Bộ trưởng Bộ Y tế: Diệt muỗi chỉ là “hạ hỏa” giải quyết “phần ngọn” sốt xuất huyết

Theo dõi VGT trên

Ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Y tế đã có chuyến thị sát và làm việc tại Đồng Nai về tình hình phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Diệt muỗi chỉ là hạ hỏa giải quyết phần ngọn sốt xuất huyết - Hình 1

Bộ trưởng Bộ Y tế đến kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại phường Tam Phước

Sáng cùng ngày, Đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến và kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại phường Tam Phước (TP. Biên Hòa), kiểm tra công tác thu dung, điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết tại BVĐK Đồng Nai.

Tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra của Bộ Y tế, đại diện lãnh đạo phường Tam Phước báo cáo là một trong số những phường có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất TP.Biên Hòa với gần 300 ca bệnh từ đầu năm đến nay và không có trường hợp tử vong.

Sau khi phát hiện có ổ dịch, phường Tam Phước đã tổ chức phun hóa chất và diệt lăng quăng tại 38 điểm. khó khăn lớn nhất trong công tác phòng chống dịch của phường chính là ý thức của người dân. “Nhiều hộ dân chưa có ý thức phòng chống dịch, đặc biệt nhiều hộ gia đình kinh doanh ve chai, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo nhưng chưa có ý thức dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ”, lãnh đạo phường nói.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Diệt muỗi chỉ là hạ hỏa giải quyết phần ngọn sốt xuất huyết - Hình 2

Làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai, Bộ trưởng Bộ Y tế trăn trở về hiệu quả công tác truyền thông, phòng chống sốt xuất huyết

Trong khi đó, theo báo cáo của tỉnh Đồng Nai, trong 8 tháng của năm 2019, Đồng Nai ghi nhận hơn 11,6 ngàn ca mắc sốt xuất huyết, tăng gần 267% so với năm ngoái.

Đồng Nai là tỉnh nằm trong tốp các địa phương có số ca mắc nhiều nhất, trong đó có 2 ca tử vong. UBND tỉnh Đồng Nai đã chi hơn 20 tỷ đồng cho công tác phòng chống sốt xuất huyết, xử lý hơn 1,7 ngàn ổ dịch, tổ chức các chiến dịch diệt lăng quăng, phun hóa chất dập dịch diện rộng.

Trăn trở về hiệu quả phòng chống, khống chế dịch sốt xuất huyết, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, truyền thông đã làm bằng nhiều kênh, nhiều cách nhưng nhận thức của người dân vẫn chưa tốt.

Video đang HOT

Nhiều người dân vẫn chưa hiểu rằng môi trường nước đọng, những vật dụng, dụng cụ chứa nước ở ngay xung quanh mỗi người chính là môi trường cho muỗi sinh sôi. Người dân cũng chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của diệt lăng quăng để phòng sốt xuất huyết. Đó là không có nước đọng, không có lăng quăng thì không có sốt xuất huyết, còn diệt muỗi chỉ là “hạ hỏa”, giải quyết “phần ngọn” của vấn đề.

Lấy ví dụ về những tờ rơi được in ra, phát tới tận nhà người dân tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đặt câu hỏi, liệu bao nhiêu người đọc, và đọc rồi thì bao nhiêu người làm theo. Do đó, công tác truyền thông y tế phải làm sao để người dân hiện thực hóa bằng hành động.

Theo infonet

Bộ trưởng Bộ Y tế: có 3 loại bệnh gia tăng trong mùa hè là sốt xuất huyết, tay chân miệng và viêm não Nhật Bản

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nhấn mạnh trong buổi hội nghị: "Không có lăng quăng thì không có sốt xuất huyết". Do đó, cần phải truyền thông chủ động phòng chống dịch trước rồi mới đến chữa bệnh, từ đó đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh mùa hè.

Bộ trưởng Bộ Y tế: có 3 loại bệnh gia tăng trong mùa hè là sốt xuất huyết, tay chân miệng và viêm não Nhật Bản - Hình 1

Sáng ngày hôm nay (11/06), Bộ Y tế đã tổ chức "Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019" kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tỉnh, thành phố và gần 700 điểm cầu quận, huyện, thị xã nhằm cập nhật hướng dẫn về các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới.

