Bộ trưởng Bộ Nội vụ cam kết sửa quy định chứng chỉ tin học, ngoại ngữ
“Tôi thấy rất phiền hà. Xin hứa với Quốc hội, chúng tôi sẽ sửa quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để không còn là gánh nặng với cán bộ”.
Là một trong những đại biểu đầu tiên đặt câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, sáng 7/11, bà Nguyễn Thị Phúc (đoàn Hưng Yên) nêu tình trạng việc tổ chức thi, xét thăng hạng, nâng ngạch công chức, viên chức chưa rõ ràng, có nhiều bất cập, nhất là yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Vì yêu cầu đủ thủ tục nên cán bộ công chức, viên chức phải đi học nhưng theo kiểu đối phó nên chất lượng chứng chỉ không thực chất. Nhiều ngành nghề chưa thực sự cần chứng chỉ này nên mục đích chỉ là đủ điều kiện để thi xét nâng ngạch, gây tốn kém.
“Xin Bộ trưởng cho biết có hay không tình trạng này? Làm thế nào để khắc phục và có nên bỏ quy định này khi thi xét nâng ngạch hay không?” – đại biểu Phúc chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, qua dư luận báo chí, phản án của cử tri và nhất là từ công chức, viên chức thì “tôi thấy rất phiền hà về văn bằng chứng chỉ. Không chỉ thi thăng hạng hay xét nâng ngạch đâu các đồng chí, mà còn ở quy trình bổ nhiệm. Nhiều quá!”.
Nhấn mạnh quy định về tiêu chuẩn văn bằng chứng chỉ này có từ năm 1993, ông Lê Vĩnh Tân nêu quan điểm: “Tôi nghĩ hai mươi mấy năm rồi thì phải sửa chứ. Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm này. Một quyết định mà 20 năm không sửa, để thủ tục rườm rà. Chúng tôi cam kết sẽ sửa vào năm 2020 sau khi Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức được sửa đổi. Thực hiện quy trình bổ nhiệm, thăng hạng, xét nâng ngạch… đúng theo quy định của Đảng, không thêm bất cứ một hồ sơ nào”.
Người đứng đầu ngành Nội vụ cũng cho rằng có nhiều cách kiểm soát chất lượng công chức, viên chức. Có thể sát hạch trên máy tính mà không cần văn bằng gì. Phương pháp này có thể thực hiện để để bớt đi thủ tục hành chính vì hiện nhiều, thiên về hậu kiểm là chính và phải thực chất.
Dẫn Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19 nêu rõ chuẩn văn bằng ngoại ngữ phù hợp với từng vị trí việc làm, từng vị trí có chứng chỉ văn bằng khác nhau nên sắp tới sửa lại. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Nghị quyết 26 là phải có tỷ lệ nhất định làm việc trong môi trường quốc tế, nên từ cấp vụ trở lên phải đủ điều kiện.
Video đang HOT
“Xin hứa với Quốc hội, sau khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ công chức ban hành thì chúng tôi sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức mà đi vào thực chất” – Bộ trưởng Bộ Nội vụ cam kết./.
Theo VOV
Quỳnh Lưu đi trước, về sau trong xây dựng trường chuẩn quốc gia
Quỳnh Lưu giai đoạn trước là địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ I và từ mức độ I lên mức độ II; song hiện tại công tác này đang chững lại, xếp thứ 16 toàn tỉnh.
Chiều 31/10, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh có cuộc làm việc với UBND huyện Quỳnh Lưu theo chương trình giám sát công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội chủ trì cuộc làm việc. Ảnh: Mai Hoa
Nợ chuẩn khó trả
Buổi sáng, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh tiến hành giám sát việc xây dựng trường chuẩn tại một số trường học trên địa bàn. Thông qua giám sát, vấn đề mà đoàn giám sát băn khoăn nhất là khuôn viên, sân chơi, bãi tập chưa đảm bảo.
Đơn cử tại Trường THPT Quỳnh Lưu 1, thời điểm được công nhận đạt chuẩn năm 2018 đang nợ về diện tích, nhưng đến nay vẫn chưa trả nợ, mặc dù đến thời điểm này trường đã hết thời hạn đạt chuẩn và đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện để thẩm định công nhận lại trường chuẩn.
Hiện tại quy mô Trường THPT Quỳnh Lưu 1 có gần 1.700 học sinh nhưng tổng diện tích khuôn viên chỉ 15.300m2.
Hệ thống máy tính tại Trường THPT Quỳnh Lưu 4 cũ kỹ, hư hỏng nhiều. Ảnh: Mai Hoa
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học ở các bộ môn lạc hậu; công năng sử dụng phòng Tin học và Ngoại ngữ trong trường THPT chưa cao.
