Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo kiểm tra giá nhà ở xã hội
Ngày 19/5, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định thành lập Đoàn kiểm tra công tác đầu tư xây dựng và xây dựng giá bán, giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội.
Trong thời gian qua nhà ở xã hội được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước, giá thành giảm đã giúp hàng nghìn người dân khó khăn về nhà ở tiếp cận được loại hình nhà ở này.
Kiểm tra giá nhà ở xã hội nhằm có giá hợp lý phù hợp với đại đa số người dân thu nhập thấp (ảnh minh họa)
Tuy nhiên, để các dự án nhà ở xã hội trên cả nước không chỉ đảm bảo tiêu chí về chất lượng mà còn phải có giá hợp lý, phù hợp với đại đa số người dân thu nhập thấp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định thành lập Đoàn kiểm tra công tác đầu tư xây dựng và xây dựng giá bán, giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội tại các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Đoàn kiểm tra sẽ do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam làm trưởng đoàn, cùng các đơn vị: Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Cục Hoạt động Xây dựng, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Thanh tra Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng phối hợp thực hiện.
Cụ thể, đoàn sẽ kiểm tra công tác đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật; đồng thời kiểm tra công tác xây dựng giá bán, giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu các Sở Xây dựng thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng lập báo cáo về tình hình đầu tư xây dựng, xây dựng giá bán, giá cho thuê, cho thuê mua của các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn gửi Đoàn kiểm tra trước ngày 30/5/2014.
Hiện nay cả nước đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 98 dự án nhà ở xã hội và tiếp tục triển khai 129 dự án với quy mô xây dựng khoảng 55.000 căn hộ. Trong 98 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng có 35 dự án dành cho người thu nhập thấp, quy mô xây dựng khoảng 18.950 căn hộ; 63 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân với quy mô xây dựng 17.430 căn hộ. Trong 129 dự án nhà ở xã hội đang triển khai xây dựng , có 90 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, quy mô xây dựng khoảng 55.000 căn hộ. Cùng với đó, 39 dự án nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp với quy mô xây dựng khoảng 27.000 căn…
Video đang HOT
Cùng với việc kiểm tra công tác đầu tư xây dựng và xây dựng giá bán, giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội, trước đó (ngày 16/05/2014), Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng đã ra quyết định số 547/QĐ-BXD thành lập đoàn kiểm tra công tác đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng nhà ở phục vụ tái định cư tại các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nhằm đảm bảo chất lượng xây dựng, cũng như việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu đảm bảo chất lượng sống của người dân sống tại các khu nhà ở tái định cư.
Theo Dantri
Bí thư Hà Nội mừng khi "tận mục" chung cư 35m2
"Vào từng khu nhà, thăm từng căn hộ, mục sở thị nhà ở xã hội thấy mừng quá. Tôi 28 năm ở tập thể, chỉ được 24-28m2. Nhà ở xã hội là hướng đi đúng, có bài bản để giải bài toán nhà ở cho người dân", Bí thư Phạm Quang Nghị nói.
Bí thư Thành ủy Hà Nội và Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng có buổi thị sát, kiểm tra nhà ở xã hội tại Khu đô thị Đặng Xá (huyện Gia Lâm, Hà Nội) ngày 14/1.
Tại khu nhà A3D1 9 (đã đưa vào sử dụng gần 2 năm), Bí thư Phạm Quang Nghị và Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng vào thăm nhà ông Nguyễn Hiền (P309, 81 tuổi, cán bộ Ban Tuyên huấn TƯ đã nghỉ hưu). Ông Hiền rất phấn khởi cho biết, từ ngày chuyển về đây sinh sống, ông thấy khỏe hẳn ra vì môi trường trong lành, đỡ ồn ào, bon chen.