Với tình hình dịch bệnh trên thế giới và các khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng tiếp tục ghi nhận là bệnh có số ca mắc cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Những trường hợp mắc sởi trên toàn cầu đã tăng 300%, bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Madagascar, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có nhiều quốc gia trước đây từng công bố loại trừ bệnh sởi.

Bộ trưởng Bộ Y tế: có 3 loại bệnh gia tăng trong mùa hè là sốt xuất huyết, tay chân miệng và viêm não Nhật Bản - Hình 2

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại hội nghị.

Bộ trưởng Bộ Y tế - PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, có 3 loại bệnh gia tăng nhiều trong mùa hè nhưng có thể điều trị dự phòng bằng vắc-xin là sốt xuất huyết, tay chân miệng và viêm não Nhật Bản. Với tình hình thời tiết nắng nóng bất thường, mưa nhiều khiến cho bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng trong mùa hè. Nhiều địa phương ở Việt Nam chưa thật sự vào cuộc quyết liệt, còn phó mặc cho y tế, thậm chí, có một bộ phận người dân cũng chưa hợp tác với chính quyền, ngành y tế trong công tác phòng chống dịch, chưa có ý thức trong việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng (bọ gậy), chưa đưa con, em, người thân trong gia đình đi tiêm chủng theo lịch hẹn, từ đó khiến tình trạng bệnh khó kiểm soát.

Bộ trưởng Bộ Y tế: có 3 loại bệnh gia tăng trong mùa hè là sốt xuất huyết, tay chân miệng và viêm não Nhật Bản - Hình 3

Năm 2019, Bộ Y tế xác định công tác phòng, chống dịch bệnh tiếp tục là nhiệm vụ trong tâm, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu năm, việc chỉ đạo và quản lý công tác tiêm chủng có nhiều hướng đổi mới. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nhấn mạnh trong buổi hội nghị: "Không có lăng quăng thì không có sốt xuất huyết". Do đó, cần phải truyền thông chủ động phòng chống dịch trước rồi mới đến chữa bệnh, từ đó đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh mùa hè.

"Về điều trị, các bệnh viện phải sàng lọc, phân loại bệnh, tránh để chẩn đoán nhầm lẫn hoặc bỏ sót ca bệnh nặng. Đồng thời cũng phải sàng lọc phân loại, phân luồng, phân tuyến, cách ly trong điều trị để giảm quá tải và tránh lây nhiễm chéo cho người bệnh, không để quá tải, gây hoang mang dư luận" - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ.

Bộ Y tế khuyến cáo đối với người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh:

Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả cần sự chung tay của chính quyền các cấp, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là mỗi người dân trong cộng đồng ý thức trách nhiệm, tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản ngay tại hộ gia đình với mục tiêu "Không có lăng quăng (bọ gậy), không có sốt xuất huyết".

Bộ Y tế khuyến cáo cho mọi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

- Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.

- Khi bị sốt, xuất huyết... đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Bộ trưởng Bộ Y tế: có 3 loại bệnh gia tăng trong mùa hè là sốt xuất huyết, tay chân miệng và viêm não Nhật Bản - Hình 4

Để phòng chống bệnh tay chân miệng, người dân cần:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các sản phẩm tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Bộ trưởng Bộ Y tế: có 3 loại bệnh gia tăng trong mùa hè là sốt xuất huyết, tay chân miệng và viêm não Nhật Bản - Hình 5

Theo Trí Thức Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường
13:50:17 17/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
07:15:30 17/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024

Tin đang nóng

NSND Minh Vương 74 tuổi vẫn nhường ghế, bật khóc tiễn cha mẹ về Úc
22:28:33 18/11/2024
Vợ cũ của 'chàng Vượng' Quách Tấn An hứng chỉ trích sau ly hôn
22:02:21 18/11/2024
Trấn Thành ngày càng phong độ, MC Kỳ Duyên U60 trẻ đến khó tin
23:13:11 18/11/2024
Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát
20:54:10 18/11/2024
Chuyện thật như đùa: Sao nam đình đám mới 23 tuổi nhưng đã "trải qua" 4 cuộc đời khác nhau
22:54:47 18/11/2024
Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng
21:57:57 18/11/2024
Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Chuyện gì đã xảy ra với Park Bom: Được cấp cứu giữa concert nhưng không có tiến triển
22:32:14 18/11/2024

