Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà: Tôi cũng ăn nước sông Đà nhiễm dầu 3 ngày
Bên hành lang Quốc hội chiều 22-10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết ông cũng có 3 ngày sử dụng nguồn nước sông Đà bị nhiễm dầu, đồng thời cho rằng bán thuốc giả bị xử phạt tù thì việc cung cấp nước bẩn cũng có thể bị phạt tù.
Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 22-10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà cho biết từ vụ ô nhiễm nguồn nước sạch tại Nhà máy nước sạch sông Đà (Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà – Viwasupco), cần xem xét ở nhiều khía cạnh.
Thứ nhất là việc thiếu chủ động ban hành cơ chế chính sách, quy định liên quan đến việc bảo vệ nguồn nước. Thứ hai là việc thực thi chính sách pháp luật của doanh nghiệp. Cuối cùng là khi chuyển dịch vụ cung cấp nước sạch từ nhà nước sang tư nhân thì có những mặt tích cực nhưng cũng đã xuất hiện những bất cập. Cụ thể, là sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước địa phương và doanh nghiệp tư nhân trong vấn đề bảo vệ an toàn nguồn nước chưa có quy định và quy trách nhiệm cho ai.
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho biết ông cũng sử dụng nước sạch sông Đà nhiễm dầu trong 3 ngày
Theo ông Trần Hồng Hà, bài toán về quy hoạch phương án sử dụng và điều tra đánh giá trữ lượng nguồn nước đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng nếu chúng ta để tình trạng quản lý lỏng lẻo và trách nhiệm nhà cung cấp nước kém ý thức như vụ việc nước sông Đà vừa qua thì không thể loại trừ kịch bản nào xảy ra.
Người đứng đầu Bộ TN-MT cho biết những suy nghĩ, lo lắng của người dân cũng chính là suy nghĩ của ông. “Tôi cũng ăn nước đó mất 3 ngày. Bây giờ không cần phải bàn, mà việc cần làm là đưa ra giải pháp đúng đắn kịp thời, họ đã không chú ý đến sức khỏe và không lường hết được vấn đề thiệt hại gây ra cho hàng triệu người dân”- ông Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Trước ý kiến của người dân về việc Viwasupco đến nay vẫn chưa có bất cứ lời xin lỗi nào sau sự cố, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết hiện nay chúng ta có đầy đủ quy định pháp luật để xử lý hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
Video đang HOT
“Đối với một doanh nghiệp đưa sản phẩm bẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, ở đây là thương mại về nước, kinh doanh dịch vụ, sản phẩm nước mà biết đã ô nhiễm vẫn cung cấp thì đối với các hộ sử dụng nước – bên ký hợp đồng mua có thể khởi kiện”- ông Trần Hồng Hà khẳng định.
Về khía cạnh sức khỏe của người dân khi sử dụng sản phẩm chính là nước bẩn, ông Trần Hồng Hà dẫn chứng bán thuốc giả bị xử phạt tù thì việc cung cấp nước bẩn cũng có thể bị phạt tù. Do đó, Bộ trưởng Bộ TN-MT cho rằng cần chờ kết quả điều tra thì mới có thể đưa ra kết luận.
“Tôi cho rằng những người tham gia việc đổ dầu thải và cung cấp nước bẩn là những người chúng ta phải xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật”- ông Trần Hồng Hà nói.
Minh Phong
Theo Nguoilaodong
Cấp bách giải quyết sạt lở, sụt lún đất và xâm nhập mặn vùng ĐBSCL
Ông Hoàng Văn Bẩy cho biết cần điều tra, khoanh định các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất, trước hết tập trung khoanh định các khu vực cần hạn chế do khai thác quá mức.
Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại diễn đàn. (Ảnh: Xuân Dự/TTXVN)
Giải quyết hiệu quả tình trạng sạt lở ven sông, biển, sụt lún đất và xâm nhập mặn là nội dung chính của Diễn đàn chuyên đề Quản lý tài nguyên nước, lũ lụt, xâm nhập mặn, ứng phó với sụt lún, sạt lở ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Diễn đàn do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18/6.
Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò vô cùng quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên Đồng bằng sông Cửu Long đang chịu tác động của hoạt động khai thác, sử dụng nước gia tăng từ các quốc gia thượng nguồn sông Mekong.
Khu vực đồng bằng đang phải đối mặt với áp lực tăng dân số và phát triển kinh tế dẫn đến nhu cầu sử dụng nước tăng, nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt; phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông chưa gắn kết được với nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước và sụt lún đất. Tác động của biến đổi khí hậu gây ra những hệ lụy cho đồng bằng những năm gần đây như diễn biến lũ bất thường; hạn hán gia tăng; mặn xâm nhập sâu vào cả nguồn nước mặt và nước ngầm; sụt lún đất diễn ra trên diện rộng; sạt lở bờ sông, bờ biển xảy ra trên hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, năm 2017 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, nêu rõ các quan điểm, định hướng phát triển tài nguyên nước, ứng phó thiên tai cho Đồng bằng sông Cửu Long. Nghị quyết 120 đã chuyển đổi căn bản quan điểm về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, lấy tài nguyên nước làm cốt lõi và phải thích ứng với diễn biến tài nguyên nước, thiên tai, tôn trọng quy luật tự nhiên.
Trên cơ sở các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 120 và kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết; trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để quản lý tài nguyên nước hiệu quả, ứng phó với lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, sạt lở đang diễn ra ngày càng phức tạp, khó kiểm soát và tập trung nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.
