Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Tôi mới hứa một lần”
“Báo cáo với Quốc hội là tiến độ cấp Giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất tôi mới hứa một lần thôi, còn người tiền nhiệm đã hứa một số lần rồi. Hiện chúng tôi đang phấn đấu quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội giao” – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang nói tại phiên chất vấn chiều 20/8.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang trong phiên chất vấn chiều 20/8
Sai phạm trong cấp giấy phép đều do địa phương
Tại phiên chất vấn của Quốc hội đối với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang chiều 20/8, nhiều đại biểu đã lên tiếng về tình trạng sai phạm tràn lan trong việc cấp phép khai thác khoáng sản dẫn đến tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đại biểu Danh Út, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc đánh giá việc quản lý đối với lĩnh vực khai thác khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường là có tiến bộ, nhưng việc cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản có quá nhiều vi phạm Luật Khoáng .
Theo đó, trong 957 giấy phép có từ 50% trở lên vi phạm luật khoáng sản như: Cấp phép thăm dò khoáng sản trong khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng không thông qua hình thức lựa chọn các tổ chức, cá nhân, vi phạm điểm 3, điều 36 và khoản 2, điều có 128/163 giấy phép, chiếm 78,57%;cấp phép khi hồ sơ không có giấy chứng nhận đầu tư, vi phạm khoản 1 điều 59, có 345/682 giấy phép,chiếm 50,59% hoặc cấp phép không đúng thẩm quyền, cấp phép nhưng không có đánh giá tác động môi trường…
Video đang HOT
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang thừa nhận, cấp phép khai thác, thăm dò khoáng sản sau khi luật đất đai có hiệu lực từ 1/7/2011 đến nay, mặc dù có chuyển biến tích cực nhưng tình hình còn rất phức tạp. Qua công tác thanh tra, kiểm tra năm 2013 cho thấy, trong tổng số hơn 700 giấy phép vi phạm thì có 113 giấy phép không đúng thẩm quyền; 37 giấy phép được cấp khi chưa có quy hoạch được duyệt; số cấp giấy phép không đúng ngành nghề kinh doanh khai thác khoáng sản là 52; Cấp phép thăm dò khoáng sản trong khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản là 128; cấp phép khi không có dự án đầu tư được phê duyệt là 196; cấp phép khi không có giấy chứng nhận đầu tư dự án là 345; cấp phép chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường là 29 và cấp phép khi chưa phê duyệt trữ lượng khoáng sản là 196.
“Nguyên nhân dẫn đến sai phạm có nhiều, sau khi kiểm tra, chúng tôi đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý. Chính phủ đã đề nghị 9 tỉnh thu hồi giấy phép cấp không đúng quy định; 10 tỉnh bổ sung điều chỉnh quy hoạch trong khu vực hoạt động khoáng sản được cấp phép; đề nghị 11 tỉnh tạm đình chỉ khai thác, cấp giấy phép tại những khu vực chưa có kết quả thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản. Thủ tướng yêu cũng cầu Chủ tịch UBND các tỉnh đến 30/11/2013, các tỉnh có những vi phạm nói trên phải có báo cáo kết quả xử lý sai phạm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ được giao nhiệm vụ giám sát vụ này” – Bộ trưởng báo cáo.
Về trách nhiệm đối với các sai phạm nói trên, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang khẳng định: “Sai phạm chủ yếu là ở địa phương, trong đó có những địa phương đã cố tình làm trái. Còn ở trên này ( Bộ Tài nguyen và Môi trường – PV) số giấy phép cấp rất ít và theo đúng quy định của pháp luật”.
Đồng ý với Bộ trưởng về việc cấp giấy phép sai chủ yếu là trách nhiệm của các địa phương, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Bộ trưởng cung cấp danh sách các địa phương cấp giấy phép sai để đại biểu Quốc hội tiếp tục giám sát. Phó Chủ tịch cũng lưu ý Bộ Tài nguyên và Môi trường phải thấy được trách nhiệm quản lý nhà nước của mình là đã không kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý những sai phạm đó.
