Bộ trưởng Bộ Y tế bức xúc vì nhà vệ sinh bệnh viện bẩn
“Nếu còn để tình trạng nhà vệ sinh bệnh viện bẩn thì Trưởng khoa, Giám đốc bệnh viện phải chịu trách nhiệm, bệnh viện đó cũng không thể được chấm điểm chất lượng cao” – Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói gay gắt.
Tại Hội nghị “Giảm thời gian chờ khám chữa bệnh, cải thiện nhà vệ sinh bệnh viện” ngày 18.5, Bộ trưởng Tiến cho biết, mỗi lần đi thăm bệnh viện, bà đều ghé vào nhà vệ sinh (NVS) các bệnh viện (BV) để kiểm tra việc giữ gìn vệ sinh cơ sở đó.
“Vẫn có không ít cơ sở có NVS ướt át, thiếu giấy vệ sinh, có mùi, không có xà phòng rửa tay. Thậm chí ngay có nơi ngay cả NVS của nhân viên y tế cũng không có xà phòng rửa tay. Bàn tay của nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân là nơi có nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh tật. Nếu không có xà phòng rửa tay là hoàn toàn không được” – Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại hội nghị
Theo Bộ trưởng: “Để xảy ra tình trạng NVS bệnh viện bẩn thì tôi có thể kết luận Trưởng khoa, Giám đốc BV nơi đó “ở bẩn”. Chắc chắn BV đó không thể được chấm điểm chất lượng cao được”.
Theo khảo sát của Bộ Y tế về sự hài lòng của người bệnh cuối năm 2017, người bệnh kém hài lòng nhất về tiêu chí NVS với mức điểm chỉ đạt 3,58/5 điểm, trong khi nhiều tiêu chí khác như giường bệnh, kết quả điều trị, thái độ giao tiếp đều đạt từ 4 điểm trở lên. Có 21% người bệnh được hỏi không hài lòng về NVS, với những nỗi ám ảnh về mùi hôi, sàn nhà nhớp nháp, bẩn, thiếu giấy vệ sinh, xà phòng rửa tay…
Video đang HOT
PGS-TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, theo tiêu chuẩn chất lượng BV, tiêu chí NVS được chia làm 5 mức, từ rất bẩn đến sạch sẽ như khách sạn 5 sao. Ở mức 1, NVS có tình trạng nước đọng sàn nhà, rác bẩn, mùi hôi thối, khó chịu; có tình trạng 1 tầng nhà không có NVS cho người bệnh và người nhà người bệnh; có tính trạng 1 khoa lâm sàng thiếu NVS cho bệnh nhân… Ở mức 2, NVS có nhưng vẫn thiếu thốn và chưa đảm bảo đủ giấy, xà phòng rửa tay. Nếu NVS BV đạt mức 1 và 2 là “không thể chấp nhận được.
Nhà vệ sinh bệnh viện là nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân, người nhà đến thăm nuôi (Ảnh D.L)
Theo khảo sát của Bộ Y tế 2017 trên 1193 BV từ cấp T.Ư đến quận/huyện, NVS ở mức “5 sao” chỉ đạt 2,1%; mức 4 là 32,98%; mức 3 là 46%; còn mức chưa đạt là 1 và 2 là 2 và 17%. Cũng theo điều tra, NVS ở quận/huyện có tỷ lệ “bẩn” cao nhất với mức 1 là 2,85%, mức 2 là 21, 17%.
Ông Nguyễn Nam Liên – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay cơ cấu giá thành khám bệnh, chữa bệnh, tiền giường bệnh đều đã tính tiền điện, tiền nước, tiền giấy vệ sinh, tiền nhân công lau dọn, xử lý rác thải… Quy định cũng yêu cầu các BV phải đầu tư từ 3-5% tiền khám chữa bệnh vào việc nâng cấp cơ sở vật chất, đảm bảo BV xanh sạch đẹp.
Theo ông Liên, dù có quy định nhưng thực tế BV phải tự chủ tài chính nên nhiều BV cũng tiết kiệm chi phí, chưa đầu tư vào công tác vệ sinh theo đúng quy định. Do đó, thời gian tới, Bộ Y tế sẽ kiểm tra gắt gao, có quy định cụ thể hơn để các BV phải chi đúng, chi đủ cho các khoản cần thiết, đặc biệt là công tác nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi, cải thiện NVS bệnh viện và môi trường BV.
