ trợ, giúp đỡ các địa phương ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh và sớm đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường.
Dõi theo bước chân của các đồng nghiệp trên mọi nẻo đường của tổ quốc thân yêu, qua các đợt dịch, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá rất cao tinh thần quả cảm, xông pha, không ngại gian nguy, tiếp sức cho nhau để làm tròn bổn phận của người thầy thuốc trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân.
“Nhiều anh chị để lại sau lưng con thơ, mẹ già, cha yếu, sẵn sàng đi vào tâm dịch, cùng đồng chí, đồng đội hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Nhiều tấm gương tận tâm, tận lực, hết lòng vì người bệnh được nhân dân cảm phục và yêu quý
Hình ảnh những giọt mồ hôi thấm đẫm thân mình trong những ngày hè oi ả, những bữa cơm muộn, những đêm thức trắng để lấy mẫu xét nghiệm, truy vết, đưa người bệnh đi cách ly… thật sự xúc động và không thể nào quên”- Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, tất cả các cán bộ y tế, các thầy thuốc, y bác sỹ đã khắc sâu ý nghĩa về vinh dự và trách nhiệm của nghề y, nỗ lực, quyết tâm khống chế, đầy lùi dịch bệnh để trẻ em được đến trường, các gia đình được đoàn tụ, công xưởng được hoạt động,…
Trải qua 4 đợt dịch, ngành y tế đã và đang khẳng định được tâm thế, vị trí, vai trò, trách nhiệm của người chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch.
Video đang HOT
Lực lượng y tế đã toả đi muôn nơi, hiện diện ở mọi chiến tuyến, đâu cần là ở đó có đội ngũ y tế: từ các phòng xét nghiệm đến đội điều tra dịch tễ; từ nhóm truy vết đến đội lấy mẫu xét nghiệm tại cộng đồng, từ các khu cách ly đến các cơ sở y tế điều trị những người bệnh mắc COVID-19.
Các lực lượng của ngành y tế ở tuyến đầu cùng với lực lượng quân đội, công an, tổ COVID-19 cộng đồng, tổ an toàn COVID-19, lực lượng tình nguyện cùng cả hệ thống chính trị đang phải dốc sức, ngày đêm đối mặt với khó khăn, nguy hiểm.
Trước tình hình và diễn biến dịch như hiện nay, ngành y tế tiếp tục hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc Hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
“Thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, tôi kêu gọi mỗi cá nhân, tập thể trong ngành y tế tiếp tục chung sức, đồng lòng với bản lĩnh, kiến thức, y đức của người thầy thuốc sẵn sàng tình nguyện, lên đường tham gia hỗ trợ các địa phương để chống dịch”- Bộ trưởng nói.
Nhấn mạnh “chúng ta cần kế thừa những thành quả đã đạt được, phát huy tinh thần tương thân tương ái, hơn lúc nào hết càng khó khăn, phức tạp chúng ta càng phải đoàn kết, thống nhất, chia sẻ trách nhiệm, lắng nghe các ý kiến, kết hợp sức mạnh tổng hợp để chống dịch hiệu quả hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long tin tưởng bằng trái tim nhiệt huyết, với sứ mệnh cao cả được Đảng và nhân dân giao phó, đó là “bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của nhân dân”, sẵn sàng đến nơi tuyến đầu để “chia lửa” với các đồng nghiệp, đáp ứng yêu cầu, sự tin cậy và lòng mong mỏi của Đảng, Nhà nước và nhân dân
“Với tinh thần đại đoàn kết, triệu người như một, thống nhất ý chí và hành động, phát huy trí thông minh, tính sáng tạo, ý chí kiên cường của người Việt Nam, cùng với chiến lược 5K vắc xin của Đảng và Nhà nước đưa ra, nhất định chúng ta sẽ sớm chiến thắng, đẩy lùi dịch bệnh, tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội bảo đảm an sinh xã hội, sức khỏe, tính mạng và hạnh phúc, ấm no của nhân dân”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long tin tưởng.