Một trong những vấn đề nghiêm trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long là sụt lún đất, sạt lở bờ sông, biển. Ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết đến năm 2018, Đồng bằng sông Cửu Long có 562 vị trí bờ sông, bờ biển bị sạt lở với tổng chiều dài 786km, trong đó có 42 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm với tổng chiều dài 149km. Sạt lở không những diễn ra trong mùa mưa mà còn xuất hiện cả mùa khô, ở các tuyến sông chính cho đến các hệ thống kênh, rạch với mức độ ngày càng nhiều và nguy hiểm, điểm nguy hiểm nhất thuộc tỉnh Cà Mau với chiều dài 14km.
Đề xuất giải pháp ứng phó với tình trạng sụt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, ông Hoàng Văn Bẩy cho biết cần điều tra, khoanh định các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất, trước hết tập trung khoanh định các khu vực cần hạn chế do khai thác quá mức. Trên cơ sở đó các địa phương sẽ phê duyệt, công bố và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất ở địa phương mình theo quy định.
Ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình bày giải pháp ứng phó với sụt lún đất. (Ảnh: Xuân Dự/TTXVN)
Bên cạnh đó, đơn vị chức năng cần lập bản đồ phân vùng lún cho toàn vùng trên cơ sở sử dụng công nghệ ảnh viễn thám qua các thời kỳ, tích hợp với bản đồ ngập mặn do tác động của nước biển dâng toàn vùng làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp thích nghi, ứng phó với nguy cơ ngập mặn do tác động kép của nước biển dâng và sụt lún đất.
Ngoài ra, để từng bước hạn chế khai thác nước dưới đất, đơn vị chức năng cần tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nước sạch nông thôn, trong đó cần đầu tư, xây dựng hệ thống cấp nước tập trung nông thôn khai thác từ nguồn nước mặt nhằm giảm dần việc khai thác nước dưới đất.
Không chỉ sạt lở, Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang đối diện với những tác động nghiêm trọng của tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết vào các tháng mùa khô, Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động mạnh bởi xâm nhập mặn, đây là đặc tính của vùng. Mức độ xâm nhập hàng năm có tính quy luật tương đối rõ rệt. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nguồn nước thượng lưu sông Mekong về Đồng bằng sông Cửu Long đã thay đổi quy luật tự nhiên bởi việc xây dựng, vận hành các hồ chứa thủy điện thượng lưu, dẫn đến xâm nhập mặn có những thay đổi lớn, gây khó khăn lớn trong việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Theo ông Trần Quang Hoài, để giải quyết xâm nhập mặn, cần rà soát kế hoạch phòng chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long; chủ động nâng cao khả năng dự báo lũ, xâm nhập mặn làm cơ sở để chỉ đạo điều chỉnh mùa vụ sản xuất. Cùng với đó phát hiện và xử lý kịp thời trên 160 vị trí cống bọng, bờ bao bị thấm, rò rỉ nước tại tỉnh An Giang; cắm 186 biển cảnh báo sạt lở; gia cố hơn 580km bờ bao, đắp 207 đập ngăn lũ tại Kiên Giang; gia cố, tôn cao hơn 64km đê bao bảo vệ an toàn hơn 30.000ha lúa Hè Thu tại Long An; chủ động xả lũ lấy nước vào ô bao để lấy phù sa, vệ sinh đồng ruộng với diện tích trên 141.351ha tại An Giang và Đồng Tháp.
Quang cảnh diễn đàn. (Ảnh: Xuân Dự/TTXVN)
Ở góc độ địa phương chịu nhiều tác động của sạt lở ven biển, ông Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, cho biết tình trạng sạt lở ven biển, ven sông tại Cà Mau ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, khó lường. Tỉnh đã áp dụng nhiều biện pháp phòng chống sạt lở, cả giải pháp công trình và phi công trình, xử lý khắc phục sạt lở nhiều vị trí xung yếu với chiều dài gần 29km. Các đoạn kè gây bồi tạo bãi đã tạo được bãi bồi ven biển phía bên trong kè, khôi phục hàng trăm ha rừng phòng hộ ven biển. Hiện có nhiều doanh nghiệp đăng ký đầu tư các dự án phát triển dịch vụ du lịch, dịch vụ thương mại ven biển.
Để thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư bảo vệ bờ biển, các đại biểu tham dự diễn đàn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép giao đất cho doanh nghiệp với thời gian từ 50-70 năm và cho chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích đất rừng phòng hộ bên trong sau khi doanh nghiệp đầu tư kè tạo bãi và trồng rừng diện tích tương ứng phía ngoài.
Nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề, các tỉnh vùng ven biển chưa cân đối được ngân sách, hàng năm vẫn còn phải tiếp nhận sự hỗ trợ của Trung ương. Vì vậy các đại biểu cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính không áp dụng cơ chế vay lại các dự án ODA đối với các dự án ứng phó thiên tai theo quy định tại khoản 2, Điều 1, Nghị định số 52/2017/NĐ của Chính phủ do đây là các dự án không trực tiếp sinh lợi khi đầu tư./.
Theo Nguyễn Xuân Dự (TTXVN/Vietnam )
Nồng độ bụi mịn chỉ "hơi vượt" Kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số thành phố lớn trong những năm gần đây cho thấy chất lượng không khí đã được cải thiện rõ rệt - đó là một nội dung trong Báo cáo mà Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà vừa thay mặt Chính phủ ký, gửi đến Quốc hội. Lượng...