Cấp giấy chứng nhận: “tôi mới hứa một lần”
Tại phiên họp, nhiều đại biểu đã lên tiếng chất vấn về tiến độ cấp giấy phép quyền sử dụng đất còn chậm và đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm điều hành của mình.Trả lời về vấn đề nóng bỏng này, Bộ trưởng cho biết đang “hết sức lo lắng”.
“Vấn đề này chúng tôi đã quán triệt, Chính phủ cũng hết sức quan tâm chỉ đạo. Chúng tôi cũng đang hết sức lo lắng nếu cuối năm mà không đạt được chỉ tiêu mà Quốc hội giao cho thì tình hình rất gay go. Nhưng báo cáo với Quốc hội là tình hình cấp giấy phép này tôi mới hứa một lần thôi, còn người tiền nhiệm đã hứa một số lần rồi.” – Bộ trưởng phân bua và cho biết “đang phấn đấu quyết tâm hoàn thành cơ bản cấp giấy chứng nhận lần đầu đạt 80%”.
Tham gia giải trình thêm các nội dung liên quan, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, hiện còn 63 vụ khiếu nại tồn đọng kéo dài liên quan đến đất đai đang tiếp tục được giải quyết. Song song với giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai, chính quyền địa phương cũng đã xem xét khôi phục quyền lợi cho dân, dùng ngân sách hỗ trợ cho các hộ khó khăn và sửa sai đối với những trường hợp giải quyết không đúng. Các địa phương đã khôi phục quyền công dân với số tiền 1.388 tỷ đồng, 34ha đất, 24 nền nhà tái định cư.
Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Quốc hội và các cấp, các ngành ngoài chuẩn bị sửa đổi Luật Đất đai cần điều chỉnh cơ chế chính sách liên quan, vì đây chính là nguyên nhân dân dẫn đến khiếu nại đông người.
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Nhiều 'tư lệnh' ngành tham gia trả lời chất vấn vào ngày mai
Các buổi chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra sớm hơn một ngày so với dự kiến. Nhiều bộ trưởng, trưởng ngành sẽ cùng tham gia với hai bộ trưởng Tư pháp và Tài nguyên Môi trường.
Theo kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 20/8, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường sẽ trả lời về trách nhiệm trong việc tham mưu xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các bộ, ngành; việc ban hành, chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang (trái) và Bộ trưởng Hà Hùng Cường. Ảnh: Nguyễn Hưng - Hoàng Hà.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang trả lời về trách nhiệm quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên, khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường; kết quả triển khai việc giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tình trạng sử dụng đất lãng phí; việc xử lý tồn đọng khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Tham gia cùng với Bộ trưởng Tài nguyên là bộ trưởng các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Công an và Tổng thanh tra Chính phủ.
Phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp; đồng thời kết nối truyền hình trực tuyến với 63 đoàn đại biểu Quốc hội. Tham dự phiên chất vấn tại phòng họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội có tất cả đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương, đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng trung ương Đảng, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các vị bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan đến nội dung chất vấn.
Tại địa phương, thành phần tham dự phiên chất vấn sẽ do các đoàn đại biểu Quốc hội chủ động mời theo tình hình thực tế.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hai bộ trưởng được chọn trả lời chất vấn trực tiếp lần này dựa trên cơ sở chất vấn của đại biểu Quốc hội, kết hợp xem xét các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5 vừa qua cùng những chất vấn đối với các vị bộ trưởng, trưởng ngành chưa có điều kiện trả lời trực tiếp tại kỳ họp.
Theo Nguyễn Hưng
Chất vấn Bộ trưởng Tư pháp, Tài nguyên vào tuần tới Trong ngày làm việc cuối cùng của phiên họp tháng 8, Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức chất vấn hai vị tư lệnh ngành Tư pháp và Tài nguyên Môi trường. Sáng nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp kéo dài 10 ngày với nội dung liên quan tới việc bàn thảo các văn bản luật, cho ý...