Tin mới nhất

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi

11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn

15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc

05:39:56 16/11/2024
Loại cây này thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Sao nam hạng A bị ném đá tơi bời khi khơi lại chuyện tình ái với 5 mỹ nhân

Sao châu á

06:18:41 19/11/2024
Trong chương trình My Little Old Boy số mới nhất, cha mẹ nam diễn viên Lee Dong Gun đã cùng lên sóng và nói về đời sống tình cảm của con trai.

Dùng loại quả giúp chống nắng, sinh collagen nấu 1 món ăn dễ bất ngờ nhưng vị chua, ngọt, giòn ngon vô cùng

Ẩm thực

06:10:30 19/11/2024
Món ăn này rất dẻo, giòn, vị chua chua, ngon ngọt. Đặc biệt nó không có chút phụ gia nào nên đặc biệt tốt cho sức khỏe.

Vì sao phim hài Hàn Quốc 'Cười xuyên biên giới' dẫn đầu doanh thu phòng vé?

Hậu trường phim

06:08:42 19/11/2024
Cười xuyên biên giới (tên tiếng Anh: Amazon Bullseye ) là phim hài duy nhất ra rạp tháng 11 đã gây sốt phòng vé cuối tuần qua.

Phim lãng mạn gây choáng vì cảnh nóng của nữ chính, nhà trai là mỹ nam đẹp bậc nhất màn ảnh

Phim âu mỹ

06:06:52 19/11/2024
Ở bộ phim này, Andrew Garfield và Florence Pugh được đánh giá là đã mang tới diễn xuất ấn tượng với chemistry tràn màn hình.

Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa

Sao việt

06:04:33 19/11/2024
Vào ngày 18/11, NS Kim Tiểu Long khiến nhiều người bàng hoàng khi thông báo tin buồn con gái nuôi là Kim Tiểu Ly đã qua đời.

Siêu phẩm ngôn tình chiếu 5 năm vẫn đứng top 1 độ hot, nam chính là cực phẩm nhan sắc ai cũng si mê

Phim châu á

05:59:47 19/11/2024
Muốn Gặp Anh (Someday Or One Day) sau 5 năm lên sóng vẫn không ngừng gây chao đảo showbiz xứ tỷ dân, xứng danh hiện tượng màn ảnh nhỏ 2019.

"Quả bom sex" Pamela Anderson tự tin không trang điểm đi sự kiện

Sao âu mỹ

05:57:22 19/11/2024
Pamela Anderson - người một thời được mệnh danh là Quả bom sex của nước Mỹ - đã gây choáng khi không trang điểm tham dự Governors Awards 2024.

Cựu điệp viên Nga cảnh báo 'Thế chiến thứ III sắp bắt đầu'

Thế giới

05:23:55 19/11/2024
Donald Trump Jr., con trai của Tổng thống đắc cử Trump đã viết trong một bài đăng trên X rằng tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ hy vọng sẽ bắt đầu Thế chiến thứ III trước khi cha anh nhậm chức và có cơ hội mang lại hòa bình cho thế giới...

Chị đẹp nhả một chữ khiến Bích Phương chỉ còn là cái tên

Nhạc việt

22:45:07 18/11/2024
Khi thể hiện câu hát Em trao anh con tim sao anh trao cho em một cú lừa , chữ lừa được ca nương Kiều Anh luyến láy vô cùng đặc biệt, khiến người nghe vô cùng ấn tượng.

Bắt giữ bị can trốn truy nã 14 năm

Pháp luật

22:41:35 18/11/2024
Sau 14 năm trốn lệnh truy nã về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, Lê Văn Thuận (61 tuổi) bị công an bắt giữ.

Hình ảnh gây sốc của nhóm tân binh đẹp nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:38:09 18/11/2024
Màn tái xuất của tân binh nghìn máu của Teddy - nhà sản xuất âm nhạc đứng sau thành công của BLACKPINK khiến dân tình trông chờ.