Tại Trường THPT Quỳnh Lưu 4, mặc dù được trang bị phòng học tiếng có cabin, tai nghe, nhưng qua kiểm tra lịch học 10 tuần thì có 2 tuần không sử dụng tiết nào, có 2 tuần thì mỗi tuần sử dụng 2 tiết.
Tại Trường THPT Quỳnh Lưu 1, qua khảo sát ở một lớp khối 11, từ đầu năm học đến nay đã có 8 bài Tin học, nhưng hôm nay mới có tiết thực hành đầu tiên.
Công trình vệ sinh cũng là vấn đề đáng bàn, khi quy mô học sinh ở Trường THPT Quỳnh Lưu 1 gần 1.700 học sinh, nhưng chỉ có 2 dãy vệ sinh dành cho nam và nữ, mỗi dãy có 8 ô.
Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu Hoàng Văn Bộ cho biết, trong tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia hiện nay, khó khăn nhất là cơ sở vật chất, hiện đang có hơn 30 phòng học tạm, phòng học mượn. Ảnh: Mai Hoa
Tại Trường THPT Quỳnh Lưu 4, trước mỗi phòng học đặt 1 thùng rác di động chứa đầy rác, vừa mất vệ sinh môi trường, vừa không đảm bảo mỹ quan.
Tại xã Quỳnh Thuận, trường mầm non dù đã được công nhận trường chuẩn, nhưng diện tích và các phòng chức năng chưa đảm bảo; 2 trường tiểu học, THCS đều đã đạt chuẩn và đầu tháng 9/2019 vừa sáp nhập thành trường phổ thông 2 bậc học cũng đang đặt ra nhiều khó khăn để tiếp tục xây dựng trường đạt chuẩn.
Khắc phục tình trạng đi trước, về sau
Buổi chiều, thông qua cuộc làm việc, các thành viên đoàn giám sát đánh giá cao sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và kiểm tra, thẩm định công nhận lại trường đạt chuẩn. Công tác xã hội hóa được triển khai tốt, trong vòng 5 năm, từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2018 - 2019, huyện đã huy động được gần 73 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Tuy nhiên, vấn đề được các thành viên đoàn giám sát quan tâm, Quỳnh Lưu giai đoạn trước là địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng trường chuẩn mức độ I và từ mức độ I lên mức độ II, song hiện tại công tác này đang chững lại.
Toàn huyện hiện có 73/105 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chiếm 69,5%. So mặt bằng chung toàn tỉnh, Quỳnh Lưu xếp thứ 16, trong đó chỉ đứng trước 4 huyện 30a.
Đặc biệt trong số 69 trường mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn được huyện thống kê đã có 17 trường học đã quá thời hạn được công nhận đạt chuẩn (theo quy định, trường đạt chuẩn chỉ có thời gian 5 năm kể từ ngày được công nhận). Trên địa bàn huyện cũng đang còn hơn 30 phòng học tạm và mượn.
Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thu Hường phát biểu kết luận buổi làm việc. Ảnh: Mai Hoa
Từ thực tiễn đó, kết luận tại cuộc làm việc, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thu Hường đề nghị UBND huyện Quỳnh Lưu tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, nâng cao chất lượng các trường đã đạt chuẩn gắn với trả nợ chuẩn, tránh tình trạng nợ chuẩn cũ chưa trả lại thêm một số tiêu chí về cơ sở vật chất tiếp tục xuống cấp theo thời gian.
Gắn với đó, huyện cần rà soát các trường đạt chuẩn trong thời hạn để có kế hoạch củng cố các tiêu chuẩn, tránh rớt chuẩn khi đến thời hạn công nhận lại; đồng thời có kế hoạch, lộ trình để công nhận lại các trường hết hạn chuẩn.
Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh cho rằng, hai nội dung cốt lõi trong xay dựng trường chuẩn quốc gia, đó là cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục; bởi vậy, huyện Quỳnh Lưu cần có sự tập trung huy động mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm để xây dựng cơ sở vật chất; quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, trong đó cần lưu tâm chất lượng giáo viên Tin học, Ngoại ngữ.
Bên cạnh đó quan tâm chỉ đạo các trường xây dựng môi trường các nhà trường xanh - sạch - đẹp; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các trường tổ chức bán trú; an toàn giao thông các trường học....
Mai Hoa
Theo baonghean
Bến Tre: Rà soát tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên Đảm bảo đến hết năm 2020, tất cả cán bộ quản lý, giáo viên tại Bến Tre phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm. Ảnh minh họa/internet Sở GD&ĐT Bến Tre vừa có văn bản yêu cầu các phòng GD&ĐT, các trung tâm GDNN-GDTX, các đơn vị trực thuộc Sở rà soát lại các tiêu...