Nhà vệ sinh không đạt , BV bị “điểm liệt”Tới đây, trong quá trình kiểm tra, chấm điểm chất lượng BV, Bộ Y tế sẽ coi tiêu chí NVS là tiêu chí đặc biệt quan trọng (coi như điểm liệt), nếu NVS xếp loại 1 và 2 thì chất lượng BV cũng đạt loại kém”. PGS-TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế)
Theo Danviet
Bộ trưởng Bộ Y tế: Giá thuốc giảm mạnh nhờ đấu thầu tập trung
Chiều 3.1, chia sẻ với báo chí về những thành tựu mà ngành y tế đạt được trong năm 2017, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: "Nhờ đấu thầu thuốc tập trung quốc gia, Việt Nam đã hạ giá thành thuốc xuống 17% so với đấu thầu thuốc thông thường, tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng".
"Giá bán buôn bao giờ cũng phải thấp hơn giá bán lẻ, thuốc gần hết bản quyền, sắp sản xuất thuốc generic thông thường không thể giữ giá cao. Do đó, chúng ta phải đàm phán, mặc cả để hạ giá thuốc xuống tốt nhất. Theo kinh nghiệm các nước từng đấu thầu thuốc tập trung, đấu thầu có thể hạ giá thuốc tới 25-30%" - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ với báo chí.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, triển khai Luật Đấu thầu năm 2013, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26.6.2014 và chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã triển khai công tác đấu thầu tập trung thuốc cấp quốc gia đợt 1 cho 21 mặt hàng thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, giảm 16,4% so với giá trúng thầu trung bình năm trước, khắc phục tình trạng chênh lệch giá thuốc trúng thầu giữa các vùng.
Đấu thầu thuốc tập trung quốc gia bao gồm 5 nhóm hoạt chất sử dụng nhiều, giá thành cao và chiếm chi phí lớn trong tổng giá trị thuốc. Đấu thầu thuốc tập trung quốc gia gồm 2 hình thức: đấu thầu thuốc giá cao, bao gồm các biệt dược, thuốc gần hết hạn bản quyền và đàm phán, mặc cả giá.
Nhờ đấu thầu thuốc tốt mà biệt dược chúng ta hạ được 4% giá thành, còn thuốc generic gần 30%, tính trung bình giảm 16,4% so với giá trúng thầu trung bình năm trước, tiết kiệm được hơn 477 tỷ đồng.
Thời gian qua, Bộ Y tế đã tổ chức 3 hội nghị tại 3 miền công bố kết quả trúng thầu để các cơ sở y tế biết về khung giá và các nhà thầu trúng thầu. Các sở y tế tỉnh, thành phố và các bệnh viện căn cứ vào đó để đấu thầu thuốc theo giá đã được trúng thầu, tránh phải mua thuốc giá cao, mua giá chênh lệch quá lớn giữa các tỉnh, các bệnh viện.
Theo quy định, các Sở Y tế, các bệnh viện đều có thể tiếp tục tổ chức đầu thầu thuốc theo nhu cầu của bệnh nhân, chủ động nguồn thuốc cho bệnh viện.
Theo Bộ trưởng, đấu thầu thuốc tập trung quốc gia có nguy cơ là khi cung ứng lượng thuốc lớn có thể nhà thầu sẽ có sơ xuất nào đó mà không đảm bảo lượng thuốc cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, Bộ Y tế đã yêu cầu các nhà thầu ký cam kết đảm bảo cung ứng thuốc, nếu cần có thể liên kết với nhiều hãng thuốc để đáp ứng đủ thuốc.
Tiếp đó, Bộ Y tế đang chuẩn bị thực hiện đàm phán giá thuốc cấp quốc gia: thành lập Hội đồng đàm phán giá thuốc; thẩm định kế hoạch đàm phán giá thuốc đợt 2 gồm 8 mặt hàng thuốc biệt dược gốc quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BYT ngày 5.5.2016, dự kiến hoàn thành trong quý I.2018; xây dựng bổ sung Danh mục biệt dược gốc đã có nhiều thuốc generic thay thế thí điểm hình thức đàm phán giá (dự kiến 139 mặt hàng thuốc).
Đối với đấu thầu trang thiết bị, vật tư, hóa chất, Bộ Y tế đã thành lập Ban Soạn thảo xây dựng thông tư hướng dẫn đấu thầu vật tư y tế tiêu hao, chuẩn bị thí điểm đấu thầu tập trung một số trang thiết bị, vật tư, hóa chất.
Theo Danviet
Vụ cấp cứu 18 bệnh nhân chạy thận: Xem xét 4 nguyên nhân chính Sau 3 ngày xảy ra tai biến y khoa nghiêm trọng khiến 18 bệnh nhân đang chạy thận đồng loạt có biểu hiện nghi sốc, 7 bệnh nhân tử vong, ban giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình yêu cầu các bộ phận liên qua xem xét lại toàn bộ quá trình, đánh giá nguyên nhân gây ra tai biến hàng loạt...