Lấy mẫu 3 ngày/lần với người ở vùng nguy cơ rất cao của TP.HCM
Bộ Y tế đề nghị TP.HCM lấy mẫu tại hộ gia đình toàn bộ người thuộc khu vực có nguy cơ rất cao với tần suất 3 ngày/lần. Khu vực nguy cơ cao sẽ lấy mẫu là 7 ngày/lần.
Sáng 9/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long họp với Bộ phận thường trực hỗ trợ TP HCM chống dịch và các đơn vị chuyên môn để thảo luận các hướng dẫn với TP.HCM nhằm thực hiện hiệu quả biện pháp phòng dịch theo Chỉ thị 16.
Người đứng đầu ngành Y tế cho biết có nhiều thay đổi trong chuyên môn phòng dịch về cách ly, xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng vaccine ở TP.HCM. Trong đó, cách ly, xét nghiệm là hai vấn đề nổi cộm nhất.
Cách ly tập trung người sống cùng nhà bệnh nhân Covid-19
Về vấn đề cách ly, đối với khu vực nguy cơ rất cao (khu vực phong toả), F1 được cách ly tại nhà, không cách ly tập trung. Nhà cách ly F1 phải có biển báo bên ngoài, có hàng rào mềm ngăn cách, đảm bảo theo dõi, giám sát chặt chẽ, toàn bộ thành viên trong nhà đình không được phép đi ra ngoài.
Tại khu vực nguy cơ cao, áp dụng cách ly các trường hợp F1 tại nhà theo hướng dẫn tại công văn số 5152 ngày 27/6 của Bộ Y tế. Các trường hợp này không áp dụng yêu cầu phải có phòng riêng để nhân viên y tế khám, lấy mẫu, theo dõi sức khỏe. Địa phương có thể xem xét cho phép cách ly F1 tại căn hộ chung cư, tập thể nếu có phòng cách ly riêng, khép kín.
Bộ Y tế đề nghị cách ly tại nhà F1 ở vùng nguy cơ rất cao. Ảnh: Phạm Ngôn.
Với vùng nguy cơ và bình thường mới, áp dụng cách ly các trường hợp F1 tại nhà theo hướng dẫn tại Công văn số 5152 của Bộ Y tế.
"Với những hộ gia đình có F0 thì cả nhà phải đi cách ly tập trung. Chủng này lây lan rất nhanh, nếu có một thành viên nhiễm thì hầu như các thành viên trong gia đình đều dương tính", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Thí điểm lấy mẫu xét nghiệm gộp kháng nguyên nhanh
Về vấn đề xét nghiệm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu 24 đội công tác và Bộ phận thường trực đặc biệt lưu ý vấn đề giúp TP.HCM điều phối máy móc, nhân lực, chuyên môn lấy mẫu xét nghiệm.
Theo Bộ Y tế, cần giao phòng xét nghiệm Covid-19 cho các quận, huyện để tiếp nhận mẫu và gửi trả kết quả nhanh, giảm từ 24 giờ xuống 12 giờ.
Bộ trưởng Y tế yêu cầu Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế phải kiểm tra giám sát lại các phòng xét nghiệm để bổ sung, điều phối máy tới nơi có nhân lực đảm bảo điều kiện xét nghiệm.
Với khu vực vùng có nguy cơ rất cao, TP.HCM lấy mẫu toàn bộ người dân 3 ngày/lần tại hộ gia đình. Với khu vực nguy cơ cao tần suất lấy mẫu là 7 ngày/lần, có thể tăng tần suất nếu điều kiện cho phép.
Với khu vực còn lại, lực lượng y tế lấy mẫu đại diện hộ gia đình, trong đó chọn người hay đi ra ngoài, có mức độ giao lưu tiếp xúc nhiều để lấy mẫu.
Bộ Y tế đề nghị TP.HCM lấy mẫu tại hộ gia đình, không tổ chức thành các điểm tại khu vực nguy cơ rất cao và cao. Ảnh: Duy Hiệu.