Căn hộ tuy diện tích không lớn (gần 60m2) nhưng ông Hiền hết sức hài lòng vì vẫn có 2 phòng ngủ, 2 phòng vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt. Trong nhà có 2 cháu nhỏ gửi ở trường mẫu giáo ngay trong khu đô thị, hàng ngày ông bà đưa đón cháu được.
Vợ chồng người con của ông Hiền hàng ngày đến công sở (trên phố Bà Triệu) bằng xe máy, quãng đường 13-14km, không gần nhưng thu xếp vẫn thấy ổn thỏa.
Bí thư Phạm Quang Nghị và Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thăm, tặng quà gia đình anh Đinh Văn Trung.
Khác với nhà ông Hiếu, gia đình anh Đinh Văn Trung (P229 nhà D7) lại vừa dọn đến ở được 2 ngày trong tòa nhà vừa hoàn thành để kịp bàn giao cho người mua trước Tết Nguyên đán. Có 5 khối nhà 6 tầng (có thang máy, không tầng hầm) với 1.100 căn hộ hoàn thành đợt này, trong giai đoạn 2 của dự án xây dựng nhà ở xã hội tại Đặng Xá.
Vợ chồng anh Trung đều là công nhân sản xuất dây cáp diện đã quyết định mua căn hộ 35m2 (1 phòng ngủ) với giá 310 triệu đồng, được vay một nửa từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng (lãi suất vay năm 2013 là 6%, từ 2014 giảm xuống 5%/năm). Anh Trung cũng hết sức vui mừng vì năm nay chào đón thành viên mới, cháu bé lại được đón Tết ở nhà mới, khang trang, tiện nghi hơn nhiều căn phòng trọ nhỏ xíu ở khu Ngọc Thụy (Long Biên).
Hỏi thêm về vấn đề cơ sở hạ tầng đi kèm trong khu đô thị, Bí thư Thành ủy tỏ ra băn khoăn vì khu vực có dân số sẽ lên đến 3 vạn người mà chưa có trường tiểu học, trung học cơ sở (dù đã được bố trí đất xây dựng). Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng gợi ý chủ đầu tư (TCty Gốm xây dựng VN - Viglacera) bỏ vốn làm 1 trường tiểu học (khoảng 10 tỷ đồng) và giao lại cho địa phương tổ chức, vận hành, quản lý như một trường công lập. Tổng GĐ Viglacera thống nhất quan điểm về vấn đề này.
Nghe chủ đầu tư báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện dự án, Bộ trưởng Xây dựng ghi nhận những nỗ lực của đơn vị để hoàn thành một dự án với thời gian kỷ lục, bàn giao nhà sau 5 tháng, đúng cam kết có nhà cho khách hàng đón Tết. Đánh giá chung, ông Dũng khái quát, các sản phẩm đảm bảo tiêu chí giá cả đúng là nhà ở xã hội (giá bán 8,68 triệu đồng/m2), chất lượng đảm bảo như nhà thương mại.
Theo Bộ trưởng Xây dựng, Chính phủ đã có chiến lược về nhà ở và nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân. Thành phố Hà Nội là địa phương đi đầu trong phát triển đô thị, lĩnh vực nhà ở và phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn... Thực tế, nhu cầu về nhà ở xã hội tại Hà Nội là rất lớn. Theo tính toán, nếu tính theo tiêu chuẩn diện tích nhà ở 8-10m2/đầu người, Hà Nội còn cần gần 130.000 căn hộ, nếu theo tiêu chuẩn 5m2/đầu người thì cũng cần 42.000 căn hộ cho các đối tượng người có thu nhập thấp.
Triển khai theo chương trình nhà ở xã hội đã được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2015, thành phố dự kiến có thêm 12.5000 căn. Hiện nay, thành phố có 30 dự án, trong đó có 18 dự án đã hoàn thành (tương đương 4000 căn hộ đưa ra thị trường), 8 dự án khác sẽ hoàn thành trong năm 2014, 2015. Việc cơ cấu lại các dự án nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội có khả năng mang lại khoảng 11.300 căn hộ nữa.
Phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng xác nhận, là trách nhiệm của Bộ Xây dựng nhưng cũng rất cần sự phối hợp của thành phố.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị ghi nhận sự nỗ lực của doanh nghiệp, chỉ trong một thời gian đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Với cách làm như hiện nay, mục tiêu mà đại hội đảng bộ thành phố đặt ra là đến cuối nhiệm kỳ xây dựng được 15.000 căn sẽ hoàn thành.
Ông Nghị chia sẻ: "Vào từng khu nhà, thăm từng căn hộ, mục sở thị cuộc sống của người dân trong nhà ở xã hội bây giờ thấy mừng quá. Tôi 28 năm ở tập thể theo "suất" của các cụ thân sinh, trước khi làm Bộ trưởng Văn hóa (2001) cũng chưa có một mét nhà nào của mình. Ở tập thể thời đó, tầm đến cục trưởng, viện trưởng mới được phân nhà 24-28m2. Nhà đến 35m2 là phải cán bộ "to" lắm rồi".
Bộ trưởng Xây dựng và Bí thư Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư và huyện Gia Lâm phối hợp bàn việc xây trường tiểu học tại Đặng Xá.
Bí thư Thành ủy cho rằng, nhà ở xã hội đã và đang là vấn đề lớn, cấp thiết. Có thể nói, nhà ở là vấn đề đại sự đối với từng gia đình, cũng là việc đại sự của thành phố và cả nước, khi mà người dân ăn đã đủ no, mặc đã đủ ấm, thậm chí có thể tính đến chuyện "ăn ngon mặc đẹp". Vậy nên bài toán như Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng nêu ra về việc làm sao xây dựng được chính sách để giải quyết việc này, để giúp người dân có được nhà ở, Bí thư Phạm Quang Nghị đánh giá là không hề đơn giản.
Hà Nội từng có những chương trình như tạo cơ chế để mỗi cơ quan, đơn vị được xin đất, tự đầu tư, xoay sở để lo nhà cho cán bộ nhưng cách làm này cũng manh mún, hiệu quả không cao và khó quản lý. Chương trình cải tạo chung cư cũ đến nay cũng hết sức gian nan, người dân vẫn phải chịu khổ ở những căn hộ xuống cấp thê thảm mà thành phố thì đau đầu vì tai tiếng.
"Xây dựng được cơ chế, chính sách để hỗ trợ cả người dân mua nhà và khuyến khích nhà đầu tư làm nhà ở xã hội chính là hướng đi đúng, có bài bản để giải bài toán nhà ở cho người dân, vừa không phải lo trở lại thời bao cấp nhà ở như ngày xưa, cũng không để thị trường tự điều chỉnh theo hướng kinh doanh thương mại thuần túy" - Bí thư Hà Nội đánh giá.
Phát triển nhà ở xã hội như chiến lược Bộ Xây dựng đưa ra, theo Bí thư Phạm Quang Nghị, là giải pháp mang lại lợi ích cho các bên (người dân, nhà đầu tư, nhà nước), là chính sách đúng và đang đi vào cuộc sống nên cần quyết tâm đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý, đề nghị cách làm cần bài bản, rà soát kỹ xem tổng nhu cầu về nhà tại nội thành là bao nhiêu. Trên cơ sở đó xác định quỹ đất để triển khai. Song, cần tránh chỗ nào cũng cấy phép xây dựng nhà ở xã hội. Để tránh cấp phép tràn lan cần lựa chọn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có tiềm năng về vốn, đủ năng lực và uy tín.
P.Thảo
Theo Dantri
Đà Nẵng khánh thành đường vành đai nghìn tỉ Nhân kỷ niệm 124 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 19/5, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức lễ khánh thành đường vành đai phía Nam TP Đà Nẵng; đây là công trình thuộc dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên trị giá 1.000 tỉ đồng. Công trình được khởi công vào tháng 6/2012 gồm 2...