"Về phương thức lấy mẫu, với khu vực nguy cơ rất cao và cao, cần lấy mẫu tại hộ gia đình, không tổ chức thành các điểm lấy mẫu", Bộ trưởng nhấn mạnh và yêu cầu nếu test nhanh thì trả ngay kết quả cho hộ gia đình. Trường hợp làm RT-PCR thì chỉ gộp mẫu của các thành viên trong gia đình.
"Việc tổ chức các tổ lấy mẫu (2 người/tổ) phải rất lớn thì mới đáp ứng được yêu cầu này, với 2.500 tổ hiện tại là chưa đủ. Do đó, phải điều phối nhân lực trong lấy mẫu", Bộ trưởng nhận định và lưu ý không thể kéo người dân ra ngoài, tụ tập để lấy mẫu. Nếu không sẽ không còn ý nghĩa nào trong chống dịch.
Đối với các khu vực khác, ông Long khuyến cáo không nên gộp mẫu quá nhiều người trong hộ gia đình để tăng tốc độ trả kết quả.
Về sinh phẩm xét nghiệm, TP.HCM cần sử dụng 2 phương pháp là RT- PCR và kháng nguyên nhanh để trả kết quả càng nhanh càng tốt.
Với xét nghiệm kháng nguyên nhanh, Bộ trưởng đồng ý kiến nghị của GS.TS Lê Quỳnh Mai về việc sẽ thí điểm gộp mẫu 3-5. Nếu tới đây đánh giá được độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp này tương đương với xét nghiệm gộp mẫu RT- PCR sẽ cho phép triển khai nhằm tiết kiệm sinh phẩm
Không tổ chức điểm tiêm chung đông người
Về tiêm vaccine, tới đây, Bộ Y tế sẽ cấp thêm vaccine cho TP.HCM. Địa phương sẽ tổ chức theo dạng chiến dịch nhưng có điểm khác so với trước đây.
Đối với khu vực nguy cơ rất cao và cao, T.HCM cần tổ chức thành nhiều điểm tiêm lưu động tại đầu hẻm hoặc nơi cần thiết, chia thành nhiều khung giờ để đảm bảo giãn cách. Bộ Y tế sẽ điều khoảng 30 xe tiêm lưu động để bàn giao thí điểm cho TP.HCM.
"Điểm tiêm lưu động càng nhỏ, bám vào các hẻm nhỏ càng tốt", Bộ trưởng lưu ý. Còn đối với các khu vực còn lại, cần tổ chức hai hình thức tiêm (cố định và lưu động). Tuyệt đối không tổ chức điểm tiêm đông người.
Tại cuộc họp, người đứng đầu Bộ Y tế cũng lưu ý vấn đề phòng chống dịch ở khu công nghiệp, nhà máy. Theo Bộ trưởng có 2 hình thức thực hiện gồm xét nghiệm ngẫu nhiên với nhà máy đông công nhân với ít nhất 20% được xét nghiệm và xét nghiệm tuỳ theo độ lấy từng đối tượng lấy mẫu từ 3-5 ngày/lần. Nếu nhà máy có điều kiện thì xét nghiệm cho toàn bộ công nhân, nhân viên.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu Bộ phận thường trực phải đào tạo tập huấn cho công nhân tự lấy mẫu xét nghiệm, đồng thời tổ chức các tổ lấy mẫu, phục vụ việc xét nghiệm tại các khu vực nhà máy. Đội lấy mẫu phải được tổ chức nhiều hơn trong khu vực này.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Trong tháng 7 sẽ có 8,7 triệu liều vắc xin COVID-19 về Việt Nam Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong tháng 7/2021, sẽ có 8,7 triệu liều vắc xin COVID-19 về Việt Nam và sẽ ưu tiên cho TP.HCM, các tỉnh lân cận có dịch; ưu tiên lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế; Sáng 8/7, trước diễn biến nhanh, phức tạp của dịch COVID-19 tại...